Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo Quyết định số 367/TTg, ngày 04/6/1996 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Khu đô thị mới Thủ Thiêm là trung tâm thương mại, tài chính và dịch vụ với tổng diện tích khoảng 930ha. Trong đó Khu đô thị mới dành 770ha, khu tái định cư 160ha.
Quy hoạch các phân khu chức năng bao gồm: Khu Trung tâm thương mại, tài chính, dịch vụ 92ha; Khu trung tâm hội chợ, triển lãm quốc tế 100ha; Khu nhà ở cao cấp 55ha; Khu trung tâm văn hóa, dịch vụ, giải trí 100ha; Công viên trung tâm 95ha; Trung tâm hành chính 18ha; đất dành cho giao thông 177ha.
Tuy nhiên, sau nhiều lần điều chỉnh quy hoạch đến nay đã biến Thủ Thiêm từ một khu với nhiều công trình công cộng thành nơi dành nhiều đất đai cho các dự án nhà ở, bất động sản.
Đặc biệt, 160ha đất tái định cư cho người dân phải di dời trong dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm bị chia nhỏ thành nhiều dự án ở nhiều phường chứ không còn tập trung "160ha ở phía đông giáp ranh quy hoạch" như phê duyệt ban đầu của Thủ tướng.
Các đơn vị liên quan cũng làm thủ tục thu hồi đất để xây dựng 6 khu tái định cư với diện tích gần 165ha gồm: 93ha thuộc khu An Phú - An Khánh, phường Cát Lái 50ha và phường Thạnh Mỹ Lợi rộng 6,39ha.
Về vấn đề này trao đổi với VietTimes, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cho biết, việc quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch cũng là điều dễ hiểu vì trải qua thời gian dài và tùy vào tình hình thực tế nên sẽ phải điều chỉnh. Tuy nhiên mọi điều chỉnh đều phải tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật, nhất quyết là phải đúng thẩm quyền.
“Quyền điều chỉnh của địa phương tôi tôn trọng nhưng quyền điều chỉnh ấy phải được Thủ tướng thông qua, kể cả Thủ tướng nhiệm kỳ sau thông qua. Không thể có chuyện cấp dưới lại phủ nhận cấp trên được”, ông Dương Trung Quốc nói.
Theo ông Dương Trung Quốc, về nguyên tắc quy hoạch là phải công bố công khai bằng mọi hình thức cho người dân được biết để người dân hiểu thực hiện đúng quyền lợi và nghĩa vụ của mình, đồng thời phát huy tối đa vai trò giám sát.
“Ở đây, cái khổ của chính quyền là ngay cả có bản đồ hay không có bản đồ cũng không thể trả lời được cho dân chứ huống gì nói đến chuyện công khai. Thậm chí là những người lãnh đạo còn không biết bản đồ đang nằm ở đâu thì tôi không hiểu quản lý kiểu gì”, ông Dương Trung Quốc nói.
Vấn đề này, ông Nguyễn Hồng Điệp, Trưởng Ban Tiếp công dân Trung ương cũng cho rằng, đây là bài học về công khai, minh bạch quy hoạch. Đối với các dự án phát triển kinh tế xã hội, về việc thu hồi đất phải được công khai minh bạch tránh hình thức, không hiệu quả. Kể cả cách giải quyết cũng phải công khai minh bạch, không thể vòng vo mãi với người dân. Tất cả quyền lợi chính đáng của người dân đều phải được xem xét một cách thấu đáo.
Theo ông Dương Trung Quốc, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cấp chính quyền nói chung còn đùn đẩy, không công khai, không minh bạch. Đây là biểu hiện né tránh sự giám sát của dân, đồng thời dùng những thông tin được giữ bí mật để mang lại lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm. Đã là quy hoạch thì phải công khai nhưng người ta không cho công khai để biến thành độc quyền, tiêu cực. Việc đầu tiên phải xử lý những cơ quan không công khai, minh bạch quy hoạch.
“Tôi cho rằng, việc công khai quy hoạch không chỉ là bảo đảm quyền của người dân mà nó cũng là một cách để bảo vệ cán bộ của mình đừng lợi dụng những khoảng tối trục lợi. Khoảng tối là khoảng rất dễ nảy sinh tiêu cực. Hiện nay bộ máy của chúng ta bị tiêu cực chính là khai thác từ điều này”, ông Dương Trung Quốc nhấn mạnh.
Bản đồ được cho là quy hoạch 1/5.000 khu đô thị mới Thủ Thiêm được Thủ tướng phê duyệt năm 1996.
Như đã biết, ngày 4/6/1996, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định 367/TTg phê duyệt quy hoạch xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm rộng 770 ha, khu tái định cư rộng 160 ha, dân số là 245.000 người.
Năm 2002, UBND TP. HCM đã có Quyết định thu hồi đất nằm trong khu vực quy hoạch xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm tại các phường An Khánh, Bình An, Bình Khánh, An Lợi Đông và Thủ Thiêm thuộc quận 2 để xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm và kế tiếp là thu hồi đất để xây dựng khu tái định cư tại phường An Phú, quận hai.
Ngày 27/12/2005, ông Nguyễn Văn Đua lúc bấy giờ là Phó Chủ tịch UBND TP. HCM đã ký Quyết định số 6565/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm. Theo đó, quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm thay đổi khá nhiều. Cụ thể, khu trung tâm rộng 737 ha, gồm có Khu đô thị phát triển mới rộng 657 ha, Khu đô thị chỉnh trang rộng 80 ha…
Năm 2012, UBND TP. HCM lại một lần nữa phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch 1/2.000 Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Quy hoạch lần này chia Khu đô thị mới Thủ Thiêm thành 8 phân khu chức năng. Khu vực lõi trung tâm được chia thành khu chức năng số 1 và 2; khu dân cư phía bắc là khu chức năng số 3 và 4; khu dọc đại lộ Đông - Tây là khu chức năng số 5 và 6; khu chức năng số 7 bao gồm khu dân cư phía đông, khách sạn nghỉ dưỡng và bến du thuyền; khu chức năng số 8 là toàn bộ vùng châu thổ phía nam.
Trong đó, khu chức năng số 1 có các tòa tháp cao nhất (50 tầng) bố trí dọc đại lộ vòng cung và quảng trường trung tâm, giảm dần chiều cao về phía sông Sài Gòn và hồ trung tâm. Đây là khu chức năng thương mại dịch vụ đa chức năng mật độ cao.
Tháp quan sát nằm ở khu chức năng số 2, khu phía nam của lõi trung tâm, là điểm nhấn của toàn bán đảo Thủ Thiêm với 86 tầng cao.
Công trình quan trọng trong khu chức năng số 3 là trường học và nhà bảo tàng đối diện trung tâm hội nghị triển lãm qua kênh số 1.
Khu chức năng số 8 là khu ngập nước phía nam, trồng đước, dành cho giao thông thủy và bảo tồn...
Từ đó cho đến nay nhiều khu chức năng đã được UBND TP. HCM phê duyệt điều chỉnh cục bộ. Như khu chức năng số 5, số 6 chuyển tỷ lệ diện tích sàn thương mại sang sàn căn hộ; chuyển đổi chức năng sử dụng đất tại phần còn lại Khu công viên phần mềm thành Khu phức hợp đa chức năng; gia tăng tầng cao của một số khối tháp.
Vùng châu thổ phía Nam Khu đô thị mới Thủ Thiêm cũng được điều chỉnh cục bộ tăng tổng diện tích sàn xây dựng từ 60.000m2 lên đến 184.000m2. Trong đó tăng 60.000m2 sàn cho 3 lô đất và bổ sung 64.000m2 cho Khu Lân viên sinh thái; tăng tỷ lệ sàn hữu dụng khu nghỉ dưỡng sinh thái từ 50% lên 75%, Khu Công viên giải trí từ 35% lên 80%.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.