Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Nam A Bank đã giảm lãi suất cho vay với mức giảm từ 0,5-1.5%/năm (đối với khách hàng cá nhân) và từ 0,2-0,5%/năm (đối với khách hàng pháp nhân).
Không chỉ với vốn tiêu dùng thế chấp tài sản, Nam A Bank còn đẩy mạnh cho vay tiêu dùng tín chấp.
Theo đó, cá nhân có thể tiếp cận vốn tiêu dùng, mua và sửa chửa nhà tại Nam A Bank với lãi suất ưu đãi trong thời gian đầu từ 7-8%/năm, sau đó cộng biên độ khoảng 3-3,5%/năm.
Khách hàng vay tiêu dùng tại ABBank sẽ được hưởng mức lãi suất 7%/năm cố định trong 6 tháng đầu của khoản vay. Bên cạnh lãi suất ưu đãi, thủ tục đơn giản cùng chính sách vay linh hoạt cũng là yếu tố được ABBank chú trọng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng như cho vay bất động sản, cho vay mua xe ô tô, cho vay sản xuất kinh doanh trả góp, cho vay tiêu dùng có thế chấp.
Ngoài ra, ABBank còn có nhiều gói vay khác để đáp ứng nhu cầu vốn đa dạng trong dịp Tết, với lãi suất từ 8,2-9%/năm, miễn phí trả nợ trước hạn...
Thực tế cho thấy, trong bối cảnh thị trường cạnh tranh, nhất là khi có nhiều công ty tham gia mảng tín dụng tiêu dùng, nên “miếng bánh” thị phần phải cạnh tranh khốc liệt.
Mặt khác, tăng trưởng tín dụng năm 2019 của các ngân hàng được hạn chế bởi hạn mức được phân bổ xuống từ Ngân hàng Nhà nước từ đầu năm, nên nhà băng không dễ tăng dư nợ cho vay.
Ðơn cử, tại ABBank, tín dụng đến hết tháng 11/2019 tăng trưởng 90% kế hoạch, đạt 55.221 tỷ đồng. Dư nợ ABBank cả năm 2019 ước tăng trưởng khoảng 10%, đúng bằng hạn mức được giao từ đầu năm.
Tại Nam A Bank, với chiến lược đẩy mạnh cho vay nhỏ, lẻ trong những năm qua, ngân hàng này thường ưu tiên vốn cho vay tiêu dùng cá nhân. Hiện Nam A Bank còn cho vay góp chợ, cho vay kinh doanh tự do, vay mua nhà...
Ðể có được thị phần trong phân khúc này, các ngân hàng quy mô nhỏ không chỉ phải cạnh tranh với nhau, mà còn phải đối mặt với sức ép từ các ngân hàng quy mô lớn hơn, nhất là với ngân hàng đang sở hữu công ty tài chính.
Chẳng hạn, VPBank có chương trình cho vay hỗ trợ tới 80% giá trị khoản vay, thời gian vay tối đa 8 năm và khách hàng được lựa chọn một trong các mức lãi suất: 6,9%/năm cố định trong 3 tháng đầu tiên; 9%/năm cố định trong 6 tháng đầu tiên; 8,9%/năm cố định trong 12 tháng đầu tiên…, thời gian giải ngân nhanh, trong vòng 4 giờ sau khi hồ sơ được phê duyệt.
Ông Kalidas Ghose, Phó chủ tịch Hội đồng thành viêm kiêm Tổng giám đốc FE Credit cho biết, năm 2019 là năm thuận lợi cho lĩnh vực tài chính tiêu dùng.
Công nghệ xung quanh nền tảng tài chính tiêu dùng đang thay đổi nhanh chóng, giúp lĩnh vực này dễ tiếp cận hơn với khách hàng.
“Người tiêu dùng Việt Nam chấp nhận sản phẩm từ các công ty tài chính tiêu dùng nhanh hơn so với trước đây và điều này giúp lợi nhuận của ngành tăng trưởng tốt hơn. Tôi tin rằng, xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới”, ông Kalidas Ghose nhận định.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng 11 tháng đầu năm 2019 đạt hơn 10%, tương đương mức tăng trưởng tín dụng của 9 tháng năm 2018, trong khi mục tiêu đặt ra trong năm nay ở mức 14%, tức là dư địa tăng trưởng còn nhiều.
Tại TP. HCM, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh TP. HCM cho biết, trong 11 tháng qua, tăng trưởng tín dụng của Thành phố đạt 12,4%.
Riêng về tài chính tiêu dùng, ông Minh thông tin, tổng dư nợ cho vay lĩnh vực này của các ngân hàng và công ty tài chính trên địa bàn TP. HCM đến cuối tháng 10/2019 đạt 450.000 tỷ đồng.
Trong giai đoạn 2016-2018, mức tăng trưởng dư nợ cho vay tài chính tiêu dùng đạt bình quân 36%/năm và tiếp tục tăng mạnh trong 3 quý đầu năm nay.
“Việc phát triển tín dụng tiêu dùng đã và đang giúp người dân tiếp cận được nguồn vốn vay chính thức, góp phần đẩy lùi tình trạng ‘tín dụng đen’, nhưng cũng cần quan tâm tới rủi ro tín dụng bất động sản ‘núp bóng’ tiêu dùng”, ông Minh lưu ý và thông tin thêm, nợ xấu trong cho vay tiêu dùng đến hết tháng 10/2019 tại TP. HCM đạt 10.289 tỷ đồng, chiếm 2,28% tổng dư nợ tiêu dùng.
TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính - ngân hàng cho hay, hệ thống cho vay tiêu dùng hiện nay khá đa dạng và đã đáp ứng nhiều hơn nhu cầu ngày càng tăng của người dân.
Ðiều cần lưu ý là người đi vay cần tìm hiểu rõ thông tin pháp lý của đơn vị cho vay trước khi quyết định nộp hồ sơ vay, tìm hiểu kỹ quy định, điều khoản về lãi suất và cân nhắc với khả năng trả nợ.
Theo ông Lực, nếu khách hàng có một kế hoạch chi tiêu hợp lý, cân đối tài chính thông minh, thì vay tiêu dùng sẽ là một lựa chọn hữu hiệu để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của bản thân và gia đình.
Xem thêm >> 'Lấn sân' mảng Chăm sóc cá nhân và gia đình, Masan Consumer chào mua 60% cổ phần Bột giặt Net
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.