Khu thương mại tự do đúng nghĩa phải 'đột phá về thủ tục hành chính'
Khánh Hồng -
18/07/2024 06:30 (GMT+7)
(VNF) - Đột phá về thủ tục hành chính là yếu tố vượt trội để thu hút đầu tư vào Khu thương mại tự do; là một cửa tại chỗ và mạnh dạn phân cấp triệt để chứ không nửa vời.
Để khu thương mại tự do đúng nghĩa tự do
Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng được Quốc hội thông qua đã quy định về những chính sách liên quan việc thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
Theo đó, nhà đầu tư được lựa chọn đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng các khu chức năng thuộc Khu thương mại tự do Đà Nẵng do UBND thành phố cho thuê đất. Họ có quyền và nghĩa vụ như nhà đầu tư được Nhà nước cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về đất đai.
Dự án của nhà đầu tư thuê lại đất tại Khu thương mại tự do Đà Nẵng được áp dụng như dự án đầu tư trong khu kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Việc thành lập Khu thương mại tự do được kỳ vọng sẽ tạo động lực phát triển cho Đà Nẵng.
Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế tại Khu thương mại tự do Đà Nẵng không phải có dự án đầu tư và không phải thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi thành lập tổ chức kinh tế.
Cạnh đó, dự án đầu tư trong Khu thương mại tự do Đà Nẵng được ưu đãi về thuế, giảm tiền thuê đất…
Doanh nghiệp có dự án đầu tư trong các khu chức năng thuộc Khu thương mại tự do Đà Nẵng được hưởng chế độ ưu tiên về hải quan với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tại địa bàn thành phố khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về hải quan, thuế, tài chính và pháp luật có liên quan, trừ điều kiện về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu.
Ông Huỳnh Huy Hòa, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng cho hay, khu thương mại tự do không mới đối với thế giới nhưng mô hình này lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Vì vậy, khi Đà Nẵng xây dựng thành công sẽ trở thành khu thương mại tự do đầu tiên của cả nước. Trong Khu thương mại tự do Đà Nẵng có nhiều cơ chế chính sách, với nhiều ưu đãi vượt trội.
Trong khi đó, PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, xây dựng mô hình khu thương mại tự do, ưu đãi chỉ là một phần không đáng kể. Nên đặt vấn đề chính sách thông thoáng, đặt quản lý theo hướng tự do hóa. Hướng của Chính phủ là hỗ trợ về mặt chính sách, hỗ trợ mặt cơ chế để Khu thương mại tự do đúng nghĩa là Khu thương mại tự do.
Còn ông Trần Thoang, Giám đốc Công ty tư vấn chiến lược CT Strategies Việt Nam cho hay, ưu đãi nhưng phải phù hợp với nguyện vọng của doanh nghiệp. Đà Nẵng nên tổ chức hội thảo, khảo sát nguyện vọng của doanh nghiệp trong và ngoài nước.
“Mình làm khu thương mại tự do hiện đại nhưng cơ chế, chính sách không đúng nguyện vọng của nhà đầu tư thì người ta không đến”, ông Thoang nói.
Hai chính sách rất quan trọng
Ông Trần Chí Cường, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho hay, về chính sách ưu đãi, bài học từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore cho thấy chính sách thuế là một yếu tố quan trọng nhưng cũng chỉ là điều kiện cần để thu hút đầu tư. Quan trọng là tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, hiệu quả, theo các tiêu chuẩn quốc tế.
Trong đó, trọng tâm của chính sách hỗ trợ tập trung vào tạo điều kiện thuận lợi nhất về thủ tục đầu tư, kinh doanh. Trong bối cảnh mà nền kinh tế thế giới đang cạnh tranh ngày càng gay gắt và hội nhập thiên về dịch vụ thì môi trường kinh doanh phù hợp với nhu cầu của các công ty đa quốc gia chính là chìa khóa để tích lũy nguồn lực cao cấp, là yếu tố then chốt để vượt trội trên trường quốc tế toàn cầu.
Khu vực cảng Liên Chiểu gắn với Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
Cũng theo kinh nghiệm của các nước, về bộ máy quản lý hành chính cần tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; thủ tục hành chính đơn giản, công khai, minh bạch. Chính quyền địa phương được trao quyền nhất định trong việc xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin được áp dụng triệt để trong công tác quản lý, điều hành Khu thương mại tự do, phối hợp hoạt động giữa các cơ quan hữu quan để đảm bảo tính hiệu quả và thuận tiện cho các nhà đầu tư và công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan chính quyền.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, bối cảnh cạnh tranh thu hút đầu tư hiện nay, dòng đầu tư nước ngoài hiện đang sụt giảm rất nhiều và số còn lại đang có xu hướng dịch chuyển về Mỹ và các nước phát triển, một số còn lại đang phân chia và cạnh tranh giữa các nước trong khu vực. Nước nào tạo được môi trường đầu tư tốt, dòng đầu tư đó sẽ về, không thì họ đi nước khác.
Hiện nay Việt Nam đang cạnh tranh rất mạnh với Malaysia, Indonesia hay Thái Lan, Trung Quốc. Trung Quốc lập các khu thương mại tự do với một phương châm không cầu toàn. Riêng khu thương mại tự do của Thượng Hải 12 năm họ sửa 6 lần, càng ngày càng mở, càng ngày càng cạnh tranh, có cái gì mới, cái gì hay là họ làm chứ không cầu toàn.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, hiện nay ngoài các chính sách ưu đãi về thuế hay đất đai, lao động, nguồn lực thì có 2 chính sách thấy rất quan trọng.
Thứ nhất là đột phá về thủ tục hành chính. “Lần này Đà Nẵng đề xuất và chúng tôi rất ủng hộ là phải thí điểm đưa cơ chế thật đột phá về thủ tục hành chính, là một cửa tại chỗ và mạnh dạn phân cấp triệt để, chứ không nửa vời là cái này vẫn đưa về bộ này, cái này vẫn đưa về bộ kia, vẫn phải xin thủ tục này, thủ tục kia. Ủy quyền lại cho Đà Nẵng và ủy quyền lại cho Ban Quản lý quyết định thì tất cả mọi thứ sẽ nhanh, như vậy sẽ tạo được môi trường rất tốt để thu hút đầu tư”, Bộ trưởng nói.
Thứ 2 là cho phép các tập đoàn lớn được thành lập văn phòng ở đây mà không cần có dự án. “Những nhà đầu tư lớn lập văn phòng là đương nhiên người ta đã có đóng góp, đương nhiên người ta vào đây không phải để chơi, người ta cũng sẽ lập dự án sau đó, chúng ta lại ràng buộc ngay lúc đầu thì sẽ mất cơ hội”, ông Dũng giải thích.
(VNF) - Sự ra đời của Nghị quyết 68 tạo cho doanh nghiệp một động lực mới, một luồng sinh khí mới đã bắt đầu. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, điểm yếu của khu vực tư nhân thể hiện qua sự thiếu vắng các doanh nghiệp lớn, có khả năng dẫn dắt. Do đó, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự lớn mạnh, phải cần các sếu đầu đàn tiên phong.
(VNF) - Nhấn mạnh doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì trước hết phải có một điểm tựa, Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả Hồ Minh Hoàng cho rằng điểm tựa ấy chính là Nghị quyết 68.
(VNF) - Lần đầu tiên, một Nghị quyết của Đảng xác lập kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân. Khu vực này không chỉ góp phần vào tăng trưởng và giảm nghèo, mà còn là chỗ dựa cho an sinh xã hội. Tuy nhiên, để thực sự bứt phá, cần cải cách thể chế mạnh mẽ và hành động quyết liệt từ phía Nhà nước.
(VNF) - Theo ông Trần Văn Lê, Chủ tịch Tập đoàn Phương Linh, nếu Việt Nam không thay đổi tư duy trong phát triển doanh nghiệp, thì sẽ rất khó để nuôi dưỡng và giữ chân “đại bàng”.
(VNF) - Với Nghị quyết 68 về kinh tế tư nhân, Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLaw khẳng định Nghị quyết có bước tiến mang tính nhân văn, bởi trên thực tế, nhiều sai phạm kinh tế của doanh nhân – nhất là doanh nhân tư nhân – khi bị hình sự hóa sẽ kéo theo sự sụp đổ của cả doanh nghiệp
(VNF) - Nhấn mạnh cần tin tưởng giao nhiệm vụ và đặt hàng các cho các doanh nghiệp trong nước, lãnh đạo Đèo Cả cho rằng, các dự án như đường sắt tốc độ cao nếu không mạnh dạn giao các DN trong nước thì không thể làm được.
(VNF) - Nhìn nhận vai trò của kinh tế tư nhân ở thời điểm hiện tại, TS Bùi Thanh Minh - Phó giám đốc chuyên môn, Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) khẳng định, đã đến lúc cần trả doanh nghiệp tư nhân về đúng vị trí mà họ xứng đáng được hưởng và Nghị quyết 68 được xây dựng với một cách tiếp cận khác biệt
(VNF) - Về sự phát triển của kinh tế tư nhân trong thời gian tới, TS Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, đánh giá thể chế là yếu tố quyết định.
(VNF) - Ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nói, với Nghị quyết số 68 về kinh tế tư nhân thì "lệnh mở đường" đã có nhưng điều khó nhất ở thời điểm hiện tại nằm ở khâu thực thi, tức thể chế hoá Nghị quyết để đi vào cuộc sống.
(VNF) - Nói về Nghị quyết 68, TS Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh, trong số các giải pháp, tôi rất ấn tượng với việc không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự.
(VNF) - TP.HCM mới sẽ vượt Kuala Lumpur và tiệm cận Bangkok về dân số lẫn kinh tế, hướng tới hình thành trung tâm đô thị - công nghiệp - cảng biển phát triển như Singapore, Thượng Hải.
(VNF) - Với định hướng xây dựng trung tâm tài chính, TS Nguyễn Tiến Chương cho rằng Việt Nam cần một lộ trình phát triển khôn ngoan, không sao chép máy móc mô hình của nước khác mà kết hợp linh hoạt để tạo lợi thế cạnh tranh riêng.
(VNF) - Kinh tế tư nhân chính là người dân làm kinh tế vì sự phát triển của bản thân, gia đình và đất nước dựa trên nguồn vốn tài chính của cá nhân, gia đình và vốn vay từ nhiều nguồn.
(VNF) - Quyết định áp thuế đối ứng 46% của Mỹ với hàng hóa Việt Nam dù đã được tạm hoãn trong 90 ngày, nhưng vẫn là thách thức với các doanh nghiệp nông sản. Theo chuyên gia kinh tế Huỳnh Thị Mỹ Nương, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đào tạo Lãnh đạo và Dịch vụ Phát triển Bền vững, đây là phép thử lớn cho năng lực ứng phó và tái định vị thị trường xuất khẩu của ngành nông sản Việt Nam.
(VNF) - TP. HCM có cơ hội phát triển thành trung tâm tài chính quốc tế nếu biết tận dụng bài học từ các mô hình đi trước và phát huy hiệu quả nguồn lực sẵn có trong nước.
(VNF) - Theo chuyên gia kinh tế Huỳnh Thị Mỹ Nương, muốn giữ vững vị thế xuất khẩu và hình ảnh quốc gia, nông sản Việt không chỉ cần chuẩn hóa chất lượng, ứng dụng công nghệ, mà còn phải được bảo vệ bằng một hệ thống chính sách chủ động, đủ sức ứng phó với làn sóng bảo hộ thương mại toàn cầu.
(VNF) - Nếu một thể chế không tốt có nguy cơ tạo những rào cản tác động đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, cải cách thể chế không chỉ là cắt giảm thủ tục hành chính mà còn là cắt giảm chi phí tuân thủ.
(VNF) - Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật SBLAW khẳng định việc phát hiện 600 loại sữa bột giả trị giá 500 tỷ đã cho thấy những lỗ hổng nghiệm trong trọng thực thi pháp luật về hàng hoá. Cùng với đó, vụ việc này cũng cho thấy tình trạng chồng chéo trong trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý nhà nước là một vấn đề tồn tại nhiều năm.
(VNF) - Ông Lê Khánh Lâm - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam cho rằng, 10 - 12% mức thuế suất hợp lý để ngay cả công ty Mỹ tại Việt Nam cũng vận hành một cách hiệu quả
(VNF) - Nhấn mạnh không thể lấy đầu tư công làm động lực tăng trưởng dài hạn, PGS.TS Phạm Thế Anh cho rằng nguồn lực đầu tư trong dài hạn phải đến từ khu vực tư nhân.
(VNF) - Chuyên gia cho rằng, 90 ngày hoãn thuế của Mỹ đối với Việt Nam là “thời cơ vàng” để cả chính phủ và doanh nghiệp tận dụng, có sự chuẩn bị cho những giải pháp ứng phó dài hạn.
(VNF) - Luật sư TS.Phan Hoài Nam - Tổng giám đốc Công ty Tư vấn W&A cho rằng, mức thuế 46% là một tín hiệu cảnh báo nghiêm trọng về tính dễ tổn thương của mô hình tăng trưởng dựa trên xuất khẩu của Việt Nam. Đây cũng là một phép thử quan trọng cho năng lực thích ứng và bản lĩnh chuyển mình của cả hệ thống xuất khẩu Việt Nam.
(VNF) - Đại diện doanh nghiệp cho rằng khi thị trường Mỹ áp thuế cao hơn, lòng tin của doanh nghiệp nội địa Việt Nam càng phải vững vàng để thích ứng và phát triển.
(VNF) - Mức thuế đối ứng 46% của Mỹ nếu thực thi sẽ sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu và mục tiêu tăng trưởng GDP hàng hoá Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm "vàng" mở ra cơ hội để tái cấu trúc xuất khẩu theo hướng bền vững, nâng cao giá trị và làm chủ chuỗi cung ứng.
(VNF) - Sự ra đời của Nghị quyết 68 tạo cho doanh nghiệp một động lực mới, một luồng sinh khí mới đã bắt đầu. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, điểm yếu của khu vực tư nhân thể hiện qua sự thiếu vắng các doanh nghiệp lớn, có khả năng dẫn dắt. Do đó, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự lớn mạnh, phải cần các sếu đầu đàn tiên phong.
(VNF) - Các bãi biển nhân tạo tại Hạ Long đều đẹp không kém các bãi tắm tự nhiên với thảm cát trắng trải dài, sạch, đẹp, thu hút du khách cả 4 mùa quanh năm.