Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
GS Nguyễn Mại nói:
"Nhiều nhà đầu tư lớn (TNCs) đã thành lập các trung tâm nghiên cứu phát triển (R&D) như Bosch, Intel, Samsung. Riêng Samsung đã xây dựng trung tâm nghiên cứu phát triển cả ở Hà Nội và TP. HCM vào năm 2017.
Đặc biệt, hoạt động M&A (mua bán, sáp nhập) tăng trưởng rất nhanh từ 4 tỷ USD năm 2016 lên 5,8 tỷ USD năm 2017. Đây là xu hướng tích cực, đa dạng hóa hình thức FDI tại Việt Nam so với trước đây. Các doanh nghiệp cổ phần hóa đã hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ riêng các ngành bia, sữa mà còn nhiều ngành nghề khác. Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã có thay đổi rất lớn, thu hút được một lượng vốn lớn từ các nhà đầu nước ngoài.
Tôi cho rằng đây là xu hướng không thể đảo ngược ít nhất trong giai đoạn từ 2018 cho đến 2020".
- Thưa Giáo sư, chúng ta đang tổng kết 30 năm FDI tại Việt Nam. Theo Giáo sư, đâu là những yếu tố cần lưu ý để có định hướng đúng cho việc thu hút FDI trong thời gian tới?
Thế giới hiện nay đang biến đổi nhanh chóng, khó lường trước, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch có xu hướng phục hồi; kinh tế ảo với những phương thức mới chưa có tiền lệ đang phát triển nhanh chóng; thị trường, giá cả hàng hóa và dịch vụ biến động thường xuyên; dòng vốn đầu tư quốc tế chuyển dịch qua biên giới tùy thuộc vào môi trường đầu tư, trong đó vốn FDI vẫn có xu hướng gia tăng trong những năm sắp đến.
Việt Nam đã có vị thế ngày càng cao trong khu vực, có môi trường chính trị, kinh tế vĩ mô ổn định, đang thực hiện cải cách bộ máy nhà nước và nâng cao trình độ quản trị của đội ngũ công chức; năng lực nội sinh đã gia tăng với khoảng 640 nghìn doanh nghiệp, trong đó có hàng trăm tập đoàn kinh tế lớn, đang hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới, trong đó có việc tham gia Cộng đồng ASEAN và nhiều FTA thế hệ mới.
Theo Báo cáo của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Trường đại học Cornell và Viện nghiên cứu INSTEAD công bố ngày 15/6, Việt Nam được xếp hạng thứ 47/127 về đổi mới sáng tạo toàn cầu, tăng 12 bậc so với 2016; trong ASEAN, Việt Nam đứng trên Thái Lan, được đánh giá có thế mạnh đầu ra tri thức và công nghệ; chỉ số phức tạp/đa dạng của thị trường; chỉ số phức tạp/đa dạng kinh doanh; chỉ số đầu ra sáng tạo và chỉ số tăng trưởng đầu tư cho giáo dục…
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đang đòi hỏi phải nghiên cứu điều chỉnh chiến lược phát triển ngành và lĩnh vực ưu tiên để tạo dụng cơ hội mới đẩy nhanh công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại.
- Từ những yếu tố nói trên, theo Giáo sư, trong những năm tới, chúng ta cần ưu tiên thu hút FDI vào các ngành và sản phẩm nào?
Tôi cho rằng, chúng ta cần tiếp tục ưu tiên thu hút FDI vào công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường, ít gây hiệu ứng nhà kính, giáo dục và đào tạo, nghiên cứu & phát triển, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, dịch vụ hiện đại, cơ sở hạ tầng thì cần tiếp cận với các công nghệ tương lai của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để tạo ra giá trị gia tăng lớn như công nghệ thông tin, điện tử, Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn (SMA), cơ khí chế tạo, tự động hóa, công nghệ sinh học.
Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh thì không nên thu hút thêm dự án FDI sản xuất xi măng, sắt thép, lọc hóa dầu; hạn chế bằng cách chọn lựa nhà đầu tư và công nghệ hiện đại thực hiện một số dự án nhiệt điện than, khí; đồng thời khuyến khích bằng chính sách ưu đãi đủ hấp dẫn các tập đoàn kinh tế lớn vào các dự án điện mặt trời, điện gió, điện tái tạo và trong tương lai gần là điện thủy triều.
Những địa phương đã có trình độ phát triển khá thì chủ yếu tiếp nhận dự án FDI vào ngành và sản phẩm có hàm lượng trí tuệ và giá trị gia tăng cao để thực hiện mục tiêu tái cấu trúc nền kinh tế theo mô hình tăng trưởng mới; không tiếp nhận dự án thâm dụng lao động, dự án không thân thiện với môi trường.
Những địa phương có trình độ phát triển còn thấp thì cần tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại để rút ngắn khoảng cách với các trung tâm kinh tế lớn của vùng kinh tế, đồng thời có chính sách ưu đãi cao đối với những dự án FDI thâm dụng lao đông như dệt may, da dày; tận dụng thế mạnh từ sự khác biệt của từng địa phương để thu hút FDI vào dự án khai thác tiềm năng, phát triển sản phẩm và dịch vụ, du lịch của tỉnh và vùng kinh tế; đồng thời tận dụng điều kiện địa lý để kết nối với các doanh nghiệp FDI ở địa phương phụ cận nhằm thu hút FDI vào công nghệ và dịch vụ hiện đại.
- Những thị trường và đối tác nào nên được quan tâm, thưa Giáo sư?
Trong khi vẫn tiếp tục thu hút FDI từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì cần coi trọng hơn vốn đầu tư từ các tập đoàn kinh tế (TNCs) hàng đầu thế giới trong ngành và lĩnh vực công nghệ cao để tạo ra sản phẩm mới có giá trị gia tăng lớn và chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Việc Tập đoàn công nghiệp điện tử hàng đầu thế giới là Samsung chọn Việt Nam làm cứ điểm sản xuất điện thoại di động, smartphone, máy tính bảng… đã minh chứng tính hấp dẫn của nước ta.
Hàn Quốc, Nhật Bản với quan hệ đối tác chiến lược đáng tin cậy của nước ta, với tiềm năng kinh tế và công nghệ hàng đầu thế giới vẫn là hai đối tác lớn nhất, cần khai thác tốt hơn nữa các kênh hợp tác xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch đã hình thành và khuyến khích ý tưởng, sáng kiến mới để thu hút nhiều hơn, có hiệu quả hơn vốn FDI từ hai nước này.
Trung Quốc là nhà đầu tư tiềm năng đang triển khai nhiều dự án quy mô lớn tại nước ta, có triển vọng sẽ trở thành một trong những quốc gia đứng đầu trong thu hút FDI của Việt Nam. Cảnh giác đối với ý đồ và hoạt động nhằm mục đích kiềm chế Việt Nam là cần thiết, nhưng không vì thế mà không tìm cách tận dụng lợi thế về địa lý, truyền thống giao lưu kinh tế, văn hóa giữa doanh nghiệp, nhân dân hai nước để lựa chọn dự án, nhà đầu tư trên cơ sở bảo đảm lợi ích dân tộc, góp phần thực hiện mục tiêu láng giềng hữu nghị, hợp tác cùng phát triển giữa Việt Nam với Trung Quốc.
Việc hình thành Cộng đồng ASEAN thì FDI giữa các nước thành viên với nhau và FDI từ nhà đầu tư ngoài khối vào ASEAN được điều chỉnh từ Hiệp định đầu tư toàn diện (ACIA) được ký ngày 26/12/2009 và có hiệu lực từ ngày 29/3/2012; theo đó hoạt động đầu tư của ASEAN bao gồm 4 trụ cột: tự do hóa đầu tư, bảo hộ đầu tư, thuận lợi hóa đầu tư và xúc tiến đầu tư. Tận dụng tốt hơn việc hình thành thị trường chung, chu chuyển hàng hóa, vốn, lao động có tay nghề giữa các nước thành viên để thu hút nhiều hơn và có hiệu quả hơn FDI cũng như hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại các nước ASEAN.
Mỹ và EU vẫn là thị trường lớn nhất thế giới, có nhiều nhà đầu tư tiềm năng vào công nghệ và dịch vụ hiện đại; do đó cần có các hoạt động xúc tiến đầu tư thích hợp với từng loại hình doanh nghiệp, đặc điểm từng quốc gia, đáp ứng đòi hỏi cao của các TNCs hàng đầu thế giới về sở hữu trị tuệ, chống tham nhũng, thực thi nghiêm chỉnh pháp luật với bộ máy hành chính và công chức hợp tác và hỗ trợ nhà đầu tư. Triển vọng thu hút nhiều hơn vốn FDI từ Mỹ và EU phụ thuộc chủ yếu vào việc giải quyết tốt những đòi hỏi của nhà đầu tư về công khai, minh bạch, dễ dự báo của hệ thống luật pháp và thực thi pháp luật của nước ta.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.