Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được triển khai thế nào ở các quốc gia?

Nguyễn Đức Thắng - 22/09/2021 14:43 (GMT+7)

(VNF) - Một trong những vấn đề gây tranh cãi trên nhiều diễn đàn bảo hiểm là liệu có thể xem hợp đồng bảo hiểm như là một loại tài sản và được phép mua bán, chuyển nhượng hay không? VietnamFinance ghi nhận ý kiến của ông Nguyễn Đức Thắng, Chủ tịch HĐQT Công ty First Step cũng là Chủ tịch của GAMA tại Việt Nam, về kinh nghiệm chuyển giao hợp đồng bảo hiểm nhân thọ ở các nước trên thế giới.

VNF
Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được triển khai thế nào ở các quốc gia? (Ảnh minh họa)

Bảo hiểm nhân thọ là một nghiệp vụ tài chính ra đời trên thế giới hơn 440 năm và không ngừng phát triển cho đến ngày nay. Tại Việt Nam, bảo hiểm nhân thọ chính thức được triển khai từ năm 1996, đến nay đã có những bước phát triển vượt bậc, đem lại những lợi ích thiết thực và nhân văn cho người dân và đất nước, góp phần to lớn trong vai trò một trong những trụ cột của nền kinh tế nước ta.

Tại Hoa Kỳ, việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm nhân thọ như một tài sản đã được hình thành hơn 100 năm qua và được đánh dấu bởi vài cột mốc quan trọng. Khái niệm “chuyển giao hợp đồng bảo hiểm nhân thọ” được chính thức được luật hóa bởi phán quyết của Tòa án tối cao Hoa Kỳ vào năm 1911.

Trong vụ án Grigby v. Rusell, 222 U.SS.. 149 (1911), hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được xác quyết là một tài sản tư nhân, có thể được chuyển nhượng (có điều kiện) theo ý muốn của người chủ hợp đồng. Vào thập niên 1980, dịch AIDS diễn ra tại Hoa Kỳ đã kéo theo việc bùng nổ thị trường chuyển giao hợp đồng bảo hiểm nhân thọ vào đầu những năm 2000. Nhưng sau đó, cũng giống như những ngành nghề khác, thị trường chuyển giao hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đã bị suy giảm bởi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 vì thiếu nguồn vốn đầu tư cũng như việc thẩm định y khoa thiếu chính xác.

Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm nhân thọ còn được biết đến như là “chuyển giao hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cao niên” / “chuyển giao hợp đồng bảo hiểm bệnh nặng giai đoạn cuối”. Đây là việc một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được bán lại cho bên thứ ba nhằm giúp người chủ hợp đồng nhận được ngay khoản tiền mặt khi người được bảo hiểm có thể không còn cần bảo hiểm nhân thọ nhưng lại cần tiền để trang trải các khoản chi phí y khoa trong điều trị giai đoạn cuối.

Gần đây, thị trường chuyển giao hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tại Hoa Kỳ đã xuất hiện các mô hình thẩm định y khoa tiên tiến, thu hút các nhà đầu tư và mở rộng nguồn cung hợp đồng.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng luôn cảnh báo rằng việc lạm dụng phương thức này không phải là hiếm và quy định pháp luật cũng chưa nhất quán, do vậy khi tiến hành cần luôn cảnh giác. Người mua là nhà đầu tư, sẽ là người nhận mọi quyền lợi bảo hiểm từ hợp đồng và khi đó cũng sẽ là người thụ hưởng khi người được bảo hiểm qua đời. Thông thường, việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chỉ dành cho người mà thời gian còn sống sẽ chỉ còn trong khoảng từ 2-10 năm.

Theo quy định pháp luật, người được bảo hiểm phải ở độ tuổi từ 70 trở lên mới được phép bán hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Độ tuổi trẻ hơn chỉ được chấp nhận khi trong tình trạng bệnh nặng giai đoạn cuối, khi đó sẽ được phép áp dụng “chuyển giao hợp đồng bảo hiểm nhân thọ vì bệnh nặng giai đoạn cuối” (viatical settlement).

Để được phép bán hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, bên cạnh độ tuổi của người được bảo hiểm, đó phải là một hợp đồng bảo hiểm hiểm nhân thọ trọn đời (whole life) hoặc hợp đồng bảo hiểm nhân thọ liên kết chung (universal life) hoặc hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn có thể chuyển đổi (convertible term insurance life) với số tiền bảo hiểm chi trả khi tử vong từ 100.000 USD (khoảng 2,3 tỷ đồng).

Mục đích của việc bán một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là để giúp người chủ hợp đồng có được số tiền nhiều hơn giá trị hoàn lại hủy hợp đồng với công ty bảo hiểm, nhưng vẫn phải là thấp hơn số tiền bảo hiểm khi tử vong (thông thường là từ khoảng 10 - 25%). Số tiền nhận được từ việc bán hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ phải trừ đi các khoản hoa hồng và phí giao dịch cũng như thuế theo luật định. Số tiền này là bao nhiều cũng còn được tính toán dựa trên độ tuổi, tình trạng sức khỏe, và chi tiết thông tin trong hợp đồng bảo hiểm.

Cục quản lý ngành Tài chính (FINRA) cũng đã từng cảnh báo: “Khi bạn bán hợp đồng bảo hiểm nhân thọ của mình, thì người mua sẽ là người có được lợi ích tài chính khi bạn qua đời. Loại giao dịch này có thể nhắm tới người cao niên có tình trạng sức khỏe kém. Vì thế, nó có thể có thiên hướng bị dụ dỗ và làm dụng bán khi không cần thiết. Hãy luôn cảnh giác”.

Tại Hoa Kỳ, việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là một giao dịch được quản lý bởi pháp luật của bang, hiện có 42 bang và Puerto Rico đã có ban hành luật. Còn 8 bang và quận của Columbia vẫn chưa ban hành luật liên quan.

Đối với việc mua và bán một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, đa số các bang đều quy định thời gian tối thiểu là 2 năm. Khoảng 10 bang quy định thời gian này là 5 năm. Hầu hết các bang đều cho phép giảm thời gian chờ trong một số tình huống nhất định như ly dị, nghỉ hưu hoặc bệnh nặng giai đoạn cuối.

Các công ty kinh doanh chuyển giao hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thường gộp các hợp đồng vào quỹ và bán phần lãi trong quỹ cho các nhà đầu tư. Việc làm này sẽ giảm thiểu rủi ro đối với những người nắm giữ phần đầu tư, khi người được bảo hiểm sống lâu hơn các kỳ vọng.

Tuy nhiên rủi ro tiềm ẩn đối với các nhà đầu tư là các công ty bảo hiểm có thể từ chối chi trả quyền lợi do các hợp đồng bị cáo buộc có vấn đề. Phí đầu tư có thể cao và bao gồm hoa hồng lớn cho các nhà môi giới.

Trên thực thế, đã có một số trường hợp, các cơ quan quản lý đã khởi kiện các công ty kinh doanh chuyển giao hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, cáo buộc họ lừa dối các nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, không giống như số tiền thu được từ bảo hiểm nhân thọ mà người thụ hưởng được nhận, số tiền nhận được khi bán hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ phải chịu thuế thu nhập. Và nó có thể ảnh hưởng đến việc không đạt điều kiện để nhận hỗ trợ công cộng, chẳng hạn như chương trình bảo hiểm y tế Medicaid. Những khoản tiền này cũng có thể hạn chế khả năng tham gia một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khác, vì số tiền bảo hiểm mới sẽ vẫn được cộng dồn vào số tiền bảo hiểm của hợp đồng đã bán.

Bên cạnh Hoa Kỳ, một số nước khác cũng đang từng bước triển khai hoạt động chuyển giao hợp đồng bảo hiểm nhân thọ này một cách thận trọng.

Cơ quan quản lý tại Việt Nam cũng nên xem xét ban hành quy định công nhận hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là một loại tài sản và đương nhiên, cũng cần có nhiều quy định chặt chẽ của pháp luật để tránh việc lạm dụng sai trái gây tổn hại đến các bên tham gia. Việc này sẽ đem lại cơ hội có được quyền lợi tốt cho người lớn tuổi và người bệnh nặng giai đoạn cuối khi mong muốn có khoản tiền lớn để trang trải nợ nần hoặc thực hiện ước mơ cuối đời trong những năm tháng ít ỏi còn lại.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

(VNF) - Còn nhiều dư địa để dòng tiền tiếp tục đẩy vào thị trường chứng khoán, đưa chỉ số VN-Index dễ dàng vượt đỉnh hơn, hay nói theo cách ví von, tàu càng nhẹ thì càng dễ vượt sóng.

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

(VNF) - Trong tuần vừa qua, vụ việc Thủ tướng Slovakia bị ám sát đã thu hút sự chú ý từ khắp nơi trên thế giới. Bên cạnh đó, chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Trung Quốc hay việc Triều Tiên phóng tên lửa cũng là những sự kiện nổi bật.

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

(VNF) - Cùng với xu hướng chuyển đổi số trong ngành ngân hàng, hoạt động cho vay qua nền tảng trực tuyến đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều ngân hàng. Tuy vậy, theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng, hoạt động cho vay trực tuyến vẫn đang đợi một hành lang pháp lý đầy đủ hơn để có thể bùng nổ trong thời gian tới.

Quốc hội họp bầu Chủ tịch nước, chưa miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an của Đại Tướng Tô Lâm

Quốc hội họp bầu Chủ tịch nước, chưa miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an của Đại Tướng Tô Lâm

Sáng 19/5, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Lộ diện đại gia đứng sau hệ thống Quán nhậu Tự Do

Lộ diện đại gia đứng sau hệ thống Quán nhậu Tự Do

(VNF) - Mọc lên tại những vị trí đắc địa, quán nhậu Tự Do đang dần trở thành một trong những hệ thống quán nhậu lớn hàng đầu tại Hà Nội với hàng chục sơ sở lớn nhỏ.

Tỷ phú Jeff Bezos: Nỗi kinh hoàng khiến nhân viên toát mồ mỗi khi thức dậy

Tỷ phú Jeff Bezos: Nỗi kinh hoàng khiến nhân viên toát mồ mỗi khi thức dậy

(VNF) - Thời điểm những năm 90, tỷ phú Jeff Bezos từng được coi là "nỗi kinh hoàng" đối với nhân viên khi liên tục gây áp lực cho các thành viên thuộc Amazon.

Hà Nội: Căn hộ dần hạ nhiệt, hàng tỷ USD sẽ đổ sang Đông Anh xây chung cư

Hà Nội: Căn hộ dần hạ nhiệt, hàng tỷ USD sẽ đổ sang Đông Anh xây chung cư

(VNF) - Sau cơn sốt tăng giá, chung cư Hà Nội neo cao khó bán mua; Dân TP.HCM ‘ngóng’ được chuyển đổi đất đai, thoát quy hoạch treo; Sau thông báo tái khởi động, Cocobay Đà Nẵng vẫn im lìm; Hà Nội kêu gọi đầu tư 6 khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh... là những thông tin được quan tâm trong tuần.

Rủi ro 380 triệu USD: Hàng triệu người Indonesia nợ nần khó kiểm soát

Rủi ro 380 triệu USD: Hàng triệu người Indonesia nợ nần khó kiểm soát

(VNF) - Các chương trình Mua trước trả sau (Buy Now, Pay Later - BNPL) ngày càng phổ phiến ở Indonesia đang khiến nợ tiêu dùng ngày càng tăng do khả năng tiếp cận dễ dàng hơn.

Ông Nguyễn Đỗ Lăng tái xuất, chủ Quán nhậu Tự Do lộ diện

Ông Nguyễn Đỗ Lăng tái xuất, chủ Quán nhậu Tự Do lộ diện

(VNF) - Ông Nguyễn Đỗ Lăng tái xuất sau lệnh bắt và khởi tố, Chủ tịch Viconship Bùi Minh Hưng bất ngờ xin từ nhiệm, ông Lê Mạnh Linh làm Phó chủ tịch HĐQT EVNFinance… là những tin tức doanh nhân đáng chú ý tuần qua.

Loạt xe điện Trung Quốc về Việt Nam, mẫu nào cạnh tranh với VinFast VF3?

Loạt xe điện Trung Quốc về Việt Nam, mẫu nào cạnh tranh với VinFast VF3?

(VNF) - Giai đoạn nửa cuối năm 2024, nhiều mẫu xe điện có nguồn gốc từ Trung Quốc sắp ra mắt tại thị trường Việt Nam. Trong đó, có một số mẫu nằm cùng phân khúc và cạnh tranh với VinFast VF3.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.