Lãi suất cho vay mua nhà, sửa chữa nhà cửa của các ngân hàng hiện nay đã tăng từ 0,5 - 1,5%/năm.
Các ngân hàng điều chỉnh tỷ lệ cho vay bất động sản
Đây là động thái nhằm tăng cường kiểm soát tăng trưởng tín dụng bất động sản, dồn vốn cho vay sản xuất, kinh doanh.
Tăng lãi suất, hạn chế cầm cố sổ tiết kiệm
Vào giữa tháng 4, nhân viên BIDV tên Xuân tư vấn cho chúng tôi hồ sơ vay mua nhà bao gồm các giấy tờ như hợp đồng lao động, giấy tờ nhà thế chấp, bảng sao kê lương chứng minh thu nhập, hộ khẩu… Liên quan đến phần lãi vay, nữ nhân viên cho biết khách hàng có thể chọn mức ưu đãi 7,5%/năm trong năm đầu tiên vay hoặc 8 - 8,2%/năm cố định trong vòng 2 năm.
Đối với lãi suất sau thời gian ưu đãi sẽ được tính bằng lãi suất huy động tiết kiệm 12 tháng cộng với biên độ từ 4 - 4,5% tùy theo mức xét duyệt tín nhiệm, tương đương 9,5 - 10%/năm. Chỉ tính riêng mức lãi suất cho vay ưu đãi 7,5 - 8,2%/năm hiện cao hơn từ 1,3 - 1,8%/năm so với chương trình mà nhà băng này công bố vào tháng 1, chỉ ở khoảng 6,2 - 6,4%/năm.
Tương tự, nhân viên TPBank tên T.B tư vấn cho chúng tôi mức lãi suất cho vay cá nhân mua nhà hiện nay tăng từ 0,3 - 0,5%/năm, lên 7,9%/năm cố định trong 6 tháng vay đầu hoặc 8,9%/năm cố định trong 12 tháng. Sau thời gian ưu đãi, lãi suất cho vay sẽ được tính bằng lãi suất cơ sở kỳ hạn 3 tháng (hiện là 8%) cộng với biên độ 3,7%, lên 11,7%/năm. Trong trường hợp khách hàng vay mua thêm gói bảo hiểm nhân thọ, lãi vay sẽ được giảm từ 0,2 - 0,8%/năm tùy theo mức phí bảo hiểm thực hiện.
Là ngân hàng (NH) có mức lãi vay cho vay mua nhà khá thấp trên thị trường, Shinhan Bank mới đây cũng điều chỉnh tăng lãi suất cho vay mua nhà từ 0,5 - 1% so với mức cũ. Theo đó, lãi vay cố định trong 6 tháng đầu tăng mạnh nhất, từ 3,9%/năm lên 4,9%/năm, còn lãi vay cố định trong 36 tháng đầu từ 7,6%/năm lên 8,2%/năm, hay lãi vay cố định trong 60 tháng đầu từ 7,9%/năm lên 8,4%/năm. Tình hình thị trường cho vay mua nhà đất những tháng gần đây hoàn toàn trái ngược so với cùng kỳ năm ngoái. Các nhà băng không còn tung ra các gói chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi thấp như trước.
Ngoài ra, NH còn hạn chế cho vay cầm cố sổ tiết kiệm nhằm tránh hiện tượng đầu cơ bất động sản (BĐS). Sacombank không những dừng cho vay nhà đất mà còn yêu cầu các đơn vị trong hệ thống không thực hiện huy động - cho vay cầm cố sổ cùng lúc. Các đơn vị trong hệ thống Sacombank chỉ được giải ngân cầm cố sổ tiết kiệm do NH phát hành với tỷ lệ cho vay tối đa 85% và đã gửi nửa thời gian. Cầm cố sổ tiết kiệm là một trong những sản phẩm được các nhà băng triển khai từ nhiều chục năm nay nhằm giải quyết nhu cầu cần tiền đột xuất của khách hàng gửi tiết kiệm. Thế nhưng gần đây, xuất hiện hiện tượng khách hàng sử dụng cầm cố sổ tiết kiệm lướt sóng đầu cơ BĐS trong khoảng thời gian ngắn.
Không khóa van nhưng “siết”
Trước thông tin Ngân hàng Nhà nước (NHNN) “khóa van” tỷ lệ cho vay BĐS ở mức 8% trên tổng tín dụng chung, nếu vượt mức này nhà điều hành sẽ “tuýt còi”, bà Hà Thu Giang, Phó vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế NHNN, khẳng định thông tin này là không chính xác. NHNN chỉ kiểm soát an toàn vốn theo các chỉ tiêu theo quy định, các NH tự điều tiết vốn chảy vào lĩnh vực nào.
Tỷ trọng tín dụng cho vay BĐS (bao gồm cả kinh doanh và cho vay tiêu dùng) những năm gần đây chiếm 18 - 20% tổng dư nợ, vào khoảng 2 triệu tỉ đồng. BĐS là một trong những lĩnh vực rủi ro cao được NHNN “nhắc” các NH lưu ý từ nhiều năm nay. Trước tình hình giá nhà đất “nhảy múa” nóng sốt ở một số tỉnh thành gần đây, có thể các NH có động thái dè chừng hơn trong cho vay lĩnh vực này, chuyển hướng tập trung dòng vốn cho vay vào sản xuất, kinh doanh.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội NH Việt Nam, nhận xét: “Kiểm soát tăng trưởng tín dụng lĩnh vực BĐS trong bối cảnh hiện nay là điều cần thiết. Nó còn nhằm mục đích để thị trường BĐS phát triển lành mạnh vào các dòng sản phẩm đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân. Dòng vốn tín dụng cần được ưu tiên đẩy mạnh vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nhiều hơn”.
Một điểm mới trong năm nay tác động đến tín dụng BĐS, đó là Thông tư 23/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 52/2018 của NHNN quy định xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh NH nước ngoài có quy định thêm chỉ tiêu tỷ lệ dư nợ tín dụng để đầu tư, kinh doanh BĐS so với tổng dư nợ tín dụng (không bao gồm dư nợ tín dụng đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh NH nước ngoài khác) có giá trị càng lớn thì mức độ rủi ro càng tăng.
Thông tư 23 áp dụng từ ngày 15/2/2022. Với chỉ tiêu mới bổ sung này, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB, nhận xét đây chỉ là một trong những chỉ tiêu mà các NH cần thực hiện điều chỉnh để được xếp hạng tín nhiệm tốt hơn, điều này có liên quan đến việc cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng trong năm của từng NH. Những năm trước, NHNN liên tục khuyến nghị các NH cho vay lĩnh vực rủi ro, trong đó có BĐS.
Định hướng này đã được hiện thực thông qua Thông tư 23, quy định càng rõ nét hơn định hướng của cơ quan chức năng qua các chỉ tiêu đánh giá xếp hạng. Từ đó, các NH sẽ điều chỉnh dòng tín dụng sao cho phù hợp và tự đưa ra tỷ lệ để kiểm soát tăng trưởng tín dụng BĐS. Dù vậy, ông Tùng khẳng định các NH không cấm cho vay mua nhà để ở. Những người đi mua nhà, không phải ai cũng đầu cơ, do đó NH tập trung vào thiết kế các sản phẩm cho vay với những căn hộ có giá trị từ 2 - 2,5 tỉ đồng, phù hợp với nhu cầu nhà ở khá cao trên thị trường hiện nay.
Ông Phan Viết Cường, Giám đốc khối khách hàng cá nhân NH Bản Việt, cũng thông tin đối với cho vay mua nhà để ở, NH vẫn triển khai cho vay chứ không quá siết. Riêng cho vay kinh doanh BĐS thì thận trọng hơn nhiều. Lãi suất vay tăng lên do hệ số rủi ro tăng cao, lên đến 200%. Ngoài việc tăng lãi suất, trước những biến động giá trên thị trường BĐS, việc thẩm định tài sản thế chấp là nhà đất cũng được thực hiện kỹ trước khi cho vay. “Hạn mức tín dụng các NH được cấp hiện không nhiều nên cũng cân nhắc đến việc triển khai cho vay ưu tiên đối tượng nào. Nhu cầu vay sản xuất cao nên các nhà băng tập trung tín dụng nhiều hơn đối với lĩnh vực này”, ông Cường nói.
(VNF) - Tham gia bảo hiểm không chỉ bảo vệ tài chính mà còn được trả lãi suất hàng năm, nhiều thời điểm “bằng” gửi tiết kiệm. Chuyên gia cho rằng, cần lựa chọn sản phẩm đúng nhu cầu và doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) uy tín để an tâm lâu dài
(VNF) - Năm 2024, Prudential Việt Nam tiếp tục duy trì nền tảng tài chính ổn định, tập trung vào chi trả bồi thường, tăng chất lượng kênh phân phối, nâng tầm trải nghiệm khách hàng và phát triển nguồn nhân lực.
(VNF) - Tình trạng trục lợi bảo hiểm đang có dấu hiệu gia tăng trở lại, với kịch bản đa dạng, tinh vi. Nhiều vụ trục lợi bảo hiểm gây tổn hại niềm tin xã hội và quyền lợi của người tham gia bảo hiểm chân chính.
(VNF) - Chuyên gia quan ngại rằng, thực trạng trục lợi bảo hiểm gia tăng gần đây khiến khách hàng gặp thiệt hại từ pháp lý đến quyền lợi. Do đó, cần có biện pháp ngăn chặn để bảo vệ người tham gia chân chính và doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH)
(VNF) - Trong bối cảnh kinh tế biến động, bảo hiểm nhân thọ đã chứng minh vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn tài chính tại các thị trường phát triển.
(VNF) - Thẻ bảo hiểm y tế giấy chỉ được cấp đến hết ngày 31/5. Từ ngày 1/6 việc cấp lại, cấp đổi thẻ BHYT sẽ thực hiện trên ứng dụng bảo hiểm số, định danh điện tử... theo bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam
(VNF) - Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm Quân đội – MIC (HoSE: MIG) đặt mục tiêu năm 2025 doanh thu đạt 6.300 tỷ tăng 25%, trong khi đó lợi nhuận tăng trưởng 75%, tiếp tục giữ vững mục tiêu Top 4 thị phần
(VNF) - Công an tỉnh Lào Cai thông tin, ngày 28/03 đã khởi tố đối tượng Mai Hương Lý, tư vấn viên của công ty bảo hiểm MBAL về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của 11 khách hàng
(VNF) - Tập đoàn Generali vừa công bố hoàn thành vượt mục tiêu kế hoạch năm 2024, với kết quả kinh doanh kỷ lục cùng lợi nhuận thuần điều chỉnh cao nhất từ trước đến nay. Generali cũng đã có những bước phát triển ổn định và khẳng định cam kết phát triển bền vững tại Việt Nam, với việc tăng vốn điều lệ đầu năm 2025 và không ngừng mở rộng quy mô hoạt động, đa dạng kênh phân phối.
(VNF) - Tập đoàn FWD công bố bổ nhiệm ông Phương Tiến Minh làm Tổng giám đốc Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 27/3/2025.
(VNF) - Nhiều trường hợp khách hàng tham gia có thể vì lý do quên hoặc thực sự không biết được việc mua bảo hiểm nhưng khi sự kiện bảo hiểm xảy ra thì không được chi trả
(VNF) - Việc các định chế tài chính tại Việt Nam lấn sân sang mảng bảo hiểm bởi đây là thị trường rất “màu mỡ” và lợi thế người đi sau sẽ giúp các DN này chiếm thị phần rất nhanh
(VNF) - Với mong muốn phục vụ khách hàng và đội ngũ đại lý tốt hơn, Manulife vừa chính thức khai trương văn phòng MClass Saigon thuộc tòa nhà LIM Tower (9-11 Tôn Đức Thắng, quận 1).
(VNF) - Ngân hàng Techcombank dự kiến chi 1.040 tỷ đồng để nắm gữ 80% cổ phần của công ty bảo hiểm nhân thọ TCLife dự kiến có vốn điều lệ 1.300 tỷ, số vốn còn lại do Vingroup và các cổ đông khác góp.
(VNF) - Thẻ tín dụng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế số, có thể trở thành công cụ tài chính hữu ích nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu người dùng không biết cách chi tiêu.
(VNF) - Công an tỉnh Lào Cai xác định, đại lý bảo hiểm Mai Hương Lý (mã số đại lý IC: 2210078412) đã có hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của 11 khách hàng với số tiền hơn 500 triệu đồng
(VNF) - Bảo hiểm nhân thọ mỗi năm đều có doanh thu cao, gồm phí khai thác mới và tái tục, lên đến vài trăm nghìn tỷ, nhưng nhiều doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) vẫn báo lỗ. Theo chuyên gia đánh giá, thu nhiều tiền nhưng chi phí cho hoạt động kinh doanh cũng rất lớn.
(VNF) - Bộ Tài chính đánh giá, 65% số DN thuộc nhóm tài chính vốn FDI, trong đó có các DN bảo hiểm (DNBH) nhân thọ lợi nhuận âm nhiều năm nhưng vẫn tiếp tục mở rộng kinh doanh. Chuyên gia cho rằng, có nghi vấn “chuyển giá” nhưng với tầm nhìn về 1 thị trường bảo hiểm tiềm năng có thể nhiều DN chấp lỗ để chiếm chỗ, chờ thời
(VNF) - Theo đại diện của ứng dụng tài chính MoMo, động lực tăng trưởng sẽ chủ yếu đến từ quá trình chuyển mình của các doanh nghiệp ví điện tử lớn thành các ứng dụng tài chính với đa dạng sản phẩm.
(VNF) - Kết luận thanh tra mới đây về Cathay Life đã chỉ ra loạt tồn tại như bán bảo hiểm không đúng đối tượng, chậm chuyển hồ sơ giải quyết yêu cầu,...
(VNF) - Doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) phi nhân thọ thu ngàn tỷ bảo hiểm xe cơ giới, nhưng chi bồi thường chủ yếu ở nghiệp vụ bảo hiểm vật chất. Chuyên gia đánh giá rằng, phải tăng chi bồi thường ở bảo hiểm TNDS để người dân có niềm tin vào loại hình quan trọng này
(VNF) - Đại lý tư vấn Công Ty TNHH Bảo Hiểm Nhân Thọ MB Ageas (MBAL) bị nghi vấn có hành vi “rút tiền trong thẻ” của hàng loạt khách hàng tại ngân hàng ở Lào Cai. Theo MBAL, vụ việc đã được chuyển đến cơ quan chức năng để điều tra xác minh.
(VNF) - Nguyên nhân việc người tham gia bảo hiểm nhân thọ (BHNT), khi xảy ra sự kiện bảo hiểm không được bồi thường đến từ nhiều phía, chủ yếu là khâu tư vấn. Theo chuyên gia, cần có sự chung tay của cả 3 bên để người dân tin tưởng vào ngành bảo hiểm
(VNF) - Tham gia bảo hiểm không chỉ bảo vệ tài chính mà còn được trả lãi suất hàng năm, nhiều thời điểm “bằng” gửi tiết kiệm. Chuyên gia cho rằng, cần lựa chọn sản phẩm đúng nhu cầu và doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) uy tín để an tâm lâu dài
(VNF) - Làm văn hoá thực sự không có lợi nhuận nhiều về kinh tế, nhưng lợi ích nó mang lại vô cùng to lớn không thể đong đếm được bằng tiền, đó là tâm sự của ông Cao Văn Tuấn - Giám đốc Bảo tàng văn hoá nghệ thuật Đông Dương - Hải Phòng.