Lời giải nào hợp lý với doanh nghiệp FDI chuyển giá?

Anh Hùng - 26/12/2017 12:05 (GMT+7)

(VNF) - Sau hơn 20 năm đổi mới với quá trình thu hút vốn đầu tư mạnh mẽ, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giải ngân vào các dự án đã vượt mức 171 tỷ USD vào năm 2017 và tiếp tục tăng lên.

VNF
Thạc sĩ Hồ Bá Tình, Giám đốc khối tư vấn tài chính Tổ hợp LP Group.

Sự tăng trưởng về chất và lượng của FDI đang đóng vao trò quan trọng trong cấu trúc nền kinh tế tư nhân tại Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh bức tranh đẹp đó thì việc chuyển giá, né đóng thuế, gây ô nhiễm môi trường và thực hiện chế độ chưa thỏa đáng với lao động của doanh nghiệp FDI đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế.

Các chuyên gia chính sách đang băn khoăn, liệu rằng đã đến lúc siết chặt FDI hay vẫn giữ nguyên nhưng giải những "điểm mờ" của lĩnh vực FDI để tiếp tục phát triển. VietnamFinance chúng tôi có buổi trao đổi với Thạc sĩ Hồ Bá Tình, Giám đốc khối tư vấn tài chính Tổ hợp LP Group xoay quanh vấn đề này.

- Thưa ông, ông có thể cho biết quan điểm về việc chuyển giá, trốn thuế của hàng loạt FDI trong suốt những năm qua?

Ông Hồ Bá Tình: Số liệu cho thấy có đến 50% doanh nghiệp FDI báo cáo lỗ và không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp. Trước tình trạng đó các cơ quan thuế thanh tra nhiều doanh nghiệp và đã phát hiện nhiều sai phạm của doanh nghiệp FDI trong việc hoạch toán chi phí, doanh thu. 

Thời gian qua cơ quan thuế đã truy thu được hàng nghìn tỷ đồng tiền thuế, số doanh nghiệp thua lỗ và mức độ thua lỗ cũng đã giảm nhiều so với trước đây. Kết quả đó cho thấy hành vi "né" thuế của doanh nghiệp FDI thời gian qua là có thật và làm thất thu ngân sách không nhỏ.

Với những doanh nghiệp lớn khi đầu tư vào Việt Nam họ đã nghiên cứu rất kỹ về mặt luật pháp. Họ tận dụng mọi quy định pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế để giải bài toán sao cho đạt hiệu quả tài chính cao nhất. 

Việc "né" thuế của các doanh nghiệp FDI không chỉ ở Việt Nam mà nó trên phạm vi toàn cầu. Theo đánh giá của Oxfam thì hành vi "né" thuế của các doanh nghiệp trên toàn cầu gây giảm nguồn thu thuế cho các quốc gia hàng trăm tỷ USD mỗi năm.

Mặc dù, hệ quả tiêu cực của việc né thuế của doanh nghiệp với ngân sách các chính phủ là khá rõ ràng. Tuy nhiên tôi cho rằng đó là một hiện tượng hết sức bình thường trong thời đại toàn cầu hóa. Doanh nghiệp họ có quyền tận dụng mọi quy định của pháp luật của các quốc gia, hiệp ước quốc tế để giảm số thuế phải đóng xuống một cách hợp pháp.

Xét một khía cạnh kinh tế cho toàn xã hội thì việc "né" thuế này chưa hẳn đã hoàn toàn tiêu cực. Bản chất thuế là việc chuyển giao nguồn lực từ doanh nghiệp sang nhà nước. Giả sử nếu doanh nghiệp sử dụng nguồn lực "né" được để tái đầu tư mang lại hiệu quả cho xã hội cao hơn so với tiền thuế rơi vào tay nhà nước thì hành vì "né" thuế sẽ mang lại lợi ích cho xã hội nhiều hơn.

- Vậy đã đến lúc ngừng các ưu đãi về thuế - tài chính đối với các FDI chưa hay cân nhắc hạn chế ưu đãi, thưa ông?

Xem xét việc hạn chế hay ngừng ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp FDI cần phải được đặt ra một cách nghiêm túc và phải có những nghiên cứu kỹ lưỡng mới có câu trả lời chuẩn xác nhất. Thời gian qua Việt Nam thực hiện rất nhiều chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp FDI nhằm kéo các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam để phát triển kinh tế.

Thực tế, kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh thời gian qua nhờ rất nhiều vào dòng vốn này. Hiện dòng vốn FDI đang đóng góp tới hơn 20% cho GDP của Việt Nam, một con số không hề nhỏ. Không chỉ có đóng góp trực tiếp cho nền kinh tế, tạo việc làm cho hàng triệu lao động mà doanh nghiệp FDI còn giúp nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động Việt Nam và góp phần làm cho các doanh nghiệp trong nước phát triển.

Lợi ích to lớn của FDI là không thể phủ nhận nhưng bên cạnh đó thì có những mặt tiêu cực cần phải khắc phục. Điển hình nhất chúng ta có thể thấy không ít doanh nghiệp FDI vào đầu tư tại Việt Nam nhằm mục đích tận dụng chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi giá thuê đất, lao động giá rẻ…

Không chỉ có vậy một số doanh nghiệp tận dụng tiêu chuẩn môi trường thấp, những tiêu cực trong quản lý môi trường ở Việt Nam để đầu tư những ngành nghề có tính chất ô nhiễm cao. Thậm chí, một số doanh nghiệp FDI vào Việt Nam nhằm chuyển một số công nghệ lạc hậu, máy móc đã hết thời gian khấu hao, ô nhiễm môi trường ở một số quốc gia sắp hoặc đã bị cấm sang Việt Nam. Đó là những dòng vốn FDI có tính chất tiêu cực hơn là tích cực cần phải xem xét hạn chế.

Vì những lý do đó đã đến lúc Việt Nam cần phải thận trọng trong các chính sách thu hút vốn FDI. Chính sách nên hướng tới việc chỉ chọn lọc những dòng vốn FDI tại những ngành nghề mang lại hiệu ứng tích cực cho nền kinh tế và hạn chế ngành nghề mang lại hiệu ứng tiêu cực. Như vậy, chính sách chỉ nên ưu đãi những ngành nghề có hàm lượng công nghệ cao, có tính chất lan tỏa, tạo ra công ăn việc làm…

Ngược lại, chính sách hạn chế, giảm ưu đãi cho những ngành nghề gây ô nhiễm, ít sức lan tỏa, khai thác tài nguyên… Tất nhiên, mọi chính sách phải đặt trong bối cảnh chung là chiến lược phát triển quốc gia và phù hợp với môi trường cạnh tranh quốc tế.

- Ông có thể cho biết lời giải nào ở góc độ tài chính và pháp lý cho việc kiểm soát chuyển giá, trốn thuế của FDI tại Việt Nam?

Tôi nhắc lại là việc chuyển giá hay các thủ thuật tài chính khác của các công ty đa quốc gia nhằm giảm mức thấp nhất việc nộp thuế là phổ biến trên thế giới. Ngày cả những tập đoàn lớn như Google, Microsoft, Facebook… cũng sử dụng rất nhiều chiêu để "né" thuế. 

Tại Việt Nam những công ty như PepsiCo, Coca-Cola, Metro, Keangnam Vina… cũng sử dụng nhiều thủ thuật để né thuế. Việc phòng chống "né" thuế với những công ty đa quốc gia là một bài toán nan giải không chỉ ở Việt Nam và cả các nước phát triển.

Việc các doanh nghiệp FDI chuyển giá không chỉ làm thất thu ngân sách nhà nước, mà còn tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước. Đây là vấn đề có tính toàn cầu và không có biện pháp nào hữu hiệu để hạn chế hoàn toàn. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể hạn chế phần nào việc các doanh nghiệp FDI "lỗ" quá nhiều như thời gian qua. Chúng ta có thể thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan đến việc chống chuyển giá. Việt Nam cần xem xét ban hành luật về chống chuyển giá qua đó tạo hành lang pháp lý rõ ràng về việc kiểm tra việc chuyển giá giữa các công ty trong tập đoàn đa quốc gia. 

Qua đó, cơ quan thuế có thể kiểm tra giá đối với các doanh nghiệp đa quốc gia có dấu hiệu rủi ro lớn về thuế do hành vi chuyển giá. Bên cạnh đó cần tăng hình phạt đối với các hành vi chuyển giá vi phạm quy định pháp luật.

Thứ hai, xây dựng cơ sở dữ liệu, thông tin về các doanh nghiệp FDI từ đó có những cảnh báo sớm, phát hiện từ xa các hành vi chuyển giá. Hệ thống thông tin giúp nâng cao hiệu quả việc quản lý thuế, đánh giá nguy cơ, rủi ro chuyển giá từ đó tăng cường thanh tra, xử lý vi phạm về giá chuyển giao giữa các thành viên liên kết nói riêng.

Thứ ba, Tổng cục thuế cần thành lập một cơ quan chuyên trách về chống chuyển giá. Đây cơ quan thực hiện chức năng đào tạo nhân sự, nghiên cứu khuôn khổ pháp lý và thực hiện việc chống chuyển giá tại cơ quan Thuế Trung ương đến địa phương.

Thứ tư, Chính phủ cũng cần ra soát lại toàn bộ chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp FDI. Cần hạn chế ưu đãi cho những ngành mang lại hiệu ứng tiêu cực đối với nền kinh tế. Cần trọng cấp phép cho doanh nghiệp có "truyền thống chuyển giá".

- Còn các FDI ứng dụng công nghệ nền tảng (online platform) đang cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp trong nước, cần phải ứng xử sao với họ ra sao, thưa ông?

Với việc phát triển mạnh của công nghệ thông tin và xu hướng mạnh mẽ của kinh tế chia sẻ đang đặt ra những vấn đề thách thức trong quản lý. Trường hợp cạnh tranh trong ngành vận tải hành khách là một ví dụ điển hình. Uber và Grab vào Việt Nam làm ảnh hưởng rất lớn đến các hãng taxi truyền thống.

Nguyên nhân, so với taxi truyền thống Uber và Grab chỉ phải đóng thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp ít hơn rất nhiều làm ảnh hưởng đến giá vận tải. Các doanh nghiệp FDI cung cấp dịch vụ trực tuyến khác như Facebook, Google, Micrsoft… cũng đã làm điều tương tự. Họ đã tận dụng rất tốt quy định của pháp luật để giảm mức thuế phải đóng xuống mức thấp nhất.

Tuy nhiên, tôi cho rằng việc các công ty kia né thuế không phải là yếu tố chính mà nguyên nhân chủ yếu khiến cho doanh nghiệp Việt Nam kém sức cạnh tranh là do mô hình doanh chưa hiệu quả và quản trị kém hơn. Do đó các doanh nghiệp trong nước để cạnh tranh cần có những ứng xử "thông minh hơn". 

Thay vì phản chống lại cạnh tranh bằng các biểu ngữ như tài xế Vinasun, các doanh nghiệp trong nước cần phải nhanh nhạy hơn trong việc nắm bắt xu hướng về công nghệ, mô hình hình kinh doanh mới và thích ứng.

Đối với nhà nước cũng cần phải linh hoạt hơn trong việc tiếp nhận những cái mới thay vì "chiều theo ý doanh nghiệp" trong nước rồi "cấm". Bên cạnh đó nhà nước cũng phải tập trung xây dựng các chính sách thuế, tăng cường kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp này để hạn chế việc thất thoát nguồn thu thuế.

- Xin cảm ơn ông!

Cùng chuyên mục
Năm 2025: 'Việt Nam có cơ hội tăng trưởng đến 8%'

Năm 2025: 'Việt Nam có cơ hội tăng trưởng đến 8%'

01/01/25 08:00 (GMT+7)

(VNF) - Ông Lương Văn Khôi - Phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, trong năm 2024, nền kinh tế Việt Nam có nhiều bứt phá. Bước sang năm 2025, Việt Nam có nhiều cơ hội để đạt được mục tiêu tăng trưởng lên tới 8%.

Tinh gọn bộ máy: 'Chọn và bố trí đúng người, đúng việc, đúng khả năng'

Tinh gọn bộ máy: 'Chọn và bố trí đúng người, đúng việc, đúng khả năng'

28/12/24 13:00 (GMT+7)

(VNF) - TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, yếu tố quyết định thành công của cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy không chỉ là tổ chức gọn nhẹ lại, mà phải tuyển chọn và bố trí lại con người đúng người, đúng việc, đúng khả năng

CEO FPT Nguyễn Văn Khoa: 'Khó khăn của năm 2025 bằng của 2023 và 2024 cộng lại'

CEO FPT Nguyễn Văn Khoa: 'Khó khăn của năm 2025 bằng của 2023 và 2024 cộng lại'

24/12/24 10:30 (GMT+7)

(VNF) - Đánh giá 2025 sẽ là năm rất khó khăn, CEO FPT Nguyễn Văn Khoa nhận định khó khăn của năm 2025 sẽ bằng của năm 2023 và 2024 cộng lại.

Thu nhập 30 triệu/tháng đừng 'mơ' mua nhà Hà Nội?

Thu nhập 30 triệu/tháng đừng 'mơ' mua nhà Hà Nội?

19/12/24 14:30 (GMT+7)

(VNF) - Mặc dù đã có dấu hiệu hạ nhiệt, giá bất động sản vẫn duy trì đà tăng và thiết lập mặt bằng giá mới, khiến nhiều người có nhu cầu thực sự phải từ bỏ giấc mơ sở hữu nhà ở các thành phố lớn.

Nợ thuế 10 triệu đồng bị tạm hoãn xuất cảnh: Tránh lạm quyền

Nợ thuế 10 triệu đồng bị tạm hoãn xuất cảnh: Tránh lạm quyền

16/12/24 16:00 (GMT+7)

(VNF) - Các chuyên gia cho rằng, phạm vi áp dụng tạm hoãn xuất cảnh nên tính toán thu hẹp lại bởi quyền con người là được tự do đi lại nên chỉ áp dụng khi thật sự cần thiết, tránh lạm dụng… gây ảnh hưởng tới cuộc sống và quyền tự do của người dân.

Giải pháp xây dựng nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả

Giải pháp xây dựng nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả

15/12/24 07:30 (GMT+7)

(VNF) - "Quản trị quốc gia suy cho cùng là hướng đến giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra trong điều kiện nhu cầu thì vô hạn nhưng nguồn lực thì luôn hữu hạn và môi trường biến đổi không ngừng..."

Lấn biển xây dựng khu thương mại tự do: Đà Nẵng trỗi dậy mạnh mẽ, người dân hưởng lợi

Lấn biển xây dựng khu thương mại tự do: Đà Nẵng trỗi dậy mạnh mẽ, người dân hưởng lợi

04/12/24 12:00 (GMT+7)

(VNF) - Trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính, TS Nguyễn Đình Cung, Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương khẳng định nếu được thực hiện, đề án lấn biển để phát triển sẽ là cơ hội để Đà Nẵng trỗi dậy mạnh mẽ.

Lấn biển làm khu thương mại tự do: Vịnh Đà Nẵng là lựa chọn phù hợp

Lấn biển làm khu thương mại tự do: Vịnh Đà Nẵng là lựa chọn phù hợp

03/12/24 09:30 (GMT+7)

(VNF) - Khu vực lấn biển xây khu thương mại tự do Đà Nẵng đã được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng ý chủ trương và nhiều ý kiến cho rằng vị trí đó là phù hợp.

Lấn biển làm khu thương mại tự do: Hướng đi tất yếu cho Đà Nẵng

Lấn biển làm khu thương mại tự do: Hướng đi tất yếu cho Đà Nẵng

02/12/24 09:30 (GMT+7)

(VNF) - Trong bối cảnh dư địa phát triển của Đà Nẵng là đất đai đang có những hạn chế nhất định, việc lấn biển để tạo ra không gian phát triển mới cho Đà Nẵng được xem là cần thiết và tất yếu.

Doanh nghiệp rượu bia trước nỗi lo cú “sốc kép”

Doanh nghiệp rượu bia trước nỗi lo cú “sốc kép”

01/12/24 08:15 (GMT+7)

(VNF) - Doanh nghiệp ngành bia cho rằng, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) cần một phương án hài hòa để đạt được các mục tiêu ngân sách, bảo vệ sức khỏe, đảm bảo môi trường kinh doanh, phù hợp với bối cảnh kinh tế, thực trạng doanh nghiệp và để doanh nghiệp có khả năng trụ vững.

Tìm những người xứng đáng để xây dựng thể chế cho Kỷ nguyên mới

Tìm những người xứng đáng để xây dựng thể chế cho Kỷ nguyên mới

30/11/24 12:30 (GMT+7)

(VNF) - Ông Nguyễn Văn Phúc, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội: "Cải cách thể chế, quan trọng vẫn là tư duy, nhận thức của tổ chức, bộ máy và cách làm của con người. Vì thể chế do con người tạo ra, vấn đề là cần tìm ra những con người xứng đáng để xây dựng thể chế cho một Kỷ nguyên mới.

Tinh gọn bộ máy bắt đầu từ đâu?

Tinh gọn bộ máy bắt đầu từ đâu?

29/11/24 12:30 (GMT+7)

(VNF) - Luật sư Nguyễn Tiến Lập, Văn phòng luật sư NHQuang và Cộng sự, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cho rằng vấn đề tinh gọn bộ máy nên được thực hiện ngay từ bây giờ.

EU thực thi chính sách Xanh, hàng Việt đối mặt thách thức mới

EU thực thi chính sách Xanh, hàng Việt đối mặt thách thức mới

29/11/24 09:00 (GMT+7)

(VNF) - Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU đang đứng trước những thách thức mới đến từ Thỏa thuận Xanh Châu Âu. Trong đó có Kế hoạch hành động nền kinh tế tuần hoàn của EU (CEAP).

Người Việt đánh bạc thứ 4 châu Á: 'Cần nghĩ cách quản thay vì cấm'

Người Việt đánh bạc thứ 4 châu Á: 'Cần nghĩ cách quản thay vì cấm'

28/11/24 20:41 (GMT+7)

(VNF) - Theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, Việt Nam đứng thứ 4 trong 20 quốc gia đang phát triển ở châu Á về cờ bạc, đứng đầu là Philipines.

Vụ vỡ nợ nghìn tỷ GFDI, đầu tư thế nào để không 'sập bẫy'?

Vụ vỡ nợ nghìn tỷ GFDI, đầu tư thế nào để không 'sập bẫy'?

28/11/24 11:00 (GMT+7)

(VNF) - Theo các chuyên gia và nhà quản lý, để không bị “sậy bẫy” khi tham gia đầu tư, nhà đầu tư phải trang bị kiến thức và cần tham chiếu rộng các kênh, đơn cử như mặt bằng lãi suất của hệ thống ngân hàng.

'DN muốn được giải thoát khỏi các điều kiện kinh doanh vô lý'

'DN muốn được giải thoát khỏi các điều kiện kinh doanh vô lý'

26/11/24 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI cho rằng, doanh nghiệp muốn được thật sự tự do kinh doanh theo đúng tinh thần của Hiến pháp, muốn được giải thoát khỏi các điều kiện kinh doanh vô lý để chớp lấy cơ hội, tự tin chiến đấu và chiến thắng trên thương trường.

Áp lực phá thế 'bình chân như vại', xóa điểm yếu của dệt may Việt Nam

Áp lực phá thế 'bình chân như vại', xóa điểm yếu của dệt may Việt Nam

25/11/24 10:00 (GMT+7)

(VNF) - "Nếu không có áp lực này thì ngành sợi của chúng ta cứ "bình chân như vại" và đi sau một số nước khác. Chính nhờ CPTPP đi vào thực thi thì ngành công nghiệp kéo sợi và dệt nhuộm Việt Nam tăng trưởng rất mạnh". Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam nhấn mạnh

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Chính sách có độ mở, đảm bảo win - win

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Chính sách có độ mở, đảm bảo win - win

25/11/24 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Theo các chuyên gia, để xây dựng khu thương mại tự do Đà Nẵng thành công cần có nhà đầu tư chiến lược uy tín, đủ tầm cỡ và phải là liên minh nhà đầu tư chiến lược.

Chậm giải ngân vốn đầu tư công: Nền kinh tế thiệt đơn, thiệt kép

Chậm giải ngân vốn đầu tư công: Nền kinh tế thiệt đơn, thiệt kép

23/11/24 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Theo ước tính của Kho bạc Nhà nước, tính đến hết tháng 10/2024, tổng khối lượng vốn đầu tư công giải ngân là 355.616 tỷ đồng, đạt 47,43% kế hoạch, bằng 52,29% kế hoạch Thủ tướng giao, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023. Điều này được nhìn nhận có thể cản trở quá trình phục hồi và khiến nền kinh tế thiệt đơn, thiệt kép.

Trái chiều quan điểm: Đường sắt cao tốc Bắc - Nam chở người hay chở hàng?

Trái chiều quan điểm: Đường sắt cao tốc Bắc - Nam chở người hay chở hàng?

21/11/24 13:15 (GMT+7)

(VNF) - Vấn đề liệu đường sắt cao tốc Bắc Nam chỉ nên tập trung vào vận tải hành khách hay cũng cần vận chuyển hàng hoá vẫn đang có hai quan điểm trái chiều. Đây là nội dung đáng chú ý được thảo luận trong buổi họp tại hội trường vào chiều 20/11 về Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam.

Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước

Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước

20/11/24 16:51 (GMT+7)

Trong các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước đã có định hướng, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cũng như hướng dẫn thực hiện khá cụ thể và chi tiết. Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sát sao, đạt nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, trên thực tế, công tác cổ phần hóa và thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước còn một số v

Tham vọng điện hạt nhân của Việt Nam sớm thành hiện thực?

Tham vọng điện hạt nhân của Việt Nam sớm thành hiện thực?

20/11/24 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Tái khởi động phát triển điện hạt nhân là bước chuyển quan trọng trong chiến lược phát triển năng lượng của đất nước. Chia sẻ về vấn đề này, TS. Richard Ramsawak - Giảng viên Đại học RMIT cho rằng, điện hạt nhân có thể đóng vai trò quan trọng giúp Việt Nam chuyển đổi sang tương lai năng lượng bền vững, đồng thời hỗ trợ các mục tiêu kinh tế và môi trường rộng lớn hơn của đất nước.

Thuế TTĐB với đồ uống có cồn: Tăng sốc DN gặp khó, ngân sách bất lợi

Thuế TTĐB với đồ uống có cồn: Tăng sốc DN gặp khó, ngân sách bất lợi

15/11/24 08:45 (GMT+7)

(VNF) - Theo các chuyên gia, việc điều chỉnh tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có cồn cần được đánh giá kỹ lưỡng để có mức tăng, lộ trình tăng phù hợp để tránh những tác động tiêu cực.

'Phụ thuộc nước ngoài, việc hoàn thành đường sắt tốc độ cao có thể kéo dài vô thời hạn'

'Phụ thuộc nước ngoài, việc hoàn thành đường sắt tốc độ cao có thể kéo dài vô thời hạn'

13/11/24 15:15 (GMT+7)

(VNF) - Theo đại biểu Quốc hội, để đảm bảo khả thi và tiến độ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, các đơn vị trong nước phải được chuyển giao công nghệ vận hành, sản xuất.

Tin khác
Lẩu Trùng Khánh: Từ nồi nước cay nồng đến ngành công nghiệp 40 tỷ USD

Lẩu Trùng Khánh: Từ nồi nước cay nồng đến ngành công nghiệp 40 tỷ USD

(VNF) - Trùng Khánh - một thành phố tại phía tây nam Trung Quốc, không chỉ thu hút du khách nhờ phong cảnh độc đáo mà còn sở hữu "chuỗi công nghiệp" đặc biệt được tạo nên từ món lẩu cay nồng đặc trưng nơi đây.

Năm 2025: 'Việt Nam có cơ hội tăng trưởng đến 8%'

Năm 2025: 'Việt Nam có cơ hội tăng trưởng đến 8%'

Tinh gọn bộ máy: 'Chọn và bố trí đúng người, đúng việc, đúng khả năng'

Tinh gọn bộ máy: 'Chọn và bố trí đúng người, đúng việc, đúng khả năng'

CEO FPT Nguyễn Văn Khoa: 'Khó khăn của năm 2025 bằng của 2023 và 2024 cộng lại'

CEO FPT Nguyễn Văn Khoa: 'Khó khăn của năm 2025 bằng của 2023 và 2024 cộng lại'

Thu nhập 30 triệu/tháng đừng 'mơ' mua nhà Hà Nội?

Thu nhập 30 triệu/tháng đừng 'mơ' mua nhà Hà Nội?

Nợ thuế 10 triệu đồng bị tạm hoãn xuất cảnh: Tránh lạm quyền

Nợ thuế 10 triệu đồng bị tạm hoãn xuất cảnh: Tránh lạm quyền

Giải pháp xây dựng nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả

Giải pháp xây dựng nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả

Lấn biển xây dựng khu thương mại tự do: Đà Nẵng trỗi dậy mạnh mẽ, người dân hưởng lợi

Lấn biển xây dựng khu thương mại tự do: Đà Nẵng trỗi dậy mạnh mẽ, người dân hưởng lợi

Lấn biển làm khu thương mại tự do: Vịnh Đà Nẵng là lựa chọn phù hợp

Lấn biển làm khu thương mại tự do: Vịnh Đà Nẵng là lựa chọn phù hợp

Lấn biển làm khu thương mại tự do: Hướng đi tất yếu cho Đà Nẵng

Lấn biển làm khu thương mại tự do: Hướng đi tất yếu cho Đà Nẵng

Doanh nghiệp rượu bia trước nỗi lo cú “sốc kép”

Doanh nghiệp rượu bia trước nỗi lo cú “sốc kép”

Tìm những người xứng đáng để xây dựng thể chế cho Kỷ nguyên mới

Tìm những người xứng đáng để xây dựng thể chế cho Kỷ nguyên mới

Tinh gọn bộ máy bắt đầu từ đâu?

Tinh gọn bộ máy bắt đầu từ đâu?

EU thực thi chính sách Xanh, hàng Việt đối mặt thách thức mới

EU thực thi chính sách Xanh, hàng Việt đối mặt thách thức mới

Người Việt đánh bạc thứ 4 châu Á: 'Cần nghĩ cách quản thay vì cấm'

Người Việt đánh bạc thứ 4 châu Á: 'Cần nghĩ cách quản thay vì cấm'

Vụ vỡ nợ nghìn tỷ GFDI, đầu tư thế nào để không 'sập bẫy'?

Vụ vỡ nợ nghìn tỷ GFDI, đầu tư thế nào để không 'sập bẫy'?

'DN muốn được giải thoát khỏi các điều kiện kinh doanh vô lý'

'DN muốn được giải thoát khỏi các điều kiện kinh doanh vô lý'

Áp lực phá thế 'bình chân như vại', xóa điểm yếu của dệt may Việt Nam

Áp lực phá thế 'bình chân như vại', xóa điểm yếu của dệt may Việt Nam

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Chính sách có độ mở, đảm bảo win - win

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Chính sách có độ mở, đảm bảo win - win

Chậm giải ngân vốn đầu tư công: Nền kinh tế thiệt đơn, thiệt kép

Chậm giải ngân vốn đầu tư công: Nền kinh tế thiệt đơn, thiệt kép

Trái chiều quan điểm: Đường sắt cao tốc Bắc - Nam chở người hay chở hàng?

Trái chiều quan điểm: Đường sắt cao tốc Bắc - Nam chở người hay chở hàng?

Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước

Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước

Tham vọng điện hạt nhân của Việt Nam sớm thành hiện thực?

Tham vọng điện hạt nhân của Việt Nam sớm thành hiện thực?

Thuế TTĐB với đồ uống có cồn: Tăng sốc DN gặp khó, ngân sách bất lợi

Thuế TTĐB với đồ uống có cồn: Tăng sốc DN gặp khó, ngân sách bất lợi

'Phụ thuộc nước ngoài, việc hoàn thành đường sắt tốc độ cao có thể kéo dài vô thời hạn'

'Phụ thuộc nước ngoài, việc hoàn thành đường sắt tốc độ cao có thể kéo dài vô thời hạn'

Hình ảnh toàn tuyến cao tốc hơn 100km nối Hà Tĩnh - Quảng Bình

Hình ảnh toàn tuyến cao tốc hơn 100km nối Hà Tĩnh - Quảng Bình

(VNF) - Sau hơn hai năm thi công, dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông đi qua địa bàn Hà Tĩnh dần hoàn thiện. Các Ban dự án và đơn vị thi công đang tập trung nhân lực, phương tiện, đẩy nhanh tiến độ thi công để kịp đưa vào khai thác dự kiến vào dịp 30/4/2025.