'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
- Thưa Bộ trưởng, cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Bộ trưởng đánh giá thế nào về cơ hội mà cuộc cách mạng này mang lại cho Việt Nam?
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Cách mạng công nghiệp 4.0 đúng là đang diễn ra nhanh chóng, tác động sâu rộng đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của tất cả các quốc gia trên toàn thế giới, làm thay đổi mạnh mẽ từ tổ chức sản xuất, cung ứng dịch vụ, phương thức kinh doanh, đến cách thức tiêu dùng, cách thức giao tiếp, thậm chí làm thay đổi cả con người.
Cuộc cách mạng này hình thành và phát triển thông qua quá trình tích hợp của hàng loạt công nghệ mới, như trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, dữ liệu lớn, điện toán đám mây... Điều này có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc tạo ra bước phát triển nhảy vọt của nhân loại, xóa bỏ dần các giới hạn truyền thống về khan hiếm nguồn lực, làm thay đổi không gian kinh tế - xã hội theo hướng hòa trộn giữa không gian vật lý và không gian số.
Cách mạng công nghiệp 4.0 có sự khác biệt rất lớn so với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, nhất là về tư liệu sản xuất và lực lượng lao động. Tư liệu sản xuất chính sẽ chuyển từ chủ yếu là vật chất sang chủ yếu là phi vật chất, trong đó, hệ thống mô phỏng tích hợp các loại công nghệ, môi trường số, kết nối vạn vật và không gian mạng sẽ trở thành công cụ sản xuất chủ yếu. Dữ liệu, thông tin sẽ trở thành nguyên liệu có giá trị nhất, có sức mạnh nhất và có thể được sử dụng không hạn chế về quy mô, không gian và thời gian. Lao động trí tuệ, lao động đa kỹ năng sẽ ngày càng trở thành lực lượng lao động chi phối. Trí tuệ nhân tạo, người máy sẽ thay thế con người trong rất nhiều lĩnh vực, làm cho năng lực và tiềm năng phát triển được mở rộng không giới hạn.
Với ý nghĩa như vậy, nhu cầu về tài chính sẽ giảm đáng kể, nhiều hoạt động hay công đoạn sản xuất có thể thực hiện với chi phí rất thấp, thậm chí bằng không. Chi phí cận biên trên một sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ có thể được giảm xuống hàng trăm, hàng ngàn lần. Quy trình sản xuất trở nên nhanh hơn, thông minh hơn, có thể được rút ngắn gấp nhiều lần so với trước đây. Đối với Việt Nam, đây chính là những điểm mạnh, lợi thế cần được phát huy để chúng ta có thể nhanh chóng bắt kịp, đi cùng và tiến tới vượt lên hàng đầu ở một số lĩnh vực với các công nghệ đặc trưng của thời đại 4.0.
- Có nghĩa là cách mạng công nghiệp 4.0 có thể giúp Việt Nam rút ngắn khoảng cách so với các nước trên thế giới, thưa Bộ trưởng?
Có thể nói, cơ hội là rất rõ ràng. Nghiên cứu sơ bộ của Công ty tư vấn BCG cho thấy cách mạng công nghiệp 4.0 có thể giúp GDP của Việt Nam tăng thêm từ 8 đến 18 tỷ USD/năm, là động lực thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng cũng như thúc đẩy các nỗ lực cải cách hiện nay mà Chính phủ đang thực hiện một cách mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn.
Cách mạng công nghiệp 4.0 chính là con đường ngắn nhất đưa đất nước đi lên hiện đại và thịnh vượng, là cơ hội để Việt Nam vươn lên trở thành nước công nghiệp hiện đại trong thời gian sớm nhất. Đây chính là cơ hội lớn, ngàn năm có một, đối với các nước đang phát triển như nước ta, để chuyển đổi nền kinh tế, đột phá phát triển, thu hẹp khoảng cách, tránh tụt hậu.
Tuy nhiên, cơ hội không tự nhiên đến với một quốc gia thụ động chờ đợi, thụ động tiếp nhận những thay đổi do cuộc cách mạng đem lại. Ngược lại, cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi chúng ta phải chủ động, tích cực, quyết liệt đổi mới, sáng tạo, thực hiện hàng loạt chương trình cải cách dựa trên 4 yếu tố nền tảng và 4 trụ cột chuyển đổi. Chúng ta không chỉ tiếp nhận, tận dụng cơ hội, mà còn phải tạo ra cơ hội mới với tư duy và phương châm hành động là “bây giờ hoặc không bao giờ”, vì cơ hội chỉ đến một lần và không bao giờ quay lại.
- Nếu đã là cơ hội chỉ đến một lần và không bao giờ quay lại, thì Việt Nam phải làm sao để tận dụng được cơ hội do cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại?
Việt Nam cần tập trung mọi nguồn lực để thực hiện thành công cuộc cách mạng này. Như trên tôi đã nói, Việt Nam phải thực hiện hàng loạt chương trình cải cách dựa trên 4 yếu tố nền tảng và 4 trụ cột chuyển đổi. Bốn yếu tố nền tảng gồm: đột phá thể chế; phát triển và nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia; phát triển nguồn nhân lực.
Trong đó, đổi mới và phát triển hệ thống thể chế phù hợp là quan trọng và quyết định nhất, đúng như thông điệp đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhắc nhở nhiều lần là “thể chế, thể chế và thể chế”.
Hệ thống thể chế cho cách mạng công nghiệp 4.0 trước hết là thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại và hội nhập; luôn hướng tới sự chấp nhận, thích nghi và khuyến khích thúc đẩy với những cái mới, những thay đổi liên tục, mạnh mẽ và nhanh chóng của khoa học và công nghệ; là hệ thống thể chế nuôi dưỡng, thu hút nhân tài, giải phóng năng lực cá nhân, phát huy tối đa sức sáng tạo của mọi cá nhân, tổ chức để mang lại những giá trị mới cao hơn; bảo vệ được an toàn, an ninh trên không gian mạng cũng như quyền tự do và quyền riêng tư của mỗi người.
Hạ tầng công nghệ thông tin quốc gia cần được quan tâm, đầu tư để có thể mở rộng, nâng cấp ít nhất là ngang bằng với mức độ tiên tiến của khu vực. Cơ sở dữ liệu quốc gia cần phải được nhanh chóng xây dựng và phát triển một cách thống nhất, phù hợp với thông lệ quốc tế về lưu trữ, phân tích, kết nối, lưu chuyển, tiếp cận và khai thác sử dụng thông tin.
Phát triển nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đi đôi với chuyển đổi cơ cấu lao động phù hợp và thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động trong thời đại 4.0 theo hướng đào tạo kỹ năng đa ngành. Người lao động phải được trang bị nhiều loại kỹ năng đa dạng để thích ứng với môi trường thời đại 4.0 và dễ dàng dịch chuyển công việc phù hợp với nhu cầu của thị trường.
- Vậy còn 4 trụ cột chuyển đổi, cụ thể là thế nào, thưa Bộ trưởng?
Trên cơ sở 4 yếu tố nền tảng như tôi vừa đề cập, chúng ta cần thúc đẩy chuyển đổi quản trị và sản xuất theo 4 trụ cột:
Thứ nhất, chuyển đổi nền quản trị quốc gia, trước hết là xây dựng Chính phủ điện tử, dần tiến tới Chính phủ số và phát triển thành phố thông minh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành kinh tế bằng các công nghệ hiện đại; giảm thiểu chi phí tuân thủ và tạo cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp trong các ngành kinh tế mới.
Thứ hai, chuyển đổi phương thức tổ chức sản xuất - kinh doanh theo hướng thông minh hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn và năng lực cạnh tranh cao hơn; áp dụng phổ biến các phương thức kinh doanh mới như kinh tế chia sẻ, thương mại điện tử, thanh toán điện tử... Thu hút các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới kết hợp với khuyến khích và hỗ trợ phát triển các công ty công nghệ trong nước; hỗ trợ nâng cao kỹ năng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tiếp cận, áp dụng các công nghệ, các mô hình quản lý và kinh doanh phổ biến trong thời đại 4.0 để họ tiếp cận được thị trường toàn cầu.
Thứ ba, áp dụng các công nghệ và phương thức tổ chức kinh doanh của cách mạng công nghiệp 4.0 để nhanh chóng chuyển đổi sản xuất trong các ngành có lợi thế, có tiềm năng phát triển, có thể đóng góp lớn vào phát triển đất nước, như sản xuất nông nghiệp, công nghệ thông tin, logistics, dịch vụ tài chính, dịch vụ y tế, giáo dục...
Thứ tư, xây dựng hệ sinh thái đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp để phát triển các công nghệ tiên tiến, giúp Việt Nam vượt lên ở một số lĩnh vực của công nghệ 4.0, như trí tuệ nhân tạo, chế tạo thông minh, an ninh mạng... Hệ sinh thái phải được xây dựng theo chuẩn mực quốc tế, trong đó, hạt nhân là chuỗi các trung tâm đổi mới sáng tạo theo các mô hình tốt nhất thế giới. Các trung tâm này cần phải được xây dựng ở vị trí phù hợp, được quản trị theo thông lệ tốt nhất của quốc tế với những người quản lý chuyên nghiệp, đẳng cấp quốc tế, kết nối hữu cơ với các trường đại học, các viện và trung tâm nghiên cứu khoa học cả trong nước, khu vực và quốc tế; cùng với sự tham gia của các công ty công nghệ hàng đầu, các nhà đầu tư, nhất là đầu tư mạo hiểm, để hỗ trợ những người khởi nghiệp phát triển, nhanh chóng thương mại hóa các ý tưởng, phát minh, sáng chế và mô hình kinh doanh mới.
Các trung tâm đổi mới sáng tạo với hệ sinh thái như tôi đã đề cập phải là nơi sống, làm việc tốt, đủ sức cạnh tranh quốc tế để thu hút các tài năng công nghệ 4.0, trước hết là những người Việt Nam ở trong và ngoài nước đến làm việc, nghiên cứu phát triển các công nghệ đặc trưng của cách mạng công nghiệp 4.0 như trí tuệ nhân tạo, máy học, thuật toán phân tích dữ liệu lớn, in 3D, blockchain, vật liệu mới, năng lượng mới, mô hình kinh doanh mới...
Đó sẽ là nơi kiến tạo và phát triển năng lực công nghệ quốc gia, tạo ra những sản phẩm công nghệ “Made in Việt Nam” và “Made by Việt Nam”. Đó cũng là cách để chúng ta vươn lên hàng đầu trong các ngành, lĩnh vực công nghệ mà Việt Nam có tiềm năng, lợi thế.
- Thưa Bộ trưởng, đó có phải là lý do khiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đây đề xuất và đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tổ chức Chương trình Kết nối Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam?
Đúng vậy. Dựa trên sáng kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chương trình Kết nối Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam đã diễn ra trong vòng 7 ngày, từ ngày 18 - 24/8/2018, với chủ đề “Sức mạnh Thăng Long - Trí tuệ Việt Nam”. Chương trình bao gồm một chuỗi hoạt động tại Hà Nội, TP.HCM và Quảng Ninh, trong đó tâm điểm là Lễ công bố Sáng kiến Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam.
Như tôi đã nói, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo thực sự trở thành “chìa khóa”, là con đường ngắn nhất để bước vào kỷ nguyên phát triển nhanh, bền vững. Bất kỳ quốc gia nào chậm chân trên con đường này thì chắc chắn không thể thành công.
Do vậy, thực hiện nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang khẩn trương phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng Chiến lược Quốc gia về cách mạng công nghiệp 4.0, trong đó, xây dựng các trung tâm đổi mới sáng tạo và huy động lực lượng nhân tài, trí thức trong lĩnh vực khoa học, công nghệ là nòng cốt.
Với Sáng kiến Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam, đã có hơn 100 nhà khoa học, chuyên gia công nghệ tiêu biểu cho thế hệ tài năng, trí thức người Việt đang học tập và làm việc ở nước ngoài hưởng ứng tham gia, cùng với hàng trăm nhà khoa học, chuyên gia công nghệ trong nước và các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu, cùng gặp gỡ, tạo mối liên kết, trao đổi, chia sẻ tầm nhìn, chiến lược phát triển khoa học - công nghệ và những ngành, lĩnh vực mà Việt Nam cần đẩy mạnh trong thời gian tới.
Các tài năng trẻ này có thể đến từ nhiều nơi trên thế giới, có thể khác nhau về học hàm, học vị, có cuộc sống khác nhau, nhưng tất cả đều có chung một thứ, đó là, họ đều là những người con đất Việt, đều là những tài năng, trí tuệ, đều khát khao cống hiến, chung tay xây dựng đất nước, vì một Việt Nam thịnh vượng. Có thể khẳng định rằng, họ là tài sản quý giá của đất nước.
Thông qua Sáng kiến Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam, các tài năng trẻ này sẽ kết nối nhiều hơn nữa với những tài năng, trí tuệ Việt Nam trên toàn thế giới, kết hợp với các nhà khoa học, các chuyên gia công nghệ, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài để tạo thành một sức mạnh mới, nguồn lực quan trọng, đưa đất nước ta không ngừng vươn lên, sánh vai cùng các quốc gia tiên tiến trên thế giới.
Chương trình mới đạt được những thành công bước đầu, nhưng chúng tôi hy vọng sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần đổi mới sáng tạo trong cộng đồng khoa học - công nghệ của đất nước, nhất là giới trẻ Việt Nam. Ngày hôm nay là một vài trăm tài năng, trí tuệ tiên phong, nhưng trong tương lai sẽ là hàng ngàn, hàng vạn tài năng, trí tuệ Việt Nam cùng chung tay, góp sức xây dựng đất nước ngày càng cường thịnh.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.