'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
NHNN đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư số 19/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng của NHNN.
Theo thông tư này, một số quy định được người dân quan tâm và có những ý kiến trái chiều như: hạn mức rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng ở nước ngoài là 30 triệu đồng/ngày; hạn mức rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng tại đơn vị chấp nhận thẻ là 5 triệu đồng/ngày; hạn mức tín dụng trong trường hợp phát hành thẻ tín dụng có tài sản đảm bảo là không quá 80% giá trị của tài sản đó và tối đa là 1 tỷ đồng, đối với trường hợp không có tài sản đảm bảo thì hạn mức cấp tín dụng tối đa là 500 triệu đồng…
Về thông tin "một thẻ tín dụng chi tiêu ở nước ngoài chỉ được rút tiền mặt ngoại tệ tối đa là 30 triệu đồng trong một ngày", theo lý giải từ NHNN, hiện nay, hầu hết hạn mức rút tiền mặt tại nước ngoài, đối với thẻ tín dụng, khách hàng được sử dụng trong khoảng hạn mức tín dụng xác định khi mở thẻ; đối với thẻ ghi nợ, khách hàng được sử dụng trong khoảng số dư của tài khoản thanh toán tại ngân hàng.
Do đó, Dự thảo thông tư quy định về hạn mức tối đa tương đương 30 triệu trong một ngày (không áp dụng cho việc thanh toán bằng thẻ, chỉ áp dụng cho rút tiền mặt tại nước ngoài, áp dụng cho cả thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và thẻ trả trước, các ngân hàng có thể quy định hạn mức cụ thể trong giới hạn này).
Mục tiêu của quy định này là nhằm giảm thiểu chi tiêu bằng tiền mặt nói chung và chi tiêu bằng tiền mặt tại nước ngoài nói riêng; giảm thiểu nguy cơ việc "chảy máu" ngoại tệ ra nước ngoài; từng bước tạo sự minh bạch thông qua thanh toán không dùng tiền mặt...
Và để đáp ứng quy định này, các ngân hàng đều trang bị hệ thống công nghệ thông tin cho phép giám sát, cảnh báo tự động việc rút tiền mặt nhiều lần tại nước ngoài để có các biện pháp, giải pháp phù hợp.
"NHNN không quy định hạn mức đối với việc sử dụng thẻ để thanh toán hàng hóa, dịch vụ cho đơn vị chấp nhận thẻ nước ngoài, tại Dự thảo Thông tư chỉ bổ sung quy định để làm rõ thẻ được sử dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ ở nước ngoài theo các mục đích được pháp luật Việt Nam cho phép, phù hợp với nguyên tắc "tự do hóa giao dịch vãng lai".
Do đó, các quy định như trên tại Dự thảo thông tư không làm thay đổi/cản trở việc thanh toán hàng hóa, dịch vụ bằng thẻ; từng bước giảm thiểu và kiểm soát việc rút/sử dụng tiền mặt tại nước ngoài và góp phần đáp ứng yêu cầu về giám sát, quản lý về ngoại hối.
Đối với thông tin "giao dịch rút tiền mặt từ thẻ tại đơn vị chấp nhận thẻ, mỗi thẻ được rút tối đa là 05 (năm) triệu đồng Việt Nam trong một ngày", NHNN cho biết hiện nay pháp luật chỉ quy định các POS đặt tại chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng mới được phép ứng tiền mặt cho chủ thẻ.
Theo đề xuất của các ngân hàng và cũng là thông lệ quốc tế để đáp ứng chi tiêu tiền mặt của chủ thẻ trong một số trường hợp (khẩn cấp, ngoài giờ làm việc, nơi không có ATM, các dịch vụ không hỗ trợ thanh toán thẻ...), Dự thảo Thông tư dự kiến bổ sung thêm dịch vụ rút tiền mặt tại POS với hạn mức không quá 5 triệu đồng/ngày. Đây không phải là hạn chế rút tiền mặt tại ATM và không liên quan tới ATM.
Các POS tại đơn vị chấp nhận thẻ được triển khai dịch vụ phải đáp ứng các tiêu chí do các ngân hàng quy định và được ngân hàng quản lý, giám sát trong quá trình triển khai dịch vụ.
Dự thảo dự kiến mở rộng phạm vi dịch vụ tại POS, theo NHNN, thực tế là nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, và không thay đổi đối với các quy định về rút tiền mặt tại máy ATM trong lãnh thổ Việt Nam nên không gây ảnh hưởng đến việc rút tiền mặt bằng thẻ qua ATM của khách hàng.
Trong khi đó, về thông tin "hạn mức tín dụng trong trường hợp phát hành thẻ tín dụng có tài sản đảm bảo là không quá 80% giá trị của tài sản đó và tối đa là 1 tỷ đồng, đối với trường hợp không có tài sản đảm bảo thì hạn mức cấp tín dụng tối đa là 500 triệu đồng", NHNN cho biết để triển khai một số nội dung tại Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 (sắp trình Quốc hội thông qua) mà NHNN được giao hướng dẫn, trong đó có nội dung về hạn mức thẻ tín dụng của cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng 2010, tại Dự thảo Thông tư đã có quy định cụ thể đối với vấn đề này.
Tuy nhiên, nếu trích dẫn không đầy đủ có thể bị hiểu lầm là hạn mức thẻ tín dụng quy định tại Dự thảo là áp dụng đối với mọi khách hàng.
Quy định tại Dự thảo Thông tư là: "Hạn mức thẻ tín dụng đối với cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi, bổ sung) như sau: Trường hợp phát hành thẻ tín dụng có tài sản bảo đảm: hạn mức tín dụng cấp cho chủ thẻ không quá 80% giá trị của tài sản bảo đảm và tối đa là 01 (một) tỷ đồng Việt Nam; Trường hợp phát hành thẻ tín dụng không có tài sản bảo đảm: hạn mức tín dụng cấp cho chủ thẻ tối đa là 500 (năm trăm) triệu đồng Việt Nam".
Theo đó, quy định trên chỉ áp dụng đối với cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng nhằm chuẩn bị hướng dẫn cho nội dung tại Luật sửa đổi, bổ sung Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 (sắp trình Quốc hội). Đối với các đối tượng khách hàng khác thì Dự thảo thông tư không quy định hạn mức thẻ tín dụng tối đa.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.