'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Kể từ ngày 01/08/2022, việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng sẽ được triển khai trên tất cả các tuyến đường cao tốc tại Việt Nam. Mọi phương tiện muốn vào đường cao tốc sẽ phải mở tài khoản thu phí và gắn thẻ đầu cuối, để thực hiện thu phí điện tử không dừng.
Người điều khiển ô tô không gắn thẻ đầu cuối, hoặc gắn thẻ đầu cuối mà số tiền trong tài khoản thu phí không đủ để chi trả khi qua trạm thu phí sẽ bị phạt 2 - 3 triệu đồng, đồng thời còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 1 - 3 tháng (theo điểm c khoản 4 và điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Cuối tháng 7, đầu tháng 8 năm 2022, cả hai doanh nghiệp thu phí là Công ty TNHH Thu phí tự động VETC và Công ty Cổ phần Giao thông số Việt Nam (VDTC) đều có thay đổi chính sách. Nếu như trước đây, việc gắn thẻ đầu cuối là miễn phí, chỉ tính phí từ lần thứ hai trở đi, thì nay sẽ tính phí 120.000 đồng/thẻ ngay từ lần đầu. Dễ thấy đây là thay đổi nhằm thúc đẩy toàn bộ các chủ phương tiện mở tài khoản và gắn thẻ đầu cuối để thực hiện thu phí điện tử không dừng.
Tuy nhiên, trong những ngày qua, một vấn đề gây nhiều bức xúc cho các chủ phương tiện, đó là việc nạp tiền vào tài khoản thu phí điện tử không dừng phải chịu mức phí tương đối cao, từ 1-3% giá trị số tiền nạp vào.
Mặc dù VDTC và VETC có triển khai một số phương thức nạp tiền vào tài khoản không mất phí, thông qua một số đối tác là ngân hàng hay ví điện tử, tuy nhiên số lượng ngân hàng và ví điện tử miễn phí nạp tiền vào tài khoản thu phí là rất ít, không phải người lái xe nào cũng có thể sử dụng phương thức này.
Trước đây, khi thực hiện thu phí thủ công, người lái xe không phải chịu thêm bất cứ khoản tiền nào khi nộp phí bằng tiền mặt. Khoản chi phí hành thu (xây dựng và vận hành trạm thu phí, thuê nhân sự…) được trích lại cho đơn vị thu phí theo thỏa thuận khi thực hiện dự án, thường ở mức 6% doanh thu qua trạm. Hiểu một cách đơn giản: nếu một lái xe qua trạm và nộp phí thủ công 1 triệu đồng, thì có 60.000 đồng được trích lại để trả cho đơn vị thu phí.
Khi triển khai thu phí theo hình thức điện tử không dừng, khoản chi phí hành thu được gọi chính thức là chi phí dịch vụ thu phí điện tử không dừng, theo Điều 13, Quyết định 19/2020/QĐ-TTg ngày 17/06/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng. Chi phí này hiện được xác định bằng 5% doanh thu thu phí tự động qua trạm; và kể từ ngày 01/08/2022, số thu phí tự động qua trạm cũng bằng với tổng số thu qua trạm, do Việt Nam đã chuyển hoàn toàn sang thu phí điện tử không dừng trên đường cao tốc.
Theo Điều 13, Quyết định 19/2020/QĐ-TTg, chi phí dịch vụ thu phí điện tử không dừng là nguồn thu cho nhà cung cấp dịch vụ thu phí để hoàn vốn đầu tư, xây dựng, cải tạo, quản lý, vận hành, bảo trì dự án thu phí điện tử không dừng. Sau khi trừ đi chi phí dịch vụ thu phí điện tử không dừng, số tiền thu được tại các trạm thu phí điện tử không dừng sẽ được chuyển cho nhà đầu tư dự án để đảm bảo hoàn vốn.
Như vậy, các doanh nghiệp thu phí điện tử không dừng đã được hưởng chi phí hành thu bằng 5% tổng số thu qua trạm. Chi phí phát sinh khi nạp tiền vào tài khoản thu phí điện tử không dừng cần được hiểu là một chi phí vận hành dự án thu phí, và phải được chi trả bằng nguồn chi phí hành thu của doanh nghiệp thu phí.
Trả lời báo chí, đại diện các doanh nghiệp thu phí cho biết đây là khoản phí do các nền tảng trung gian thanh toán (ngân hàng, ví điện tử) thu, và do vậy doanh nghiệp thu phí cũng không được hưởng. Tuy nhiên, việc bắt người lái xe phải chịu chi phí này là không hợp lý, làm phát sinh thêm gánh nặng tài chính so với việc thu phí thủ công.
Để so sánh, nếu như trước đây thực hiện thu phí thủ công, nhà nước trích 6% doanh thu qua trạm để làm chi phí hành thu cho đơn vị thu phí; thì nay khi thực hiện thu phí điện tử không dừng, nhà nước trích 5% doanh thu qua trạm làm chi phí hành thu cho doanh nghiệp thu phí điện tử không dừng, tiết kiệm được 1% doanh thu cho ngân sách nhà nước (cũng chính là tiết kiệm tiền thuế của nhân dân). Thế nhưng, đa số người dân lại phải mất thêm 1% - 3% chi phí nạp tiền vào tài khoản thu phí, thì trên thực tế việc triển khai thu phí điện tử không dừng còn làm tốn kém của nhân dân hơn so với thu phí thủ công.
Thu phí điện tử không dừng là hình thức thu phí tiên tiến, không sử dụng tiền mặt, có nhiều điểm ưu việt hơn thu phí thủ công, như tiết kiệm thời gian, công sức, tăng tốc độ xe lưu thông qua trạm, tăng cường công khai, minh bạch, hạn chế tiêu cực trong thực hiện dự án…
Tuy nhiên, việc thực hiện thu phí điện tử không dừng cần phải triển khai theo nguyên tắc không làm phát sinh thêm gánh nặng tài chính cho người lái xe, thậm chí còn phải có cơ chế khuyến khích người dân chuyển sang thu phí điện tử không dừng. Ở nhiều quốc gia, người dân được giảm 1% - 2% số tiền khi thực hiện thu phí tự động không dừng thay cho tiền mặt, ở Thái Lan là 5% và cá biệt ở Nga có lúc giảm đến 30% số tiền.
Mặc dù giảm số tiền phải nộp cho người dân, nhưng ngân sách nhà nước vẫn không bị thiệt thòi, bởi việc thu phí tự động không dừng ở quy mô lớn (hàng triệu đến hàng chục triệu xe) sẽ tiết kiệm hơn nhiều so với thu phí thủ công. Quan trọng hơn, thu phí theo hình thức điện tử không dừng sẽ xóa bỏ nguy cơ tiêu cực, gian lận trong thu phí, chống thất thu đáng kể cho ngân sách nhà nước.
Ở Việt Nam hiện nay, do đã thực hiện bắt buộc thu phí điện tử không dừng và có chế tài xử phạt vi phạm, nên không nhất thiết phải áp dụng các cơ chế khuyến khích, song nhà nước và doanh nghiệp thu phí điện tử không dừng cần phải có ứng xử thỏa đáng với người lái xe, để thu phí điện tử không dừng thực sự phát huy được những ưu điểm của mình:
Thứ nhất, miễn phí hoàn toàn các khoản chi phí khi người dân sử dụng dịch vụ thu phí điện tử không dừng. Về lâu dài, các doanh nghiệp thu phí điện tử không dừng phải đàm phán với các ngân hàng và doanh nghiệp ví điện tử để giảm mức phí trung gian khi chủ phương tiện nạp tiền vào tài khoản thu phí. Còn về trước mắt, các chi phí trung gian khi người tiêu dùng nạp tiền vào tài khoản sẽ phải tính vào chi phí dịch vụ thu phí điện tử không dừng, do doanh nghiệp dịch vụ thu phí chi trả.
Thứ hai, do đã có chế tài xử phạt nếu như lái xe không gắn thẻ đầu cuối hay không có đủ tiền trong tài khoản mà vào đường cao tốc, nên không cần áp dụng các chính sách như thu phí gắn thẻ lần đầu hay bắt buộc duy trì số dư tối thiểu trong tài khoản thu phí (chính sách này đã được bãi bỏ cách đây ít ngày).
Về nguyên tắc, thu phí điện tử không dừng không được làm phát sinh các gánh nặng tài chính cho người lái xe so với thu phí thủ công, nên việc thu phí 120.000 đồng khi gắn thẻ đầu cuối lần đầu là không hợp lí (khi thu phí thủ công, người lái xe hoàn toàn không phải chi trả chi phí này). Việc thu phí gắn thẻ đầu cuối từ lần thứ hai trở đi có thể được chấp nhận, nhưng phải thay thế miễn phí trong trường hợp thẻ đầu cuối bị hư hỏng không phải do lỗi của người lái xe.
Để khuyến khích người lái xe duy trì số dư lớn trong tài khoản, tránh việc bị ùn tắc khi xe qua trạm do không đủ tiền nộp phí, bên cạnh chế tài xử phạt hành chính của nhà nước, doanh nghiệp thu phí điện tử không dừng có thể áp dụng các hình thức khuyến mại như trả lãi cho số tiền trong tài khoản thu phí, hoặc chiết khấu trong trường hợp nạp nhiều tiền vào tài khoản.
Thứ ba, khi đã triển khai rộng rãi việc thu phí điện tử không dừng, doanh thu của doanh nghiệp thu phí sẽ tăng mạnh, nhà nước cần cập nhật lại phương án tài chính của doanh nghiệp thu phí điện tử không dừng, tiến tới đàm phán hạ thấp mức chi phí hành thu được trích lại, từ mức 5% có thể xuống 4%, 3%, hoặc thấp hơn nữa; cần hoàn thiện hành lang pháp lý, xây dựng cơ chế cạnh tranh theo quy luật thị trường, để thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ thu phí điện tử không dừng.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.