Bên trong dự án ở Đắk Lắk từng đạt giải Quy hoạch đô thị quốc gia
(VNF) - Đây là dự án Khu đô thị Đông Nam đường Trần Hưng Đạo có vị trí nằm tại phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk với quy mô 19,29 ha.
Đà Nẵng đã khảo sát 10 vị trí dự kiến xây dựng các khu chức năng thuộc khu thương mại tự do Đà Nẵng, trong đó có vị trí lấn biển dọc theo bờ biển đường Nguyễn Tất Thành ra vịnh Đà Nẵng (đoạn từ đường Nguyễn Sinh Sắc đến Khu đô thị quốc tế Đa Phước).
Trong lần thị sát đầu tháng 9 năm nay, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng ý chủ trương lấn biển nhằm tạo quỹ đất mới, xây khu thương mại tự do Đà Nẵng, mở rộng không gian phát triển. Tuy nhiên, Thủ tướng yêu cầu phải tham khảo kinh nghiệm các mô hình quốc tế phù hợp với điều kiện Đà Nẵng và Việt Nam. Đồng thời xác định rõ chức năng của khu thương mại tự do này, phù hợp với không gian, cảnh quan, điều kiện tự nhiên, xã hội của khu vực.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, thí điểm thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng là việc làm mới, khó nhưng khó mấy cũng phải làm và Đà Nẵng phải mạnh dạn, tự tin để làm. Bởi đây không chỉ là nhiệm vụ riêng của Đà Nẵng mà các bộ ngành Trung ương sẽ chung tay góp sức để thành phố hiện thực hóa khu thương mại tự do nói riêng, triển khai thành công Nghị quyết 136/2024/QH15 nói chung.
Tiếp đó, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh đã có chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ triển khai Nghị quyết số 136/2024/QH15 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng.
Trong đó, lãnh đạo TP. Đà Nẵng giao Sở Xây dựng thành phố chủ trì, chịu trách nhiệm nghiên cứu và xây dựng dự án lấn biển tại vịnh Đà Nẵng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế biển và tạo điều kiện cho các dự án đầu tư hạ tầng ven biển.
Vị trí lấn biển gần cảng biển Liên Chiểu - một trong ba cảng biển nước sâu của Việt Nam, được quy hoạch là cảng đặc biệt với quy mô tiếp nhận tàu tổng hợp, hàng rời trọng tải đến 100.000 tấn, tàu container có sức chở từ 6.000 đến 8.000 TEU. Đồng thời, vị trí này cũng gần dự án Tuyến đường ven biển nối cảng Liên Chiểu. Cả 2 dự án hiện đang được triển khai xây dựng.
Theo dự thảo đề án xây dựng khu thương mại tự do Đà Nẵng của UBND TP. Đà Nẵng, vị trí lấn biển sẽ là khu sản xuất kết hợp với đổi mới sáng tạo. Đây là khu vực có vị trí chiến lược, gần cảng Liên Chiểu rất phù hợp để phát triển cụm công nghiệp và đổi mới sáng tạo tại đây. Trong tương lai, khu vực sẽ có tuyến kết nối trực tiếp tới cảng Liên Chiểu. Đồng thời dễ dàng mở rộng kết nối với các cấu phần khác như: trung tâm tài chính, trung tâm đô thị, tạo thành hành lang kết nối với trung tâm, cảng biển và sân bay quốc tế.
Vị trí này cũng không gây ảnh hưởng đến sông Cu Đê, ít ảnh hưởng đến luồng chảy và tàu thuyền ra vào cảng Liên Chiểu, ít tác động đến môi trường và cũng rất lý tưởng để tạo quỹ đất mới cho khu thương mại tự do và cho Đà Nẵng trong thời gian tới.
Khu vực dự kiến lấn biển xây khu thương mại tự do Đà Nẵng không nằm trong khu vực bảo tồn thiên nhiên, nơi đây khá nghèo nàn về các loài sinh biển. Nếu đã có chủ trương, Đà Nẵng nên mạnh dạn nghiên cứu để đánh giá xem có triển khai được hay không và triển khai như thế nào. Lấn biển sẽ tạo ra một quỹ đất mới cho thành phố là rất tốt.
Theo ông Phạm Bắc Bình, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP.Đà Nẵng, khu vực dự kiến lấn biển xây khu thương mại tự do là khu vực không có bờ biển nên không phát triển được du lịch. Vì vậy, lấn biển ở khu vực này là hoàn toàn phù hợp.
Đồng thời, ở khu vực này, Đà Nẵng đã có dự án lấn biển Đa Phước mười mấy năm rồi nhưng do sai phạm nên chưa hoàn thành. Khi lấn biển, sẽ có thêm quỹ đất cho quận Thanh Khê phát triển kinh tế biển nối liền với khu Đa Phước.
Bên cạnh đó, khi lấn biển khu vực này làm khu thương mại tự do, sẽ làm bờ kè vững chắc chắn sóng cho tuyến đường Nguyễn Tất Thành.
Cũng theo ông Bình, Đà Nẵng chỉ có vị trí đấy là có thể lấn biển, còn biển Sơn Trà có bờ biển rất đẹp mà thiên nhiên ban tặng, chúng ta không nên đụng chạm vào.
Ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP. Đà Nẵng nhận định, lấn biển là chủ trương tốt để có thêm dư địa phát triển. Đây là chủ trương không mới và từ lâu các nước phát triển đã làm để mở rộng không gian sống, sản xuất, sinh hoạt… tạo điểm đến cho người dân, du khách.
Như ở Nhật Bản, họ lấn cả vịnh Osaka để làm sân bay Kansai hay Dubai cũng lấn biển làm khu thương mại tự do, xây đảo cây cọ.
“Đối với Đà Nẵng, hướng ra biển là lối ra sáng sủa. Tuy nhiên, phải đánh giá tác động môi trường cho thật kỹ khi triển khai và những đô thị lấn biển phải hết sức an toàn”, ông Dũng nói.
Với vị trí dự kiến lấn biển xây khu thương mại tự do Đà Nẵng, nếu đã được nghiên cứu kỹ càng, được thẩm định thì đó là một hướng đi tốt. Nơi đây sẽ tạo thành chuỗi liên hợp xung quanh một khu vực rộng lớn cho khu thương mại tự do. Đồng thời mở rộng được quỹ đất, liên kết được cái hành lang giao thông, sản xuất, logistics và dịch vụ, tạo được cú hích cho Đà Nẵng không chỉ là khu vực phía Tây Bắc, Đông Bắc mà còn tạo sự lan tỏa toàn vùng.
Khu này sẽ tích hợp các dịch vụ du lịch đi kèm, tạo thành một tuyến du lịch mới, điểm đến mới. Ở đó, vừa có hạ tầng dịch vụ tổ chức sự kiện vừa có trung tâm mua sắm, vừa kết nối với các điểm đã khai thác như Bà Nà Hills, núi Thần Tài, đèo Hải Vân, các làng nghề… trở thành điểm đến mới hấp dẫn cho Đà Nẵng trong sản phẩm du lịch.
Đưa Đà Nẵng vươn tầm
Ông Trần Chí Cường, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho hay, nhận trách nhiệm với Trung ương và cả nước xây dựng thí điểm khu thương mại tự do, TP. Đà Nẵng và các bộ, ngành nỗ lực xây dựng mô hình phải thỏa mãn tối đa các các yêu cầu gồm: phải phù hợp với xu hướng phát triển thế giới, đồng thời phải khai thác tối đa lợi thế, tiềm năng của Đà Nẵng, khu vực miền Trung và Việt Nam. Mô hình khu thương mại tự do tiên phong tại Đà Nẵng sau đó có sơ kết, đánh giá để nhân rộng triển khai cho cả nước.
TP. Đà Nẵng nỗ lực xây dựng mô hình khu thương mại tự do như một bước khơi thông trước, mở đường trước, tạo lối mới, như kỳ vọng và chủ trương của Tổng Bí thư Tô Lâm về ‘một bước chuyển mình của đất nước, dân tộc trong kỷ nguyên mới
TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho hay, Đà Nẵng sở hữu nhiều lợi thế để phát triển thành một khu thương mại tự do tiên phong, tạo động lực mạnh mẽ cho ngành logistics và kinh tế khu vực. Đặc biệt, vị trí chiến lược của Đà Nẵng với hệ thống cảng biển và giao thông thuận lợi giúp kết nối dễ dàng với các khu vực kinh tế trọng điểm khác, không chỉ trong nước mà còn quốc tế. Đây là điều kiện quan trọng giúp Đà Nẵng thu hút các nhà đầu tư, tận dụng tối đa tiềm năng thương mại và logistics.
Theo TS Trần Thị Hồng Minh, đầu tư vào hạ tầng logistics hiện đại là yếu tố then chốt để phát triển khu thương mại tự do. Điều này không chỉ bao gồm cảng biển và sân bay, mà còn là hệ thống giao thông kết nối, kho bãi, và các trung tâm phân phối tiên tiến. Hạ tầng đồng bộ và hiện đại sẽ giúp giảm chi phí lưu kho, rút ngắn thời gian vận chuyển, và nâng cao năng lực cạnh tranh của khu thương mại tự do. Kinh nghiệm từ Singapore, với hệ thống cảng biển và sân bay hiện đại, quản lý bằng công nghệ số hóa, đã đưa quốc gia này thành trung tâm logistics hàng đầu khu vực.
Các chuyên gia cũng cho rằng, việc lấn biển để xây khu thương mại tự do kết hợp cùng cảng nước sâu sẽ phát huy được lợi thế của Đà Nẵng để phát triển kinh tế biển. Khi cảng biển Liên Chiểu hoàn thành, khu thương mại tự do, trung tâm tài chính, hệ thống dịch vụ chất lượng cao, các công trình đẳng cấp được thiết lập tại vịnh Đà Nẵng, cả khu vực này sẽ như một thương cảng tầm cỡ quốc tế. Dự án lấn biển trở thành một biểu tượng mới của Đà Nẵng vươn tầm quốc tế, mang đến giá trị kinh tế lớn, trở thành niềm tự hào của người dân và người dân được hưởng lợi từ thành quả đó.
(VNF) - Đây là dự án Khu đô thị Đông Nam đường Trần Hưng Đạo có vị trí nằm tại phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk với quy mô 19,29 ha.