126 dự án nhà ở tại TP. HCM ách tắc, HoREA ước tính nhà nước thất thu 17.600 tỷ

Lê Nguyễn - 30/03/2021 14:49 (GMT+7)

(VNF) - Hiệp hội bất động sản TP. HCM (HoREA) ước tính việc ách tắc 126 dự án nhà ở tại TP. HCM trong những năm qua có thể khiến nhà nước thất thu khoảng 17.600 tỷ đồng.

VNF
126 dự án nhà ở tại TP. HCM ách tắc, HoREA ước tính nhà nước thất thu 17.600 tỷ

HoREA vừa có góp ý đối với quy định tại khoản 2, Điều 18 Nghị định 99/2015/NĐ-CP.

Điều khoản này quy định chỉ có các trường hợp nhà đầu tư “có quyền sử dụng đất ở”, hoặc có đất khác nhưng “dính” với đất ở, bao gồm các trường hợp nhà đầu tư có 100% đất ở, hoặc có đất ở và các loại đất khác, thì mới được công nhận chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại.

Như vậy, kể cả trường hợp nhà đầu tư có hàng chục, hàng trăm hecta đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, nhưng có “dính” theo vài chục mét vuông đất ở, thì cũng được công nhận chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở.

Còn lại, tất cả các nhà đầu tư “có quyền sử dụng đất khác” nhưng không “dính” với đất ở, như các trường hợp chỉ có quyền sử dụng đất nông nghiệp, hoặc đất phi nông nghiệp không có đất ở, thì không được.

Khoản 2, Điều 18 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định lựa chọn chủ đầu tư trong các trường hợp nhà đầu tư có quyền sử dụng đất, như sau:

“2. Nhà đầu tư có quyền sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp quy định dưới đây và có đủ các điều kiện làm chủ đầu tư dự án quy định tại Điều 21 của Luật Nhà ở 2014, pháp luật kinh doanh bất động sản, pháp luật có liên quan thì trong quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời xác định nhà đầu tư đó làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại:

a) Có quyền sử dụng đất ở hợp pháp;

b) Có quyền sử dụng đất ở hợp pháp và các loại đất khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang làm đất ở;

c) Nhận chuyển quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai để xây dựng nhà ở thương mại”.

HoREA cho rằng quy định của Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP nói trên có thể tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư, nhất là tiêu chí công bằng, bình đẳng, bảo vệ nhà đầu tư.

Đồng thời, hiệp hội này cũng quan ngại quy định nói trên sẽ tiếp tục làm “ách tắc” tất cả dự án nhà ở có quyền sử dụng đất nông nghiệp “thuần”, hoặc đất phi nông nghiệp “thuần” (không “dính” với đất ở) do khoản 5, Điều 1 Nghị định số 30/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 18 Nghị định 99/2015/NĐ-CP không có quy định thủ tục lựa chọn chủ đầu tư đối với các trường hợp này.

Theo HoREA, tại TP. HCM, chỉ riêng năm 2020 đã có 39 dự án đầu tư của các doanh nghiệp chưa xử lý được do “vướng mắc” một số quy định pháp luật cũ. Trong đó, phần lớn là các dự án sử dụng đất nông nghiệp “thuần” không có đất ở (như dự án chỉ có đất nông nghiệp là đất trồng cây hàng năm, hoặc đất trồng cây lâu năm…), hoặc dự án sử dụng đất phi nông nghiệp “thuần” không có đất ở (như dự án sử dụng đất nhà xưởng, trụ sở cơ quan, đất thương mại, dịch vụ…) để đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại, dự án khu đô thị có nhà ở, phù hợp với quy hoạch.

Tính chung trong 3 năm, kể từ ngày 10/12/2015 (ngày Nghị định 99/2015/NĐ-CP có hiệu lực) đến tháng 9/2018, đã có hơn 126 dự án nhà ở thương mại tại TP. HCM bị “ách tắc” thủ tục công nhận chủ đầu tư, do các dự án này không thỏa điều kiện có 100% đất ở.

Thực trạng này đã gây thiệt hại rất lớn cho các doanh nghiệp, cho thị trường bất động sản và cho nền kinh tế, làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước và là một trong các nguyên nhân làm giảm nguồn cung dự án và sản phẩm nhà ở, đẩy giá nhà tăng nóng trong thời gian qua.

HoREA tính toán việc không giải quyết thủ tục đầu tư xây dựng đối với 126 dự án nhà ở có thể đã khiến nhà nước thất thu 17.600 tỷ đồng.

Cụ thể, nếu bình quân mỗi dự án có mức đầu tư là 1.000 tỷ đồng, tổng mức đầu tư của 126 dự án lên đến 126.000 tỷ đồng, thì nhà nước có thể thất thu thuế GTGT (10%) là 12.600 tỷ đồng.

Nếu 126 dự án này có lãi 20% với lợi nhuận 25.200 tỷ đồng thì nhà nước có thể thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp (20%) hơn 5.000 tỷ đồng, chưa tính các nguồn thu khác sau dự án.

Nếu chủ đầu tư vay 70% tổng mức đầu tư với lãi suất 10%/năm thì đã phải trả chi phí lãi vay trong 5 năm qua lên đến khoảng 44.100 tỷ đồng, chưa tính các khoản tăng chi phí đầu tư, chi phí quản lý doanh nghiệp, bị đọng vốn, lại bị mất doanh thu, mất cơ hội kinh doanh và ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu.

Theo HoREA, điểm c, khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư 2020 (sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở 2014) quy định nhà đầu tư phải “có quyền sử dụng đất ở hợp pháp và các loại đất khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang làm đất ở” và khoản 4 Điều 23 Luật Nhà ở 2014 quy định trường hợp nhà đầu tư “nhận chuyển quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai để xây dựng nhà ở thương mại”, đã không giải quyết được “vướng mắc” pháp luật do quy định dự án phải có “đất ở”, dẫn đến “ách tắc” hàng trăm dự án nhà ở do nhà đầu tư không có 100% đất ở, hoặc không có quyền sử dụng đất khác “dính” với đất ở.

Các quy định tại khoản 1, khoản 4, Điều 23 Luật Nhà ở 2014; khoản 2, Điều 18 Nghị định 99/2015/NĐ-CP cũng mâu thuẫn với một số quy định của Luật Đất đai 2013.

Nguyên do là điểm b, khoản 1, Điều 169 Luật Đất đai cho phép “tổ chức kinh tế (…) được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, trừ trường hợp quy định tại Điều 191 của Luật này”;

Và khoản 2, Điều 191 Luật Đất đai cũng quy định "tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt”.

HoREA đã miệt mài kiến nghị sửa đổi trong nhiều năm nhưng đến nay các kiến nghị này vẫn chưa được xử lý thấu đáo.

Do đó, HoREA đề xuất giải pháp "chữa cháy" tạm thời là bổ sung thêm cụm từ “bao gồm có quyền sử dụng đất ở, hoặc có quyền sử dụng đất ở và các loại đất khác, hoặc có quyền sử dụng loại đất khác không phải là đất ở” vào cuối điểm b, khoản 2 Điều 18 Nghị định 99/2015/NĐ-CP, như sau:

“b) Có quyền sử dụng đất ở hợp pháp và các loại đất khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang làm đất ở, bao gồm có quyền sử dụng đất ở, hoặc có quyền sử dụng đất ở và các loại đất khác, hoặc có quyền sử dụng loại đất khác không phải là đất ở”.

Hiệp hội cũng đề nghị Chính phủ quy định “mẫu quyết định” để thực hiện thủ tục ban hành “quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời xác định nhà đầu tư đó làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại” khi ban hành “Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư 2020”.

Về lâu dài, HoREA đề nghị Chính phủ, Quốc hội xem xét ban hành mới Luật Nhà ở, Luật Xây dựng, Luật Kinh doanh bất động sản trong năm 2021 và rà soát để có thể ban hành mới Luật Đất đai vào khoảng năm 2022-2023, để thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng đã được xác lập tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Cùng chuyên mục
'Doanh nghiệp FDI lập 'kỳ tích' xuất khẩu, Việt Nam nhận được phần rất ít'

'Doanh nghiệp FDI lập 'kỳ tích' xuất khẩu, Việt Nam nhận được phần rất ít'

(VNF) - TS Phạm Hùng Tiến - Chuyên gia về đầu tư FDI chỉ ra rằng, các tỉnh Phía Bắc có giá trị xuất khẩu thuộc nhóm dẫn đầu cả nước nhưng lại nằm ngoài nhóm 10 thu ngân sách lớn. Điều này phần nào cho thấy, phần nhận được từ các "kỳ tích" xuất khẩu mà doanh nghiệp FDI mang lại là không tương xứng, thậm chí là rất ít.

'Nguồn lực trong nước mải mê tìm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá, không đổ vào sản xuất'

'Nguồn lực trong nước mải mê tìm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá, không đổ vào sản xuất'

10/01/25 08:00 (GMT+7)

(VNF) - PGS.TS Phạm Thế Anh, Trưởng khoa Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân bày tỏ lo ngại: "Nguồn lực trong nước có xu hướng tìm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá trên thị trường tài sản, thay vì đầu tư vào sản xuất để tạo giá trị gia tăng cho nền kinh tế".

Tăng trưởng hai con số: Phải 'xốc' lại tinh thần kinh doanh của DN

Tăng trưởng hai con số: Phải 'xốc' lại tinh thần kinh doanh của DN

08/01/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, tính tới thời điểm hiện tại, chưa bao giờ Việt Nam đạt được mức tăng trưởng hai con số. Nếu muốn thực hiện được điều này, cần phải xốc lại tinh thần kinh doanh của doanh nghiệp và thực thi các chính sách khác biệt so với hiện tại.

'Chưa bao giờ Việt Nam có không gian cải cách thuận lợi như bây giờ'

'Chưa bao giờ Việt Nam có không gian cải cách thuận lợi như bây giờ'

07/01/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Theo TS Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), chưa bao giờ Việt Nam có không gian cải cách thuận lợi như bây giờ.

'Lãnh đạo dám nghĩ dám làm, Đà Nẵng vào giai đoạn phát triển mới'

'Lãnh đạo dám nghĩ dám làm, Đà Nẵng vào giai đoạn phát triển mới'

01/01/25 17:30 (GMT+7)

(VNF) - Theo ông Cao Trí Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP. Đà Nẵng, 2025 sẽ là năm rất có ý nghĩa với Đà Nẵng khi có hàng loạt sự kiện đánh dấu sự phát triển mới của thành phố.

Năm 2025: 'Việt Nam có cơ hội tăng trưởng đến 8%'

Năm 2025: 'Việt Nam có cơ hội tăng trưởng đến 8%'

01/01/25 08:00 (GMT+7)

(VNF) - Ông Lương Văn Khôi - Phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, trong năm 2024, nền kinh tế Việt Nam có nhiều bứt phá. Bước sang năm 2025, Việt Nam có nhiều cơ hội để đạt được mục tiêu tăng trưởng lên tới 8%.

Tinh gọn bộ máy: 'Chọn và bố trí đúng người, đúng việc, đúng khả năng'

Tinh gọn bộ máy: 'Chọn và bố trí đúng người, đúng việc, đúng khả năng'

28/12/24 13:00 (GMT+7)

(VNF) - TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, yếu tố quyết định thành công của cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy không chỉ là tổ chức gọn nhẹ lại, mà phải tuyển chọn và bố trí lại con người đúng người, đúng việc, đúng khả năng

CEO FPT Nguyễn Văn Khoa: 'Khó khăn của năm 2025 bằng của 2023 và 2024 cộng lại'

CEO FPT Nguyễn Văn Khoa: 'Khó khăn của năm 2025 bằng của 2023 và 2024 cộng lại'

24/12/24 10:30 (GMT+7)

(VNF) - Đánh giá 2025 sẽ là năm rất khó khăn, CEO FPT Nguyễn Văn Khoa nhận định khó khăn của năm 2025 sẽ bằng của năm 2023 và 2024 cộng lại.

Thu nhập 30 triệu/tháng đừng 'mơ' mua nhà Hà Nội?

Thu nhập 30 triệu/tháng đừng 'mơ' mua nhà Hà Nội?

19/12/24 14:30 (GMT+7)

(VNF) - Mặc dù đã có dấu hiệu hạ nhiệt, giá bất động sản vẫn duy trì đà tăng và thiết lập mặt bằng giá mới, khiến nhiều người có nhu cầu thực sự phải từ bỏ giấc mơ sở hữu nhà ở các thành phố lớn.

Nợ thuế 10 triệu đồng bị tạm hoãn xuất cảnh: Tránh lạm quyền

Nợ thuế 10 triệu đồng bị tạm hoãn xuất cảnh: Tránh lạm quyền

16/12/24 16:00 (GMT+7)

(VNF) - Các chuyên gia cho rằng, phạm vi áp dụng tạm hoãn xuất cảnh nên tính toán thu hẹp lại bởi quyền con người là được tự do đi lại nên chỉ áp dụng khi thật sự cần thiết, tránh lạm dụng… gây ảnh hưởng tới cuộc sống và quyền tự do của người dân.

Giải pháp xây dựng nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả

Giải pháp xây dựng nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả

15/12/24 07:30 (GMT+7)

(VNF) - "Quản trị quốc gia suy cho cùng là hướng đến giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra trong điều kiện nhu cầu thì vô hạn nhưng nguồn lực thì luôn hữu hạn và môi trường biến đổi không ngừng..."

Lấn biển xây dựng khu thương mại tự do: Đà Nẵng trỗi dậy mạnh mẽ, người dân hưởng lợi

Lấn biển xây dựng khu thương mại tự do: Đà Nẵng trỗi dậy mạnh mẽ, người dân hưởng lợi

04/12/24 12:00 (GMT+7)

(VNF) - Trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính, TS Nguyễn Đình Cung, Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương khẳng định nếu được thực hiện, đề án lấn biển để phát triển sẽ là cơ hội để Đà Nẵng trỗi dậy mạnh mẽ.

Lấn biển làm khu thương mại tự do: Vịnh Đà Nẵng là lựa chọn phù hợp

Lấn biển làm khu thương mại tự do: Vịnh Đà Nẵng là lựa chọn phù hợp

03/12/24 09:30 (GMT+7)

(VNF) - Khu vực lấn biển xây khu thương mại tự do Đà Nẵng đã được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng ý chủ trương và nhiều ý kiến cho rằng vị trí đó là phù hợp.

Lấn biển làm khu thương mại tự do: Hướng đi tất yếu cho Đà Nẵng

Lấn biển làm khu thương mại tự do: Hướng đi tất yếu cho Đà Nẵng

02/12/24 09:30 (GMT+7)

(VNF) - Trong bối cảnh dư địa phát triển của Đà Nẵng là đất đai đang có những hạn chế nhất định, việc lấn biển để tạo ra không gian phát triển mới cho Đà Nẵng được xem là cần thiết và tất yếu.

Doanh nghiệp rượu bia trước nỗi lo cú “sốc kép”

Doanh nghiệp rượu bia trước nỗi lo cú “sốc kép”

01/12/24 08:15 (GMT+7)

(VNF) - Doanh nghiệp ngành bia cho rằng, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) cần một phương án hài hòa để đạt được các mục tiêu ngân sách, bảo vệ sức khỏe, đảm bảo môi trường kinh doanh, phù hợp với bối cảnh kinh tế, thực trạng doanh nghiệp và để doanh nghiệp có khả năng trụ vững.

Tìm những người xứng đáng để xây dựng thể chế cho Kỷ nguyên mới

Tìm những người xứng đáng để xây dựng thể chế cho Kỷ nguyên mới

30/11/24 12:30 (GMT+7)

(VNF) - Ông Nguyễn Văn Phúc, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội: "Cải cách thể chế, quan trọng vẫn là tư duy, nhận thức của tổ chức, bộ máy và cách làm của con người. Vì thể chế do con người tạo ra, vấn đề là cần tìm ra những con người xứng đáng để xây dựng thể chế cho một Kỷ nguyên mới.

Tinh gọn bộ máy bắt đầu từ đâu?

Tinh gọn bộ máy bắt đầu từ đâu?

29/11/24 12:30 (GMT+7)

(VNF) - Luật sư Nguyễn Tiến Lập, Văn phòng luật sư NHQuang và Cộng sự, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cho rằng vấn đề tinh gọn bộ máy nên được thực hiện ngay từ bây giờ.

EU thực thi chính sách Xanh, hàng Việt đối mặt thách thức mới

EU thực thi chính sách Xanh, hàng Việt đối mặt thách thức mới

29/11/24 09:00 (GMT+7)

(VNF) - Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU đang đứng trước những thách thức mới đến từ Thỏa thuận Xanh Châu Âu. Trong đó có Kế hoạch hành động nền kinh tế tuần hoàn của EU (CEAP).

Người Việt đánh bạc thứ 4 châu Á: 'Cần nghĩ cách quản thay vì cấm'

Người Việt đánh bạc thứ 4 châu Á: 'Cần nghĩ cách quản thay vì cấm'

28/11/24 20:41 (GMT+7)

(VNF) - Theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, Việt Nam đứng thứ 4 trong 20 quốc gia đang phát triển ở châu Á về cờ bạc, đứng đầu là Philipines.

Vụ vỡ nợ nghìn tỷ GFDI, đầu tư thế nào để không 'sập bẫy'?

Vụ vỡ nợ nghìn tỷ GFDI, đầu tư thế nào để không 'sập bẫy'?

28/11/24 11:00 (GMT+7)

(VNF) - Theo các chuyên gia và nhà quản lý, để không bị “sậy bẫy” khi tham gia đầu tư, nhà đầu tư phải trang bị kiến thức và cần tham chiếu rộng các kênh, đơn cử như mặt bằng lãi suất của hệ thống ngân hàng.

'DN muốn được giải thoát khỏi các điều kiện kinh doanh vô lý'

'DN muốn được giải thoát khỏi các điều kiện kinh doanh vô lý'

26/11/24 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI cho rằng, doanh nghiệp muốn được thật sự tự do kinh doanh theo đúng tinh thần của Hiến pháp, muốn được giải thoát khỏi các điều kiện kinh doanh vô lý để chớp lấy cơ hội, tự tin chiến đấu và chiến thắng trên thương trường.

Áp lực phá thế 'bình chân như vại', xóa điểm yếu của dệt may Việt Nam

Áp lực phá thế 'bình chân như vại', xóa điểm yếu của dệt may Việt Nam

25/11/24 10:00 (GMT+7)

(VNF) - "Nếu không có áp lực này thì ngành sợi của chúng ta cứ "bình chân như vại" và đi sau một số nước khác. Chính nhờ CPTPP đi vào thực thi thì ngành công nghiệp kéo sợi và dệt nhuộm Việt Nam tăng trưởng rất mạnh". Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam nhấn mạnh

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Chính sách có độ mở, đảm bảo win - win

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Chính sách có độ mở, đảm bảo win - win

25/11/24 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Theo các chuyên gia, để xây dựng khu thương mại tự do Đà Nẵng thành công cần có nhà đầu tư chiến lược uy tín, đủ tầm cỡ và phải là liên minh nhà đầu tư chiến lược.

Chậm giải ngân vốn đầu tư công: Nền kinh tế thiệt đơn, thiệt kép

Chậm giải ngân vốn đầu tư công: Nền kinh tế thiệt đơn, thiệt kép

23/11/24 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Theo ước tính của Kho bạc Nhà nước, tính đến hết tháng 10/2024, tổng khối lượng vốn đầu tư công giải ngân là 355.616 tỷ đồng, đạt 47,43% kế hoạch, bằng 52,29% kế hoạch Thủ tướng giao, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023. Điều này được nhìn nhận có thể cản trở quá trình phục hồi và khiến nền kinh tế thiệt đơn, thiệt kép.

Trái chiều quan điểm: Đường sắt cao tốc Bắc - Nam chở người hay chở hàng?

Trái chiều quan điểm: Đường sắt cao tốc Bắc - Nam chở người hay chở hàng?

21/11/24 13:15 (GMT+7)

(VNF) - Vấn đề liệu đường sắt cao tốc Bắc Nam chỉ nên tập trung vào vận tải hành khách hay cũng cần vận chuyển hàng hoá vẫn đang có hai quan điểm trái chiều. Đây là nội dung đáng chú ý được thảo luận trong buổi họp tại hội trường vào chiều 20/11 về Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam.

Tin khác
'Doanh nghiệp FDI lập 'kỳ tích' xuất khẩu, Việt Nam nhận được phần rất ít'

'Doanh nghiệp FDI lập 'kỳ tích' xuất khẩu, Việt Nam nhận được phần rất ít'

(VNF) - TS Phạm Hùng Tiến - Chuyên gia về đầu tư FDI chỉ ra rằng, các tỉnh Phía Bắc có giá trị xuất khẩu thuộc nhóm dẫn đầu cả nước nhưng lại nằm ngoài nhóm 10 thu ngân sách lớn. Điều này phần nào cho thấy, phần nhận được từ các "kỳ tích" xuất khẩu mà doanh nghiệp FDI mang lại là không tương xứng, thậm chí là rất ít.

'Nguồn lực trong nước mải mê tìm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá, không đổ vào sản xuất'

'Nguồn lực trong nước mải mê tìm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá, không đổ vào sản xuất'

Tăng trưởng hai con số: Phải 'xốc' lại tinh thần kinh doanh của DN

Tăng trưởng hai con số: Phải 'xốc' lại tinh thần kinh doanh của DN

'Chưa bao giờ Việt Nam có không gian cải cách thuận lợi như bây giờ'

'Chưa bao giờ Việt Nam có không gian cải cách thuận lợi như bây giờ'

'Lãnh đạo dám nghĩ dám làm, Đà Nẵng vào giai đoạn phát triển mới'

'Lãnh đạo dám nghĩ dám làm, Đà Nẵng vào giai đoạn phát triển mới'

Năm 2025: 'Việt Nam có cơ hội tăng trưởng đến 8%'

Năm 2025: 'Việt Nam có cơ hội tăng trưởng đến 8%'

Tinh gọn bộ máy: 'Chọn và bố trí đúng người, đúng việc, đúng khả năng'

Tinh gọn bộ máy: 'Chọn và bố trí đúng người, đúng việc, đúng khả năng'

CEO FPT Nguyễn Văn Khoa: 'Khó khăn của năm 2025 bằng của 2023 và 2024 cộng lại'

CEO FPT Nguyễn Văn Khoa: 'Khó khăn của năm 2025 bằng của 2023 và 2024 cộng lại'

Thu nhập 30 triệu/tháng đừng 'mơ' mua nhà Hà Nội?

Thu nhập 30 triệu/tháng đừng 'mơ' mua nhà Hà Nội?

Nợ thuế 10 triệu đồng bị tạm hoãn xuất cảnh: Tránh lạm quyền

Nợ thuế 10 triệu đồng bị tạm hoãn xuất cảnh: Tránh lạm quyền

Giải pháp xây dựng nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả

Giải pháp xây dựng nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả

Lấn biển xây dựng khu thương mại tự do: Đà Nẵng trỗi dậy mạnh mẽ, người dân hưởng lợi

Lấn biển xây dựng khu thương mại tự do: Đà Nẵng trỗi dậy mạnh mẽ, người dân hưởng lợi

Lấn biển làm khu thương mại tự do: Vịnh Đà Nẵng là lựa chọn phù hợp

Lấn biển làm khu thương mại tự do: Vịnh Đà Nẵng là lựa chọn phù hợp

Lấn biển làm khu thương mại tự do: Hướng đi tất yếu cho Đà Nẵng

Lấn biển làm khu thương mại tự do: Hướng đi tất yếu cho Đà Nẵng

Doanh nghiệp rượu bia trước nỗi lo cú “sốc kép”

Doanh nghiệp rượu bia trước nỗi lo cú “sốc kép”

Tìm những người xứng đáng để xây dựng thể chế cho Kỷ nguyên mới

Tìm những người xứng đáng để xây dựng thể chế cho Kỷ nguyên mới

Tinh gọn bộ máy bắt đầu từ đâu?

Tinh gọn bộ máy bắt đầu từ đâu?

EU thực thi chính sách Xanh, hàng Việt đối mặt thách thức mới

EU thực thi chính sách Xanh, hàng Việt đối mặt thách thức mới

Người Việt đánh bạc thứ 4 châu Á: 'Cần nghĩ cách quản thay vì cấm'

Người Việt đánh bạc thứ 4 châu Á: 'Cần nghĩ cách quản thay vì cấm'

Vụ vỡ nợ nghìn tỷ GFDI, đầu tư thế nào để không 'sập bẫy'?

Vụ vỡ nợ nghìn tỷ GFDI, đầu tư thế nào để không 'sập bẫy'?

'DN muốn được giải thoát khỏi các điều kiện kinh doanh vô lý'

'DN muốn được giải thoát khỏi các điều kiện kinh doanh vô lý'

Áp lực phá thế 'bình chân như vại', xóa điểm yếu của dệt may Việt Nam

Áp lực phá thế 'bình chân như vại', xóa điểm yếu của dệt may Việt Nam

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Chính sách có độ mở, đảm bảo win - win

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Chính sách có độ mở, đảm bảo win - win

Chậm giải ngân vốn đầu tư công: Nền kinh tế thiệt đơn, thiệt kép

Chậm giải ngân vốn đầu tư công: Nền kinh tế thiệt đơn, thiệt kép

Trái chiều quan điểm: Đường sắt cao tốc Bắc - Nam chở người hay chở hàng?

Trái chiều quan điểm: Đường sắt cao tốc Bắc - Nam chở người hay chở hàng?