'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Với giải pháp thanh toán trực tuyến dịch vụ công, VietinBank là một trong những Ngân hàng đầu tiên đồng hành cùng các Tỉnh, Thành phố, sở/ban/ngành, xây dựng và triển khai giải pháp thanh toán tích hợp vào các cổng Dịch vụ công trực tuyến từ năm 2016. Điều đó đã góp phần thúc đẩy xây dựng “Chính quyền điện tử và Thành phố thông minh”. Đồng thời, đây cũng là tiền đề quan trọng để triển khai Giải pháp thanh toán tích hợp Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
Giải pháp “Thanh toán dịch vụ công trực tuyến - eGPS” của VietinBank đã hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp sử dụng các tiện ích nhanh chóng trong việc nộp các khoản phí, lệ phí, dịch vụ công…, đặc biệt tích hợp dữ liệu công dân, công chức với thẻ điện tử theo mã định danh duy nhất qua đó hỗ trợ tối đa cho Chính quyền trong quản lý dữ liệu công chức; tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân, doanh nghiệp, tạo nền tảng cho việc tích hợp và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trong việc sử dụng các tiện ích xã hội.
Theo ông Trần Công Quỳnh Lân - Phó TGĐ kiêm Giám đốc số hóa, Giám đốc Trung tâm CNTT VietinBank: “VietinBank là một trong những ngân hàng đầu tiên phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Cục Cảnh sát Giao thông, Tổng Cục Thuế, Kho bạc Nhà Nước, Tập đoàn Bưu chính viễn thông VNPT,… để cung cấp các dịch vụ thanh toán như nộp phí, lệ phí, thuế, thu phạt xử lý vi phạm giao thông trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Đến nay chúng tôi đã cung cấp 169 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia”.
“Một trong những việc mà VietinBank thúc đẩy không dùng tiền mặt đó là dịch vụ thanh toán viện phí. Chúng tôi cung cấp một loại thẻ khám bệnh vừa là thẻ bệnh viện vừa là thẻ thanh toán, giúp cho người dân chi trả ngay lập tức khi khám bệnh, tiết kiệm thời gian xếp hàng chờ thanh toán, chờ khám bệnh, giúp giảm tải và tiết kiệm nhân sự cho bệnh viện.
Đối với những người nhập viện mà không có thẻ của VietinBank, VietinBank phối hợp với bệnh viện phát hành loại thẻ sử dụng ngay lúc đó có chức năng vừa là thẻ bệnh nhân của bệnh viên vừa có chức năng thanh toán viện phí”, ông Lân cho biết thêm.
Triển khai Dịch vụ công Quốc gia đã góp phần kết nối Chính phủ với người dân và doanh nghiệp, minh bạch hóa, giảm thời gian và chi phí để người dân và doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính một cách thuận tiện, nhanh chóng.
Khi thanh toán các dịch vụ công như viện phí, học phí mà không dùng tiền mặt, người dân sẽ được cung cấp các hình thức thanh toán đơn giản, thuận tiện, mọi lúc, mọi nơi thông qua các phương tiện thanh toán như thẻ, ứng dụng internet banking, Ví điện tử,… Một điểm quan trọng khác là giảm thiểu những rủi ro khi sử dụng tiền mặt để thanh toán, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.
“Bây giờ với ứng dụng VietinBank iPay Mobile, khách hàng có thể sử dụng nhiều tiện ích từ chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, gửi tiết kiệm... Không chỉ tập trung vào dịch vụ ngân hàng, chúng tôi còn cung cấp nhiều dịch vụ khác, ví dụ khách hàng có thể ngồi tại nhà, vào ứng dụng VietinBank iPay Mobile để mua sắm tại siêu thị Vinmart, thanh toán tại ứng dụng và nhận hàng sau một thời gian ngắn.
Khách hàng cũng có thể mua vé xem phim, đặt phòng khách sạn, mua vé máy bay, mua bảo hiểm, đầu tư chứng khoán và nhiều dịch vụ khác. Đây cũng là định hướng chiến lược của VietinBank, làm sao chỉ thông qua chiếc điện thoại di động, khách hàng có thể thực hiện tất cả dịch vụ phục vụ đời sống hàng ngày, không chỉ là ngân hàng, mà còn là mua sắm, y tế, giáo dục, giải trí,…. Và khi khách hàng thấy tiện dụng, an toàn thì khách hàng sẽ không muốn dùng tiền mặt”, ông Lân cho biết.
Khi dùng tiền mặt, chúng ta phải đến tận nơi, phải quản lý tiền mặt nên có nhiều bất tiện và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, VietinBank đẩy mạnh phát triển công nghệ thanh toán trên điện thoại di động để giúp người dân thanh toán mọi lúc mọi nơi. Ngoài ra, VietinBank cũng đã cho ra đời phương thức thanh toán QR code.
Hiện nay đã có rất nhiều nhà hàng, cửa tiệm cho phép khách hàng sử dụng điện thoại để quét mã QR và thanh toán đúng số tiền cần thanh toán, không cần phải nhận lại tiền thừa, tránh nhầm lẫn cũng như tiết kiệm thời gian cho cả người mua hàng và người bán.
Để thực hiện những việc đó, điều kiện tất yếu là người dân cần có một tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên ởnhững vùng sâu vùng xa vẫn chưa có mạng lưới ngân hàng đủ rộng khắp để phổ cập các dịch vụ tài chính ngân hàng đến với từng người dân. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới đây đã cho phép các ngân hàng dùng ứng dụng công nghệ để thực hiện xác thực định danh điện tử. Điều đó có nghĩa trong thời gian sắp tới, khách hàng có thể dùng điện thoại di động để quét CMND/Thẻ căn cước và dùng khuôn mặt để xác thực CMND/Thẻ căn cước để mở tài khoản ngân hàng online.
Điều đó có nghĩa mạng lưới ngân hàng rộng khắp không còn là điều kiện bắt buộc nữa mà chỉ với chiếc điện thoại di động, CMND/Thẻ căn cước và khuôn mặt của mình, khách hàng có thể mở tài khoản ngân hàng online với một hạn mức nhất định để đảm bảo rủi ro. Tuy nhiên hạn mức này hoàn toàn vẫn đủ để đáp ứng nhu cầu thanh toán hàng ngày của người dân.
Đây là một định hướng thiết thực của NHNN giúp hướng tới việc phá vỡ hàng rào về chi nhánh ngân hàng vật lý và giúp cho các dịch vụ tài chính ngân hàng có thể phổ cập tới từng người dân. Khi chúng ta làm được việc đó cộng với những ứng dụng di động có thể thực hiện mua sắm online, thanh toán các dịch vụ… thì người dân sẽ không còn nhu cầu sử dụng tiền mặt nữa. Đây chính là định hướng mà VietinBank theo đuổi và VietinBank sẽ tiếp tục đầu tư về nguồn lực, về công nghệ để có thể hiện thực hóa điều này.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.