Với tình hình cung - cầu trong nước khá thuận lợi, diễn biến thị trường quốc tế chưa có gì bất thường, gần như chắc chắn tỷ giá sẽ không biến động quá lớn trong năm tới.
TS. Nguyễn Tú Anh, Phó vụ trưởng Vụ CSTT, NHNN.
Tỷ giá cuối năm và trong năm tới (2018) sẽ ổn định, điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) vẫn ưu tiên hàng đầu là đảm bảo được ổn định KTVM. TS. Nguyễn Tú Anh, Phó vụ trưởng Vụ CSTT, NHNN trả lời phỏng vấn của Thời báo Ngân hàng.
- Ông có thể cho biết diễn biến tỷ giá từ đầu năm đến nay?
TS. Nguyễn Tú Anh: Kinh tế đang trên đà tăng trưởng nhanh hơn. Thông thường quý IV, kinh tế tăng trưởng không thấp hơn quý III nên quý IV này chỉ cần tăng trưởng như quý III thì sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng cả năm. Các dự báo đều khá thống nhất khi cho rằng, lạm phát cả năm 2017 chỉ xấp xỉ 4%. Để duy trì KTVM ổn định, kiểm soát tốt lạm phát, tạo tiền đề cho tăng trưởng bền vững trong dài hạn thì không nên tạo ra những đợt tăng tín dụng đột biến, mà cần bám sát theo diễn biến của thị trường, khả năng đáp ứng của nguồn cung và sức hấp thụ của bên cầu. Do đó, dự kiến, tăng trưởng tín dụng cả năm 2017 sẽ không tăng đột biến so với kế hoạch.
Trên thị trường ngoại hối, năm nay có một thuận lợi là trạng thái ngoại tệ khá tốt nên NHNN đã tăng mua ngoại tệ trong những tháng vừa qua, đồng thời NHNN cũng theo sát thị trường trong nước để sẵn sàng can thiệp kịp thời những tác động của hoạt động mua ngoại tệ thông qua các công cụ tiền tệ và thị trường OMO. Cho đến nay thì thị trường không có những diễn biến bất thường.
- Nhưng khả năng lớn là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất vào tháng 12 tới?
Hiện, NHNN không neo tỷ giá vào đồng USD mà thực hiện cơ chế tỷ giá trung tâm, tức là làm sao vừa cân đối được cung – cầu ngoại tệ trong nước, biến động của 8 ngoại tệ trên thị trường quốc tế và diễn biến KTVM.
Trên thị trường quốc tế, trong những tháng cuối năm, có một yếu tố được nhiều người nói đến là khả năng Fed sẽ tăng lãi suất và có thể làm tăng giá đồng USD. Tuy nhiên, việc tăng lãi suất này cần được nhìn nhận ở góc độ là các đồng tiền chính khác như của EU, Anh, Nhật… cũng có chiều hướng mạnh lên. Lý do vì NHTW ở các nền kinh tế này bắt đầu có xu hướng hạn chế chính sách nới lỏng tiền tệ thông qua việc giảm nhanh lượng mua tài sản (tức là sẽ hạn chế bơm tiền ra) và đều tuyên bố đến 2018 sẽ chuyển trạng thái mua ròng tài sản về bằng 0.
Điều đó cho thấy, Fed và các NHTW lớn bắt đầu đi cùng hướng trong CSTT. Như vậy, dù đồng USD có thể mạnh lên nhưng các đồng tiền mạnh khác cũng mạnh lên nên khả năng biến động giá trị của đồng USD so với các đồng tiền khác (chỉ số USD Index) sẽ không thay đổi nhiều, hàm nghĩa là ảnh hưởng của Fed tăng lãi suất đến tỷ giá ở Việt Nam nhiều khả năng sẽ không lớn.
NHNN sẽ tiếp tục bám sát diễn biến của thị trường để chủ động điều chỉnh các diễn biến bất thường nếu có.
Khả năng Fed tăng lãi suất vào cuối năm được đánh giá là lên đến hơn 96%, nhưng biến động về giá các đồng tiền trong thời gian qua không nhiều, đồng USD có hồi phục từ cuối tháng 9 nhưng vẫn ở mức thấp. Bên cạnh đó, sự đảo chiều ngoạn mục của cán cân thương mại đã giúp cải thiện mạnh mẽ cán cân vãng lai giảm mạnh áp lực về cầu ngoại tệ cuối năm (mà theo mùa vụ thường tăng cao hơn).
Các mô hình dự báo của NHNN và một số NHTM cũng cho thấy, cán cân tổng thể sẽ tiếp tục thặng dư lớn. Từ hồi tháng 6 khi thâm hụt thương mại đang ở mức cao nhưng các dự báo vẫn cho thấy, cán cân tổng thể có khả năng thặng dư khoảng 2 tỷ USD nay đã có chuyển biến rất nhanh ở cán cân thương mại và giải ngân FDI tăng nhanh thì khả năng cán cân tổng thể sẽ thặng dư vượt xa mức 2 tỷ USD.
NHNN sẽ tiếp tục bám sát diễn biến của thị trường và trạng thái ngoại tệ của các NHTM để chủ động điều chỉnh các diễn biến bất thường nếu có. Với tình hình cung - cầu trong nước khá thuận lợi, diễn biến thị trường quốc tế chưa có gì bất thường, gần như chắc chắn tỷ giá sẽ không biến động quá lớn.
- Và định hướng cho tín dụng ngoại tệ như thế nào, thưa ông?
Để chống đô la hóa thì cần tiếp tục giảm dần tín dụng ngoại tệ và chuyển dần sang quan hệ mua – bán. Điều này đòi hỏi phải có lộ trình chứ không thể diễn ra trong ngày một ngày hai. Như đến thời điểm này, tín dụng ngoại tệ tăng nhưng chủ yếu là do tín dụng ngắn hạn vì xuất và nhập khẩu tăng mạnh đến 2 con số. Trong khi đó tín dụng ngoại tệ trung, dài hạn thì tiếp tục giảm và đang theo đúng lộ trình.
Khi KTVM ổn định, cộng với lạm phát ở mức thấp thì nhu cầu găm giữ ngoại tệ giảm đi. Đó là điều kiện tốt để chuyển từ quan hệ tín dụng sang mua bán ngoại tệ trong tương lai.
- Ông có thể cho biết dự báo tăng trưởng và định hướng điều hành chính sách tiền tệ năm tới?
Chúng tôi dự báo GDP năm 2018 sẽ đạt mức tăng trưởng từ 6,5-6,7% vì sẽ có điều kiện thuận lợi hơn từ cả bên trong và bên ngoài. Thương mại toàn cầu và kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục phục hồi khá vững chắc và nhiều khả năng sẽ không gây ra cú sốc tiêu cực nào lớn cho kinh tế Việt Nam. Giá xăng dầu, giá các hàng hóa cơ bản khác có khả năng tăng nhưng sẽ không đột biến nên sẽ không gây sức ép lớn. Vì vậy, kiểm soát lạm phát ở mức ổn định theo mục tiêu đặt ra trong năm 2018 là khả thi.
Sự cải thiện mạnh mẽ của chỉ số môi trường kinh doanh và xu hướng cải cách vẫn đang được đẩy mạnh, đà tăng trưởng kinh tế được phục hồi bền vững… là những yếu tố trọng yếu để tin rằng dòng vốn đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước vẫn sẽ tiếp tục gia tăng, làm cột trụ cho tăng trưởng kinh tế năm 2018. Nhưng tình hình thế giới vẫn bất định, môi trường kinh tế, tài chính, tiền tệ trong và ngoài nước còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường.
Với triển vọng đó, điều hành CSTT vẫn ưu tiên hàng đầu là đảm bảo ổn định KTVM, kiềm chế lạm phát và neo được lạm phát kỳ vọng ở mức khoảng 4%, đây là yếu tố nền tảng cho tăng trưởng bền vững trong dài hạn. Khoảng 5 năm trở lại đây, chúng ta đã thành công trong neo lạm phát ở mức đó và bắt đầu tạo ra được các kỳ vọng ở trên thị trường là lạm phát chỉ ở mức này. Khảo sát của Câu lạc bộ nghiên cứu kinh tế của các NHTM cho biết các dự báo lạm phát chỉ quanh 4%/năm.
Nếu các kỳ vọng này ngày càng bền vững thì sẽ tạo ra được những lợi thế rất lớn cho nền kinh tế. Bởi khi đó, rủi ro của nền kinh tế giảm đi, nhu cầu đầu cơ giảm đi, nhu cầu nắm giữ ngoại tệ cũng sẽ giảm đi... sẽ giải thoát được rất nhiều nguồn lực cho nền kinh tế.
Để thực hiện mục tiêu neo giữ kỳ vọng lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, NHNN vẫn tiếp tục thực hiện CSTT thận trọng, giữ ổn định hợp lý các chỉ số tiền tệ như lãi suất, tỷ giá phù hợp với các diễn biến của thị trường và điều kiện KTVM khác.
(VNF) - Ông Lê Khánh Lâm - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam cho rằng, 10 - 12% mức thuế suất hợp lý để ngay cả công ty Mỹ tại Việt Nam cũng vận hành một cách hiệu quả
(VNF) - Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên cho rằng, việc phát triển kinh tế tư nhân không thể là bài toán tách rời từng nhóm chủ thể, mà phải là chiến lược toàn diện dựa trên cấu trúc hệ sinh thái liên kết đa tầng. Để kiến tạo một hệ sinh thái như vậy, điều kiện tiên quyết là phải dỡ bỏ “trần thể chế” và thiết kế lại chính sách theo “số đo riêng” cho từng tầng doanh nghiệp, thay vì “may đồng phục” như hiện nay.
(VNF) - GS-TS. Vũ Minh Khương - Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore nhấn mạnh, cần có tầm nhìn chiến lược dài hạn từ nay đến năm 2030 – 2045 nhằm tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển bền vững. Hiện nay, việc quản lý chủ yếu thiên về kiểm soát tuân thủ quy định, trong khi nhiều quy định này chưa thực sự tạo động lực cho tăng trưởng trong tương lai.
(VNF) - Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, Việt Nam đang đặt ra mục tiêu đầy “tham vọng” là tăng trưởng GDP trên 8% trong năm 2025 và xa hơn là đạt mức tăng trưởng hai con số (10% trở lên) trong những năm tiếp theo. Để hiện thực hóa tham vọng này, theo các chuyên gia, cải cách mô hình quản lý kinh tế sẽ giúp bộ máy phát triển một cách trơn tru, có thể giúp cải thiện tăng trưởng GDP lên 1 - 2%, thêm cơ hội tăng trưởng 2 con số.
(VNF) - Theo PGS. TS. Trần Đình Thiên, việc lấn biển phải đặt trong câu chuyện muốn phát triển thì phải đánh đổi. Định hướng lấn biển để có không gian phát triển phải nghĩ một cách tích cực, đừng để mất cơ hội của Đà Nẵng và cũng là cơ hội của đất nước.
(VNF) - Theo ông Võ Hoàng Hải - Phó Tổng Giám đốc Nam Á Bank, sự tăng trưởng trong GDP có lan tỏa được đến người dân không khi họ vẫn thắt chặt chi tiêu, tỷ lệ nợ đối với tiêu dùng cá nhân còn rất hạn chế?
(VNF) - PGS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng: Cộng đồng doanh nghiệp tiên phong cần có thêm nhiều ý kiến đóng góp phát triển doanh nghiệp dân tộc.Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin – cho".
(VNF) - Bình luận về mục tiêu tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số trong tương lai, TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia tài chính ngân hàng, Kinh tế trưởng BIDV, khẳng định hiện nay Việt Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện.
(VNF) - Trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica
Việt Nam, khẳng định mục tiêu tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số là hoàn toàn khả thi
nếu như có thể tháo gỡ được những điểm nghẽn đang kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.
(VNF) - Năm 2025, DN phải đối mặt với nhiều khó khăn cả trong và ngoài nước. Thị trường thế giới tiềm ẩn nhiều biến động khi cuộc chiến thuế quan này càng nóng lên, nhu cầu trong nước phục hồi chậm... Trong khi đó những điểm nghẽn về môi trường kinh doanh, thiếu vốn vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
(VNF) - Theo đánh giá của các chuyên gia, để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP là 8%, thì tăng trưởng tín dụng 16% là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, mục tiêu này có đạt được hay không phải dựa trên khả năng hấp thụ vốn của thị trường.
(VNF) - Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8% trở lên trong năm 2025, GS.TSKH Nguyễn Mại cho rằng cần phải lưu ý đến tình hình sản xuất, mở rộng, nâng cao năng lực của doanh nghiệp.
(VNF) - “Cuộc cách mạng” tinh gọn bộ máy được đánh giá sẽ tạo ra những thay đổi quan trọng trong cơ cấu thu – chi ngân sách, thúc đẩy sự chuyển động nhanh, mạnh, hiệu quả của bộ máy hành chính, mang lại lợi ích rất lớn cho nền kinh tế trong dài hạn.
(VNF) - Để tạo được đột phá trong cải cách thể chế, Luật sư Nguyễn Tiến Lập, trọng tài viên Trung tâm
trọng tài quốc tế Việt Nam, cho rằng phải từ bỏ được tư duy không quản được thì cấm.
(VNF) - Trong nền kinh tế có chế độ tỷ giá tương đối cố định như Việt Nam, chính sách tiền tệ sẽ ít hiệu quả hơn so với chính sách tài khóa, vì vậy trong ngắn hạn, đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn đầu tư công hiệu quả sẽ mang lại tác động tích cực hơn.
(VNF) - PGS-TS Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng cao cần cách tiếp cận khác thường. Theo đó, để hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam đặt mục tiêu và hướng đi trong năm 2025 là tập trung phát triển kinh tế số, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và kinh tế xanh.
(VNF) - Ông Nguyễn Hoàng Linh, Giám đốc Nghiên cứu, Công ty Quản lý Quỹ VCBF cho biết:
Trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội, thực tế đầu tư tư nhân mới chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong những năm gần đây, đầu tư tư nhân tăng trưởng rất chậm, năm 2023 là gần 3% năm 2024 là khoảng 8 - 9%, thấp hơn mức tăng trưởng trung bình 15% của các năm trước dịch.
(VNF) - Về quyết định Mỹ áp thuế 25% với mặt hàng sắt thép của tất cả các nước, một số doanh nghiệp sắt thép khẳng định khi các doanh nghiệp ở các nước khác cũng chịu cùng chung mức thuế như Việt Nam khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt sẽ cao hơn.
(VNF) - Trong những năm qua, chúng ta thường tiếp cận với thông tin rằng tăng trưởng GDP của Việt Nam chủ yếu dựa vào khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), còn doanh nghiệp tư nhân trong nước chỉ đóng góp rất ít, thậm chí chỉ chiếm 10% GDP. Tuy nhiên, thông tin này không chính xác và đã trở nên lạc hậu, theo chia sẻ của doanh nhân Đỗ Cao Bảo, thành viên HĐQT tập đoàn FPT.
(VNF) - Ông Phan Đức Hiếu - Uỷ viên thường trực, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội khẳng định, nếu chúng ta phát huy được năng lực của doanh nghiệp nội địa cũng như nguồn lực trong nước thì sự phát triển sẽ bền vững và lâu dài hơn.
(VNF) - Khi nhu cầu đầu tư và tích trữ vàng của người dân vẫn duy trì ở mức cao, thị trường vàng trở nên sôi động nhưng cũng tiềm ẩn nhiều biến động. Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp quản lý hiệu quả không chỉ giúp ổn định thị trường mà còn góp phần đảm bảo sự minh bạch, hạn chế rủi ro và bảo vệ quyền lợi của người dân.
(VNF) - Để có được mức tăng trưởng 8% cho 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số, Luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI khẳng định: Thể chế là yếu tố mang tính quyết định việc chúng ta tiến hay lùi và vươn mình đến đâu.
(VNF) - Để nền kinh tế có thể đảm bảo tốc độ tăng trưởng trong 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số nếu có điều kiện thuận lợi, PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TP. HCM cho rằng, chúng ta cần thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt và theo diễn biến của thị trường, kèm theo đó là cần có những công cụ dự báo tốt, việc điều hành chính sách mang tính kịp thời hơn, tránh trường hợp sự việc đã xảy ra chúng ta mới tìm cách ứng phó thì sẽ không kịp bởi chính sách tiền tệ thường có độ trễ.
(VNF) - Về mục tiêu tăng trưởng 8%, thậm chí đạt hai con số nếu điều kiện thuận lợi, trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, đây là mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được và cần quyết tâm đạt được để tạo đà tăng trưởng bứt phá cho kỷ nguyên phát triển mới.
(VNF) - Ông Lê Khánh Lâm - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam cho rằng, 10 - 12% mức thuế suất hợp lý để ngay cả công ty Mỹ tại Việt Nam cũng vận hành một cách hiệu quả