'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
- Theo ông, vì sao người dân ưa thích hộ kinh doanh hơn là việc “lên đời” thành doanh nghiệp?
Hộ kinh doanh được ưa thích vì có thể được đăng ký dễ dàng với thủ tục vô cùng đơn giản và có thể đăng ký ngay tại cơ quan chính quyền cấp huyện, thành phố. Các quy định, yêu cầu về việc chế độ kế toán, sổ sách hết sức đơn giản. Hộ kinh doanh không bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định và yêu cầu về bảo hiểm xã hội, ngành nghề kinh doanh có điều kiện, môi trường, phòng cháy chữa cháy... Quan trọng nhất là hộ kinh doanh có thể áp dụng hình thức thuế khoán do vậy mức thuế thực tế phải đóng thường rất thấp. Đây là một phương tiện vô cùng thuận tiện với chi phí thấp để người dân khởi nghiệp và kinh doanh.
- Nhiều ý kiến cho rằng cần đưa hộ kinh doanh vào phạm vi điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp - đang được tiến hành sửa đổi. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Việc bắt buộc tất cả các hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp là chưa phù hợp với thực tiễn ở nước ta. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự hoàn thiện của thể chế thị trường, yêu cầu dần chính thức hóa các hộ kinh doanh cá thể là cần thiết. Tuy nhiên, chúng ta cần có biện pháp phù hợp, có lộ trình, phù hợp với thực tiễn chứ không thể áp đặt các ý chí về mục tiêu phát triển doanh nghiệp cho quá trình này.
Hiện nay, hộ kinh doanh hiện là cách thức khởi nghiệp vô cùng thuận tiện và ít tốn kém cho người dân. Hàng năm có hàng trăm nghìn ý tưởng kinh doanh đã được hiện thực hóa dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể. Chúng ta không thể chỉ nhìn vào khu vực hộ kinh doanh thông qua hình ảnh của các hộ kinh doanh lớn tại các thành phố lớn mà còn cần nhìn vào hàng triệu hộ kinh doanh với quy mô siêu nhỏ ở các vùng nông thôn, vùng kém phát triển hơn, đang vất vả mưu sinh. Chúng ta không nên áp dụng cùng một quy định, chính sách với toàn bộ khu vực hộ kinh doanh cá thể vì tính đa dạng và khác biệt rất lớn của chính các phân tầng khác nhau của hộ kinh doanh cá thể. Với các nhóm hộ kinh doanh khác nhau, cần có các chính sách và quy định khác nhau.
Hơn nữa, quy định hình thức hộ kinh doanh cá thể là một loại hình doanh nghiệp hay hình thức kinh doanh trong Luật Doanh nghiệp sẽ không đúng về phương diện khoa học pháp lý, không phù hợp với thông lệ quốc tế và nó sẽ phá vỡ các quy định về hình thức doanh nghiệp hiện đang quy định trong Luật Doanh nghiệp hiện nay.
Nâng cao tính chính thức hóa hay địa vị pháp lý của hộ kinh doanh cá thể không thể được giải quyết bằng việc đưa hình thức hộ kinh doanh cá thể vào Luật Doanh nghiệp. Để có tác động tới sự phát triển chính thức hơn của khu vực doanh nghiệp, chúng ta không cần đưa hình thức hộ kinh doanh cá thể vào Luật Doanh nghiệp mà chỉ cần điều chỉnh những quy định hiện có. Chúng ta phải tuân thủ nguyên tắc thị trường, tôn trọng quyền tự do kinh doanh, tự do lựa chọn hình thức kinh doanh của người dân. Với vai trò kiến tạo, Nhà nước nên lựa chọn các giải pháp chính sách phù hợp với thị trường, với thông lệ quốc tế để điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp, người dân hơn là đưa ra các quyết định mang tính bắt buộc, cưỡng ép và có thể gây tổn hại tới hoạt động bình thường của hàng triệu cơ sở kinh doanh và hàng triệu người lao động trong khu vực này.
- Theo ông đâu là những cải cách cần thiết nhằm nâng cao tính chính thức, địa vị pháp lý và nâng cao hiệu quả, năng suất hoạt động của khu vực hộ kinh doanh cá thể?
Việc sửa đổi Luật Doanh nghiệp sắp tới sẽ là một cơ hội hết sức quý giá để cải cách khu vực hộ kinh doanh và nâng cao hiệu quả, năng suất hoạt động và tính chính thức của khu vực này. Chúng ta hoàn toàn có thể đạt được các mục tiêu về cải cách hộ kinh doanh bằng việc đưa ra một số sửa đổi, cải cách ở một số nội dung của Luật mà không cần phải đưa hình thức hộ kinh doanh cá thể vào Luật này hoặc thậm chí không cần nhắc tới cụm từ hộ kinh doanh cá thể trong Luật Doanh nghiệp.
Trước tiên, chúng ta cần gọi đúng tên của loại hình doanh nghiệp tư nhân hiện nay trong Luật Doanh nghiệp là doanh nghiệp một chủ hay doanh nghiệp cá thể. Đồng thời tiến hành phân cấp cho phép việc đăng ký doanh nghiệp một chủ hay doanh nghiệp cá thể này có thể được thực hiện tại cơ quan chính quyền cấp huyện tại 713 huyện, thị, thành phố, nơi các hộ kinh doanh cá thể đang đăng ký kinh doanh như hiện nay. Do vậy, việc đăng ký hộ kinh doanh và đăng ký doanh nghiệp sẽ có thể được thực hiện tại cùng một địa điểm, do cùng một cán bộ thụ lý hồ sơ. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi, giúp cán bộ thụ lý hồ sơ dễ dàng tư vấn về lợi ích và khuyến khích người dân chuyển sang đăng ký theo hình thức doanh nghiệp tư nhân (doanh nghiệp cá thể) thay vì ý định ban đầu là hộ kinh doanh.
Thứ hai và hết sức quan trọng là để khuyến khích được người dân, cần có biện pháp để các doanh nghiệp tư nhân doanh nghiệp tư nhân (doanh nghiệp cá thể/ doanh nghiệp một chủ) cũng là một phương tiện kinh doanh thuận tiện và chi phí thấp. Điều bất cập hiện nay là các hình thức doanh nghiệp tư nhân vốn có bản chất rất giống với hộ kinh doanh cá thể, hiện đang phải tuân thủ các quy định về chế độ kế toán, thuế, bảo hiểm xã hội… giống như các công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần (thường có hàng chục hoặc hàng trăm nhân viên). Cần cải cách mạnh mẽ các quy định này bảo đảm rằng các gánh nặng về chi phí tuân thủ, gánh nặng về pháp lý, về thuế áp dụng đối với các doanh nghiệp cá thể/doanh nghiệp một chủ sẽ không cao hơn nhiều so với mức mà các hộ kinh doanh hiện nay. Khi đó, đứng trước những lợi ích và chi phí của việc đăng ký theo hình thức doanh nghiệp một chủ hay doanh nghiệp cá thể này (bản chất là loại hình doanh nghiệp tư nhân theo tên gọi hiện nay trong Luật Doanh nghiệp), chắc hẳn nhiều chủ hộ kinh doanh cá thể khi khởi nghiệp sẽ lựa chọn đăng ký theo hình thức này theo Luật Doanh nghiệp hơn là hình thức hộ kinh doanh cá thể.
- Ông có thể chia sẻ kinh nghiệm của thế giới về vấn đề này?
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy hình thức doanh nghiệp cá thể hay doanh nghiệp một chủ (loại hình doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam) là hình thức rất được ưa chuộng ở nhiều nước. Ví dụ như tại Liên minh châu Âu, trong số 2,3 triệu doanh nghiệp được thành lập trong năm 2012, 70% được đăng ký dưới hình thức doanh nghiệp một chủ. Tỷ lệ này đặc biệt cao tại một số quốc gia như Pháp là 92,3%, Ba Lan 86,9%, Hà Lan 86,4%... Các quốc gia này không có hình thức hộ kinh doanh cá thể song doanh nghiệp một chủ này có bản chất rất giống với hình thức hộ kinh doanh tại Việt Nam.
Trái ngược với các quốc gia tiên tiến này, hình thức doanh nghiệp tư nhân (bản chất là doanh nghiệp cá thể hay doanh nghiệp một chủ) như quy định trong Luật Doanh nghiệp chỉ chiếm vỏn vẹn 2,47% trong tổng số các doanh nghiệp được đăng ký theo Luật Doanh nghiệp vào năm 2017. Trong khi đó, một hình thức doanh nghiệp không có tên trong Luật Doanh nghiệp là hộ kinh doanh cá thể lại rất phổ biến và được người dân ưa thích. Quá trình sửa đổi Luật Doanh nghiệp là cơ hội để xóa bỏ nghịch lý này và tạo cơ hội cải cách, chính thức hóa khu vực hộ kinh doanh cá thể một cách phù hợp nhất với bối cảnh của Việt Nam.
Xin cảm ơn ông!
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.