Phát triển kinh tế tư nhân: Thể chế mạnh và chính phủ hành động
(VNF) - Lần đầu tiên, một Nghị quyết của Đảng xác lập kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân. Khu vực này không chỉ góp phần vào tăng trưởng và giảm nghèo, mà còn là chỗ dựa cho an sinh xã hội. Tuy nhiên, để thực sự bứt phá, cần cải cách thể chế mạnh mẽ và hành động quyết liệt từ phía Nhà nước.
- 'Kinh tế tư nhân: Động lực vươn mình từ Nghị quyết 68' 13/05/2025 08:00
Sáng 13/5, tại tọa đàm “Kinh tế tư nhân: Động lực vươn mình từ Nghị quyết 68” do VietnamFinance tổ chức, nhiều chuyên gia và đại diện doanh nghiệp đã cùng khẳng định vai trò then chốt của khu vực kinh tế tư nhân trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Nghị quyết 68/NQ-TW do Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành được xem là một dấu mốc quan trọng, mở ra chương mới trong nhận thức và hành động của hệ thống chính trị, khi lần đầu tiên xác lập kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân.
Tư nhân lực đẩy tăng trưởng và chỗ dựa cho an sinh
Phát biểu tại tọa đàm, TS. Lê Duy Bình - Giám đốc Economica Việt Nam cho rằng, suốt hơn ba thập kỷ kể từ Đổi mới, khu vực kinh tế tư nhân đã chứng minh vai trò không thể thay thế trong tiến trình tăng trưởng của Việt Nam.
“Không có hàng triệu hộ sản xuất nông nghiệp và cơ sở kinh doanh cá thể, chúng ta khó có thể đạt được tốc độ tăng trưởng như hiện nay. Cũng không thể có một xã hội tiến bộ như hôm nay,” ông Bình nhấn mạnh.

Theo ông Bình, tăng trưởng của khu vực tư nhân không chỉ thể hiện qua quy mô sản xuất, mà còn thể hiện ở chất lượng sống của người dân. Năm 2024, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 4.700 USD, tăng gấp 50 lần so với năm 1986. Tầng lớp trung lưu hiện chiếm khoảng 13% dân số và được dự báo sẽ tăng lên 26% vào năm 2026. Trong vòng 25 năm tới, một nửa dân số Việt Nam có thể gia nhập tầng lớp thu nhập trung lưu nền tảng cho một xã hội tiêu dùng bền vững.
Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 58% (năm 1993) xuống còn 1,93% (năm 2024) là một minh chứng cho hiệu quả lan tỏa của kinh tế tư nhân đến các vùng nông thôn, miền núi nơi từng bị xem là “vùng trũng” của phát triển.
Không dừng ở đó, tư nhân còn đóng vai trò quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội. Tính đến cuối năm 2024, có hơn 19 triệu lao động tư nhân tham gia bảo hiểm xã hội, góp phần tạo nền tảng vững chắc cho ngân sách nhà nước trong việc triển khai các chính sách y tế, giáo dục và hỗ trợ người yếu thế.
“Kinh tế tư nhân không chỉ tạo ra của cải vật chất, mà còn hiện thực hóa lý tưởng ‘dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh’ trong định hướng xã hội chủ nghĩa,” TS. Bình khẳng định.
Thể chế mạnh dẫ dắt tư nhân bứt phá
Dù ghi nhận nhiều đóng góp, các chuyên gia cũng cho rằng khu vực kinh tế tư nhân hiện vẫn chưa thực sự bứt phá tương xứng với tiềm năng. Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, - Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, trong tổng giá trị xuất khẩu khoảng 400 tỷ USD năm 2024, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm tới 300 tỷ USD, trong khi khu vực tư nhân trong nước chỉ chiếm khoảng 100 tỷ USD và một nửa trong số đó đến từ nông nghiệp.
“Nền công nghiệp Việt Nam hiện gần như không có sự hiện diện thực chất của doanh nghiệp tư nhân,” ông Nghĩa thẳng thắn đánh giá.

Ông cho rằng nguyên nhân không nằm ở việc xem nhẹ tư nhân, mà ở thể chế yếu, chính sách thiếu nhất quán, khiến môi trường kinh doanh chưa thực sự thuận lợi. Trong khi nhiều quốc gia Đông Nam Á dù tập trung phát triển tư nhân vẫn thất bại, thì các nước Đông Bắc Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan lại thành công nhờ có chính phủ mạnh, chiến lược rõ ràng và cấu trúc tài chính ổn định.
Đáng chú ý, TS. Nghĩa cảnh báo rằng cấu trúc tài chính của Việt Nam đang nghiêng lệch về bất động sản. Cả tín dụng ngân hàng và thị trường trái phiếu hiện đều tập trung vốn vào lĩnh vực này, đẩy lãi suất lên mức 12–15%, gây khó khăn lớn cho đầu tư sản xuất đặc biệt là các ngành công nghiệp non trẻ.
“Không một nền công nghiệp đang hình thành nào có thể sống nổi với mặt bằng lãi suất như vậy,” ông nói.
Ngoài ra, Việt Nam cũng thiếu cơ chế tài trợ nghiên cứu – phát triển (R&D) trong khu vực tư nhân. Trong khi đó, các quốc gia như Nhật Bản đã chủ động đầu tư hàng chục tỷ USD vào doanh nghiệp tư nhân để thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
PGS.TS Trần Quốc Toản, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho rằng để tư nhân phát triển mạnh mẽ, cần tháo gỡ ba điểm nghẽn cốt lõi:
Nhận thức chưa đầy đủ và chưa thống nhất trong hệ thống về vai trò của kinh tế tư nhân.
Thể chế và chính sách còn chồng chéo, thiếu đồng bộ, trong khi cải cách còn chậm.
Năng lực nội tại của doanh nghiệp tư nhân còn yếu, thiếu kết nối chuỗi, chưa hình thành được hệ sinh thái hỗ trợ.
Ông Toản nhấn mạnh: trong mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nếu vẫn coi khu vực tư nhân là “bổ sung” thay vì “trụ cột”, Việt Nam sẽ khó tạo được đột phá.

Dẫn lại bài học lịch sử, ông Toản cho rằng, tư duy áp đặt từng khiến hợp tác xã nông nghiệp thất bại sau năm 1975. Chỉ khi Nhà nước trao lại quyền làm chủ thực chất vào năm 1993, nông nghiệp mới phục hồi. Câu chuyện hôm nay với tư nhân cũng như vậy: không thể phát triển nếu vẫn bị trói buộc bởi tư duy cũ kỹ.
Tại tọa đàm, các chuyên gia đều thống nhất rằng Nghị quyết 68 đã mở ra một cơ hội mang tính bước ngoặt, nhưng để hiện thực hóa được vai trò “động lực trung tâm” của kinh tế tư nhân, cần có hành động quyết liệt và đồng bộ từ Nhà nước.
Các giải pháp cần ưu tiên bao gồm: Cải cách thể chế, đơn giản hóa thủ tục hành chính; Bảo đảm môi trường cạnh tranh công bằng giữa tư nhân – nhà nước – FDI; Thiết kế chính sách tín dụng ưu đãi cho sản xuất, công nghệ, khởi nghiệp.
Tài trợ nghiên cứu khoa học, phát triển sản phẩm mới; Đào tạo thế hệ doanh nhân có tầm nhìn, đạo đức và năng lực hội nhập.
“Một nghị quyết dù có hay đến đâu cũng chỉ là văn bản nếu thiếu hành động cụ thể và sự chuyển động thực chất từ chính phủ,” TS. Lê Xuân Nghĩa nhấn mạnh.
Trong bối cảnh Việt Nam đặt mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao, khu vực tư nhân nếu được tiếp sức đúng cách hoàn toàn có thể trở thành cánh chim đầu đàn, đưa nền kinh tế vượt qua “bẫy thu nhập trung bình” và hướng tới phát triển bền vững, tự chủ trong kỷ nguyên mới.
'Đã đến lúc trả DN tư nhân về đúng vị trí mà họ xứng đáng được hưởng'
- Chủ tịch Tập đoàn Phương Linh: Không thay đổi tư duy, rất khó để nuôi 'đại bàng' 13/05/2025 04:46
- 'Kinh tế tư nhân cần môi trường minh bạch hơn là ưu đãi một chiều' 13/05/2025 04:04
- "Nghị quyết 68 mang tư duy nhân văn trong xử lý vi phạm kinh tế" 13/05/2025 03:00
Chủ tịch Tập đoàn Phương Linh: Không thay đổi tư duy, rất khó để nuôi 'đại bàng'
(VNF) - Theo ông Trần Văn Lê, Chủ tịch Tập đoàn Phương Linh, nếu Việt Nam không thay đổi tư duy trong phát triển doanh nghiệp, thì sẽ rất khó để nuôi dưỡng và giữ chân “đại bàng”.
TS Nguyễn Đình Cung: Tôi rất ấn tượng việc không hình sự hóa các quan hệ kinh tế
(VNF) - Nói về Nghị quyết 68, TS Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh, trong số các giải pháp, tôi rất ấn tượng với việc không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự.
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình'
(VNF) - VietnamFinance trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tựa đề: 'Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình'.
Sau sáp nhập, TP.HCM có thể tiệm cận Bangkok, Singapore?
(VNF) - TP.HCM mới sẽ vượt Kuala Lumpur và tiệm cận Bangkok về dân số lẫn kinh tế, hướng tới hình thành trung tâm đô thị - công nghiệp - cảng biển phát triển như Singapore, Thượng Hải.
Việt Nam ở đâu trên bản đồ tài chính châu Á?
(VNF) - Với định hướng xây dựng trung tâm tài chính, TS Nguyễn Tiến Chương cho rằng Việt Nam cần một lộ trình phát triển khôn ngoan, không sao chép máy móc mô hình của nước khác mà kết hợp linh hoạt để tạo lợi thế cạnh tranh riêng.
Phát triển tài chính cá nhân, gia đình và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân
(VNF) - Kinh tế tư nhân chính là người dân làm kinh tế vì sự phát triển của bản thân, gia đình và đất nước dựa trên nguồn vốn tài chính của cá nhân, gia đình và vốn vay từ nhiều nguồn.
90 ngày hoãn thuế: 'Khoảng thở' ngắn trong toan tính dài của ngành nông sản
(VNF) - Quyết định áp thuế đối ứng 46% của Mỹ với hàng hóa Việt Nam dù đã được tạm hoãn trong 90 ngày, nhưng vẫn là thách thức với các doanh nghiệp nông sản. Theo chuyên gia kinh tế Huỳnh Thị Mỹ Nương, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đào tạo Lãnh đạo và Dịch vụ Phát triển Bền vững, đây là phép thử lớn cho năng lực ứng phó và tái định vị thị trường xuất khẩu của ngành nông sản Việt Nam.
Trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM: Lợi thế của người đi sau
(VNF) - TP. HCM có cơ hội phát triển thành trung tâm tài chính quốc tế nếu biết tận dụng bài học từ các mô hình đi trước và phát huy hiệu quả nguồn lực sẵn có trong nước.
Nông sản Việt: Để đi xa cần chuẩn hóa và 'chơi' đúng luật
(VNF) - Theo chuyên gia kinh tế Huỳnh Thị Mỹ Nương, muốn giữ vững vị thế xuất khẩu và hình ảnh quốc gia, nông sản Việt không chỉ cần chuẩn hóa chất lượng, ứng dụng công nghệ, mà còn phải được bảo vệ bằng một hệ thống chính sách chủ động, đủ sức ứng phó với làn sóng bảo hộ thương mại toàn cầu.
‘Cải cách thể chế không chỉ cắt bớt thủ tục mà phải giảm chi phí’
(VNF) - Nếu một thể chế không tốt có nguy cơ tạo những rào cản tác động đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, cải cách thể chế không chỉ là cắt giảm thủ tục hành chính mà còn là cắt giảm chi phí tuân thủ.
Vụ 600 loại sữa giả: Bóc trần lỗ hổng nghiêm trọng trong thực thi pháp luật
(VNF) - Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật SBLAW khẳng định việc phát hiện 600 loại sữa bột giả trị giá 500 tỷ đã cho thấy những lỗ hổng nghiệm trong trọng thực thi pháp luật về hàng hoá. Cùng với đó, vụ việc này cũng cho thấy tình trạng chồng chéo trong trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý nhà nước là một vấn đề tồn tại nhiều năm.
Thuế quan của Mỹ: 'Mức hợp lý để DN Mỹ tại Việt Nam hoạt động hiệu quả'
(VNF) - Ông Lê Khánh Lâm - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam cho rằng, 10 - 12% mức thuế suất hợp lý để ngay cả công ty Mỹ tại Việt Nam cũng vận hành một cách hiệu quả
'Nguồn lực đầu tư dài hạn phải đến từ tư nhân'
(VNF) - Nhấn mạnh không thể lấy đầu tư công làm động lực tăng trưởng dài hạn, PGS.TS Phạm Thế Anh cho rằng nguồn lực đầu tư trong dài hạn phải đến từ khu vực tư nhân.
Mỹ hoãn áp thuế 90 ngày: Thời hạn ngắn cho những giải pháp dài hạn
(VNF) - Chuyên gia cho rằng, 90 ngày hoãn thuế của Mỹ đối với Việt Nam là “thời cơ vàng” để cả chính phủ và doanh nghiệp tận dụng, có sự chuẩn bị cho những giải pháp ứng phó dài hạn.
Mỹ áp thuế 46%: 'Phép thử năng lực thích ứng của xuất khẩu Việt Nam'
(VNF) - Luật sư TS.Phan Hoài Nam - Tổng giám đốc Công ty Tư vấn W&A cho rằng, mức thuế 46% là một tín hiệu cảnh báo nghiêm trọng về tính dễ tổn thương của mô hình tăng trưởng dựa trên xuất khẩu của Việt Nam. Đây cũng là một phép thử quan trọng cho năng lực thích ứng và bản lĩnh chuyển mình của cả hệ thống xuất khẩu Việt Nam.
Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam: Đến lúc thúc đẩy nội địa hóa
(VNF) - Đại diện doanh nghiệp cho rằng khi thị trường Mỹ áp thuế cao hơn, lòng tin của doanh nghiệp nội địa Việt Nam càng phải vững vàng để thích ứng và phát triển.
Thuế đối ứng của Mỹ: 'Cơ hội Việt Nam tái cấu trúc chiến lược xuất khẩu'
(VNF) - Mức thuế đối ứng 46% của Mỹ nếu thực thi sẽ sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu và mục tiêu tăng trưởng GDP hàng hoá Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm "vàng" mở ra cơ hội để tái cấu trúc xuất khẩu theo hướng bền vững, nâng cao giá trị và làm chủ chuỗi cung ứng.
Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt: 'Cơ hội để các DN mở rộng thị trường'
(VNF) - TS. Phan Phương Nam cho rằng Việt Nam không nên quá phụ thuộc vào thị trường Mỹ mà cần tập trung khai thác các thị trường tiềm năng khác.
'Nhiều quy định chưa tạo động lực cho kinh tế tư nhân tăng trưởng'
(VNF) - GS-TS. Vũ Minh Khương - Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore nhấn mạnh, cần có tầm nhìn chiến lược dài hạn từ nay đến năm 2030 – 2045 nhằm tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển bền vững. Hiện nay, việc quản lý chủ yếu thiên về kiểm soát tuân thủ quy định, trong khi nhiều quy định này chưa thực sự tạo động lực cho tăng trưởng trong tương lai.
Lấn biển Đà Nẵng: Muốn phát triển phải đánh đổi
(VNF) - Theo PGS. TS. Trần Đình Thiên, việc lấn biển phải đặt trong câu chuyện muốn phát triển thì phải đánh đổi. Định hướng lấn biển để có không gian phát triển phải nghĩ một cách tích cực, đừng để mất cơ hội của Đà Nẵng và cũng là cơ hội của đất nước.
'Tăng trưởng cao có lan tỏa đến người dân khi vẫn thắt chặt chi tiêu?'
(VNF) - Theo ông Võ Hoàng Hải - Phó Tổng Giám đốc Nam Á Bank, sự tăng trưởng trong GDP có lan tỏa được đến người dân không khi họ vẫn thắt chặt chi tiêu, tỷ lệ nợ đối với tiêu dùng cá nhân còn rất hạn chế?
'DN tư nhân phải tạo áp lực thay đổi chính sách, không chỉ xin – cho'
(VNF) - PGS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng: Cộng đồng doanh nghiệp tiên phong cần có thêm nhiều ý kiến đóng góp phát triển doanh nghiệp dân tộc.Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin – cho".
Gỡ điểm nghẽn và khơi dòng vốn: Giảm áp lực cho DN, thêm động lực đẩy tăng trưởng
(VNF) - Năm 2025, DN phải đối mặt với nhiều khó khăn cả trong và ngoài nước. Thị trường thế giới tiềm ẩn nhiều biến động khi cuộc chiến thuế quan này càng nóng lên, nhu cầu trong nước phục hồi chậm... Trong khi đó những điểm nghẽn về môi trường kinh doanh, thiếu vốn vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
Bơm hơn 2,5 triệu tỷ đồng: Những điểm nghẽn thách thức dòng chảy tín dụng
(VNF) - Theo đánh giá của các chuyên gia, để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP là 8%, thì tăng trưởng tín dụng 16% là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, mục tiêu này có đạt được hay không phải dựa trên khả năng hấp thụ vốn của thị trường.
Chủ tịch Tập đoàn Phương Linh: Không thay đổi tư duy, rất khó để nuôi 'đại bàng'
(VNF) - Theo ông Trần Văn Lê, Chủ tịch Tập đoàn Phương Linh, nếu Việt Nam không thay đổi tư duy trong phát triển doanh nghiệp, thì sẽ rất khó để nuôi dưỡng và giữ chân “đại bàng”.
‘Đế chế’ cảng biển của Trung Quốc: Vẽ lại bản đồ 'quyền lực' hàng hải toàn cầu
(VNF) - Mua lại quyền vận hành và cổ phần của gần 130 cảng biển trên khắp thế giới, sức mạnh cảng biển của Trung Quốc đang ở vị thế "không thể so sánh".