5 bài học đầu tư từ chức vô địch của Leicester City

Andy Lê - 01/06/2016 14:23 (GMT+7)

Năm 2016 là một năm kỳ diệu cho làng túc cầu thế giới khi Leicester City từ vị thế một đội vật lộn trong cuộc đua xuống hạng mùa trước đã thẳng tiến một mạch đến chức vô địch giải Ngoại hạng Anh.

Chiến công của Leicester City làm cho môn thể thao vua càng thêm ý nghĩa khi không phải lúc nào chiến thắng cũng thuộc về những đội bóng mạnh nhiều tiền, đặc biệt là đối với một chặng đua đường dài như giải Ngoại hạng Anh. Câu chuyện cổ tích của Leicester City chỉ ra rằng bóng đá là một môn thể thao tập thể và các đội bóng nhỏ cũng hoàn toàn có thể làm nên những bất ngờ.

 Bài học từ câu chuyện Leicester City cũng một lần nữa nhắc cho chúng ta những bài học đắt giá trong việc phân tích đầu tư. Sau đây là 5 bài học về đầu tư mà tôi nghĩ Leicester City đã gợi ý nên.

Thứ nhất, so với thế kỷ trước, trình độ của các cầu thủ chuyên nghiệp được thu hẹp lại rất nhiều. Việc một cầu thủ đang thi đấu hay bỗng nhiên mất phong độ rồi sa sút hẳn về sau cũng chỉ ra rằng thực tế các cầu thủ chỉ tạo ra được sự khác biệt khi được đặt đúng khả năng chơi bóng cốt lõi nhất và trong một trạng thái tâm lý tốt nhất.

Điều đó có nghĩa rằng có rất nhiều các cầu thủ tiềm năng đang chưa được phát huy hết những năng lực của mình và đặc biệt là những cầu thủ này thường có giá rất thấp so với những ngôi sao. Leicester City là tập hợp của những cầu thủ chuyên nghiệp vô danh với tổng giá trị chuyển nhượng của cả đội còn chưa bằng một ngôi sao của Manchester City. Vardy và Mahred không phải đến mùa giải này họ mới đá hay nhưng chỉ khi ở Leicester City và trong chiến thuật của Ranieri thì những phẩm chất và tinh thần của họ mới được phát huy đến mức cao nhất.

Trong đầu tư cũng vậy, những công ty một khi đã tự tin lên sàn chứng khoán cũng đều là những công ty đã có những triển vọng kinh doanh nhất định, tuy nhiên phần lớn nhà đầu tư luôn tập trung vào các công ty có quy mô vốn lớn và lịch sử lâu năm vốn đang được giao dịch với giá cao. Rất nhiều những công ty nhỏ đầy triển vọng với mức giá rất rẻ chưa được nhà đầu tư nhìn nhận đúng giá trị của nó.

Cũng giống như Leicester City, khi hội tụ đủ những yếu tố cần thiết, những công ty này hoàn toàn có thể trở thành những Google, Apple hoặc Facebook thứ hai trong tương lai. 

Thứ hai, việc Leicester City vô địch là một bất ngờ đối với cả thế giới, đặc biệt là đối với những người luôn tự cho là am hiểu bóng đá nhất: đó là những công ty cá cược.

Tỷ lệ chiến thắng dành cho Leicester City trước mùa giải chỉ là 1/5000, đó là tỷ lệ thấp nhất dành cho các đội bóng tham dự giải ngoại hạng. Hãy hình dùng tỷ lệ thắng cược cho đương kim thủ tưởng Anh David Cameron trở thành huấn luyện viên trưởng của Aston Villa FC thay cho Tim Sherwood cũng chỉ là 1/1000. Một câu chuyện dường như rất buồn cười còn được cho là có khả năng xảy ra cao gấp 5 lần việc Leicester City vô địch. Tỷ lệ đó thể hiện gần như một sự tin chắc của nhà cái dựa trên kiến thức và thống kê của họ về khả năng vô địch của Leicester City: Không thể.

Một sự kiện có xác suất chỉ 0.02% có thể gọi là một hiện tượng thiên nga đen (black swan). Thiên nga đen là một thuật ngữ trong kinh tế học để chỉ về những sự kiện có xác suất vô cùng thấp về khả năng xảy ra nhưng khi nó xảy ra sẽ tạo ra một tác động vô cùng lơn về mặt ý nghĩa kinh tế. Thiên nga đen hoàn toàn xảy ra trong đời mỗi người, mỗi lần nó xảy ra đều làm thay đổi nhận thức của chúng ta về vấn đề mà chúng ta đang đối mặt.

Điều này hoàn toàn đúng trong lĩnh vực đầu tư, rồi một ngày nào đó bạn có thể sẽ chứng kiến thị trường sụp đổ và hoảng loạn trong vài ngày, thị trường phản ứng theo một cách bạn không thể hiểu được như những cuộc khủng hoảng mà chúng ta từng thấy trong lịch sử. Chúng ta không thể dự báo được khi nào sự kiện thiên nga đen xảy ra, tuy nhiên hãy lên kế hoạch phản ứng cho danh mục đầu tư của bạn khi điều đó xảy ra.

Thứ ba, việc Leicester City dành chức vô địch mùa này sẽ không là bất ngờ nếu chúng ta dựa vào kết quả của 8 vòng đấu cuối mùa trước để so sánh. Trong 8 trận đó họ dành đến 6 chiến thắng, 1 trận hòa và chỉ thua một trận trước đội vô địch mùa đó là Chelsea.

Nếu có một bảng xếp hạng riêng cho 8 vòng đấu đó thì Leicester City đã là nhà vô địch với 19 điểm kiếm được, vì Chelsea thậm chí cũng chỉ dành được 17 điểm trong cùng giai đoạn đó. Số điểm bình quân Leicester City dành được trong giai đoạn đó là 2.3 điểm/trận, tương đương với số điểm họ lên ngôi vô địch trong mùa giải năm nay là 2.1 điểm/trận.

Điều đó cho thấy sự thay đổi về năng lực của Leicester City không phải chỉ bắt đầu trong mùa giải năm nay mà đã từ cuối mùa giải trước. Một sai lầm thường thấy trong chúng ta là chỉ dựa vào quá khứ của sự kiện để ra quyết định mà không cập nhật những thông tin gần nhất về sự thay đổi trong bản chất vấn đề. Khi đó chúng ta bị đóng đinh với những định kiến ban đầu. Một đội có đến 6 chiến thắng trong 8 trận gần nhất làm sao có thể được gán cho mức xác suất vô địch thấp như thế.

Trong việc đầu tư cũng vậy, việc đóng đinh vào những quan điểm đã định hình trước đó (anchoring) làm chúng ta không thể nhận ra được những sự thay đổi trong những khoản đầu tư tiềm năng đang hiện ra trước mắt chúng ta. Chúng ta cứ khăng khăng rằng đó chỉ là những sự thay đổi nhất thời và quẳng đi những cơ hội kiếm được những tài sản kếch xù từ đó.

Giá trị của cả đội hình Leicester City trong mùa giải vô địch chỉ là 54 triệu bảng. Trong khi con số đó của Chelsea và Manchester United lần lượt là 428 và 370 triệu bảng. Kết quả mùa này là Chelsea về thứ 10 và Manchester United về thứ 6. Nó chỉ ra rằng việc cộng lại đơn thuần từng giá trị cầu thủ để ra đánh giá chất lượng của một câu lạc bộ là một cách làm không phù hợp.

Cách làm đó chưa tính đến mức độ gắn kết cũng như động lực thi đấu của các thành viên trong đội bóng với nhau. Trong đầu tư cũng vậy, chúng ta thường nhìn các khoản đầu tư một cách riêng lẻ trong quá trình phân tích mà không xem xét tất cả trong một bức tranh tổng thể thông qua sự tương tác giữa các khoản đầu tư với nhau (total portfolio context).

Giá trị của một danh mục đầu tư không chỉ đơn thuần cộng dồn giá trị của từng khoản đầu tư lại với nhau. Việc không nhìn một bức tranh danh mục đầu tư hoàn chỉnh khiến cho nhà đầu tư hạn chế trong việc tối đa hóa giá trị cũng như tối thiểu hóa những rủi ro cho danh mục của mình.

Cuối cùng, chỉ có 4 đội bóng là Manchester United, Chelsea, Arsenal và Manchester city dành chức vô địch Ngoại hạng Anh trong 20 năm qua nên dường như nhà cái chỉ dựa vào mức thống kê này để đưa ra một tỷ lệ vô địch rất ưu ái cho 4 đội bóng nói trên.

Những sai lầm do việc dựa vào những dữ liệu gần đây (recent bias) chỉ ra rằng con người luôn có xu hướng chỉ muốn thông tin nào dễ tìm kiếm nhất chứ không hẳn là những thông tin khách quan. Trong đầu tư cũng vậy, việc chúng ta chỉ muốn tìm kiếm những thông tin dễ dàng tìm kiếm nhất để ủng hộ cho quan điểm hiện tại của chúng ta khiến chúng ta không thể tiếp cận đến những thông tin mang tính chất khách quan, phản ánh bản chất vấn đề.

Bài học của Leicester City không những là một lời cổ vũ cho các đội bóng nhỏ trong việc tạo nên cuộc lật đổ trong môn thể thao vua này trong thời gian tới, mà nó còn là một lời nhắc nhở với các nhà đầu tư chứng khoán về những bài học và những sai lầm họ thường mắc phải khi tham gia vào thị trường chứng khoán.

Những hạn chế của con người trong việc không thể nhận thức được đâu là những gì mình chưa biết, những lười biếng trong việc tìm kiếm thông tin và chỉ tập trung vào những gì sẵn có, những mỏ neo sai lầm vào những vấn đề đang thay đổi và một quan điểm hạn chế trong việc đánh giá các cơ hội đầu tư trong một bức tranh tổng thể là những yếu điểm cố hữu khiến cho phần lớn các nhà đầu tư không thể thành công trong việc đầu tư của mình.

(*) Chuyên viên tư vấn chiến lược cấp cao của Phoenix Global Wealth Management - là một thành viên của Phoenix Capital Group, một tổ chức chuyên môn trong việc xây dựng các chỉ số và quản lý danh mục đầu tư, cũng như giới thiệu các cơ hội đầu tư đến các nhà đầu tư trên thị trường Mỹ, Châu Á và toàn cầu.
Cùng chuyên mục
'DN tư nhân phải tạo áp lực thay đổi chính sách, không chỉ xin – cho'

'DN tư nhân phải tạo áp lực thay đổi chính sách, không chỉ xin – cho'

(VNF) - PGS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng: Cộng đồng doanh nghiệp tiên phong cần có thêm nhiều ý kiến đóng góp phát triển doanh nghiệp dân tộc.Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin – cho".

Tinh gọn bộ máy: Lợi ích đạt được lên tới hàng triệu tỷ đồng

Tinh gọn bộ máy: Lợi ích đạt được lên tới hàng triệu tỷ đồng

06/03/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - “Cuộc cách mạng” tinh gọn bộ máy được đánh giá sẽ tạo ra những thay đổi quan trọng trong cơ cấu thu – chi ngân sách, thúc đẩy sự chuyển động nhanh, mạnh, hiệu quả của bộ máy hành chính, mang lại lợi ích rất lớn cho nền kinh tế trong dài hạn.

Tháo 'điểm nghẽn của điểm nghẽn': Bỏ tư duy không quản được thì cấm

Tháo 'điểm nghẽn của điểm nghẽn': Bỏ tư duy không quản được thì cấm

05/03/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Để tạo được đột phá trong cải cách thể chế, Luật sư Nguyễn Tiến Lập, trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, cho rằng phải từ bỏ được tư duy không quản được thì cấm.

Cách nào để tăng GDP mà không quá phụ thuộc tăng tín dụng?

Cách nào để tăng GDP mà không quá phụ thuộc tăng tín dụng?

25/02/25 09:30 (GMT+7)

(VNF) - Trong nền kinh tế có chế độ tỷ giá tương đối cố định như Việt Nam, chính sách tiền tệ sẽ ít hiệu quả hơn so với chính sách tài khóa, vì vậy trong ngắn hạn, đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn đầu tư công hiệu quả sẽ mang lại tác động tích cực hơn.

‘Muốn tăng trưởng kinh tế cao, phải có cách tiếp cận khác thường’

‘Muốn tăng trưởng kinh tế cao, phải có cách tiếp cận khác thường’

22/02/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - PGS-TS Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng cao cần cách tiếp cận khác thường. Theo đó, để hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam đặt mục tiêu và hướng đi trong năm 2025 là tập trung phát triển kinh tế số, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và kinh tế xanh.

'Đầu tư tư nhân chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng đang tăng trưởng rất chậm'

'Đầu tư tư nhân chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng đang tăng trưởng rất chậm'

20/02/25 08:30 (GMT+7)

(VNF) - Ông Nguyễn Hoàng Linh, Giám đốc Nghiên cứu, Công ty Quản lý Quỹ VCBF cho biết: Trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội, thực tế đầu tư tư nhân mới chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong những năm gần đây, đầu tư tư nhân tăng trưởng rất chậm, năm 2023 là gần 3% năm 2024 là khoảng 8 - 9%, thấp hơn mức tăng trưởng trung bình 15% của các năm trước dịch.

Mỹ áp thuế 25% với thép: ‘Sức cạnh tranh của DN Việt sẽ cao hơn’

Mỹ áp thuế 25% với thép: ‘Sức cạnh tranh của DN Việt sẽ cao hơn’

15/02/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Về quyết định Mỹ áp thuế 25% với mặt hàng sắt thép của tất cả các nước, một số doanh nghiệp sắt thép khẳng định khi các doanh nghiệp ở các nước khác cũng chịu cùng chung mức thuế như Việt Nam khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt sẽ cao hơn.

'Tăng trưởng GDP chủ yếu dựa vào FDI là thông tin sai và lạc hậu'

'Tăng trưởng GDP chủ yếu dựa vào FDI là thông tin sai và lạc hậu'

14/02/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Trong những năm qua, chúng ta thường tiếp cận với thông tin rằng tăng trưởng GDP của Việt Nam chủ yếu dựa vào khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), còn doanh nghiệp tư nhân trong nước chỉ đóng góp rất ít, thậm chí chỉ chiếm 10% GDP. Tuy nhiên, thông tin này không chính xác và đã trở nên lạc hậu, theo chia sẻ của doanh nhân Đỗ Cao Bảo, thành viên HĐQT tập đoàn FPT.

Tăng trưởng hai con số: 'Phát huy nguồn lực và năng lực nội địa'

Tăng trưởng hai con số: 'Phát huy nguồn lực và năng lực nội địa'

08/02/25 10:00 (GMT+7)

(VNF) - Ông Phan Đức Hiếu - Uỷ viên thường trực, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội khẳng định, nếu chúng ta phát huy được năng lực của doanh nghiệp nội địa cũng như nguồn lực trong nước thì sự phát triển sẽ bền vững và lâu dài hơn.

Người Việt 'cuồng' mua vàng, quản lý thế nào cho thuận?

Người Việt 'cuồng' mua vàng, quản lý thế nào cho thuận?

08/02/25 09:00 (GMT+7)

(VNF) - Khi nhu cầu đầu tư và tích trữ vàng của người dân vẫn duy trì ở mức cao, thị trường vàng trở nên sôi động nhưng cũng tiềm ẩn nhiều biến động. Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp quản lý hiệu quả không chỉ giúp ổn định thị trường mà còn góp phần đảm bảo sự minh bạch, hạn chế rủi ro và bảo vệ quyền lợi của người dân.

Tăng trưởng hai con số: Yếu tố 'quyết định tiến hay lùi và vươn mình đến đâu'

Tăng trưởng hai con số: Yếu tố 'quyết định tiến hay lùi và vươn mình đến đâu'

06/02/25 09:30 (GMT+7)

(VNF) - Để có được mức tăng trưởng 8% cho 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số, Luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI khẳng định: Thể chế là yếu tố mang tính quyết định việc chúng ta tiến hay lùi và vươn mình đến đâu.

Tăng trưởng hai con số: Lựa chọn nào cho chính sách tiền tệ?

Tăng trưởng hai con số: Lựa chọn nào cho chính sách tiền tệ?

05/02/25 14:00 (GMT+7)

(VNF) - Để nền kinh tế có thể đảm bảo tốc độ tăng trưởng trong 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số nếu có điều kiện thuận lợi, PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TP. HCM cho rằng, chúng ta cần thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt và theo diễn biến của thị trường, kèm theo đó là cần có những công cụ dự báo tốt, việc điều hành chính sách mang tính kịp thời hơn, tránh trường hợp sự việc đã xảy ra chúng ta mới tìm cách ứng phó thì sẽ không kịp bởi chính sách tiền tệ thường có độ trễ.

Tăng trưởng hai con số: ‘Mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được’

Tăng trưởng hai con số: ‘Mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được’

04/02/25 14:00 (GMT+7)

(VNF) - Về mục tiêu tăng trưởng 8%, thậm chí đạt hai con số nếu điều kiện thuận lợi, trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, đây là mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được và cần quyết tâm đạt được để tạo đà tăng trưởng bứt phá cho kỷ nguyên phát triển mới.

Tăng trưởng hai con số: Nhận diện những thách thức lớn

Tăng trưởng hai con số: Nhận diện những thách thức lớn

03/02/25 10:00 (GMT+7)

(VNF) - Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng 8% cho 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số trong dài hạn. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều biến động khó dự đoán, những khó khăn và thách thức trong nước vẫn khó đoán định thì việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng như trên dường như không phải dễ dàng.

Có nên đánh đổi giữa lãi suất và tỷ giá?

Có nên đánh đổi giữa lãi suất và tỷ giá?

03/02/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân (Đại học Kinh tế TP. HCM) cho rằng câu chuyện của năm sau sẽ là sự đánh đổi giữa lãi suất và tỷ giá. Nếu muốn giảm lãi suất, Chính phủ phải hy sinh tỷ giá và ngược lại.

Giải pháp nào duy trì đà tăng trưởng?

Giải pháp nào duy trì đà tăng trưởng?

02/02/25 10:00 (GMT+7)

(VNF) - Để duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025, việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô với sự kết hợp cân bằng hơn giữa các chính sách tiền tệ và tài khóa là điều cần thiết. Trong thời gian tới, các chính sách phối hợp là rất quan trọng để hỗ trợ phục hồi kinh tế.

Kỳ vọng từ ngôi sao kinh tế tư nhân

Kỳ vọng từ ngôi sao kinh tế tư nhân

30/01/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Trong bối cảnh nền kinh tế quốc dân còn nhiều khó khăn phía trước, kinh tế thế giới có nhiều biến động khó đoán, các động lực tăng trưởng cũ đã cạn, thì doanh nghiệp tư nhân được xem là sự kỳ vọng của nền kinh tế. Bởi vậy, đẩy mạnh cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh là điều hết sức quan trọng để doanh nghiệp tư nhân phát huy tối đa tiềm lực và phát triển mạnh mẽ.

Phát triển kinh tế tư nhân: Vun bồi nội lực để vươn mình

Phát triển kinh tế tư nhân: Vun bồi nội lực để vươn mình

29/01/25 16:00 (GMT+7)

(VNF) - Trong một thế giới VUCA (Biến động – Không chắc chắn – Phức tạp – Mơ hồ) thì có một điều ngày càng trở nên rõ ràng hơn là vai trò và vị thế không ngừng gia tăng của Việt Nam. Việc trở thành đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ cùng với đó là sự nâng cấp mối quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia lớn đã đưa vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế gia tăng và mở ra những vận hội mới cho đất nước.

Xuất khẩu, FDI và tầng lớp trung lưu: Bộ ba 'vàng' của kinh tế Việt Nam 2025

Xuất khẩu, FDI và tầng lớp trung lưu: Bộ ba 'vàng' của kinh tế Việt Nam 2025

29/01/25 09:30 (GMT+7)

(VNF) - Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, ông Norman Lim - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam (SingCham Việt Nam) đã chia sẻ với Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance về những triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm mới với những yếu tố định hình tăng trưởng bền vững.

Khơi thông dòng chảy thể chế

Khơi thông dòng chảy thể chế

29/01/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Trao đổi cùng Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương, khẳng định chính hệ thống pháp luật hiện nay là “thủ phạm” khiến chúng ta tự trói buộc chính mình, kìm hãm sự phát triển. Ông cho rằng nếu khơi thông điểm nghẽn này thì việc kinh tế Việt Nam tăng trưởng hai con số là điều hoàn toàn có thể đạt được.

Trung tâm tài chính Đà Nẵng: Quản lý tự chủ và sản phẩm đặc thù?

Trung tâm tài chính Đà Nẵng: Quản lý tự chủ và sản phẩm đặc thù?

22/01/25 08:00 (GMT+7)

(VNF) - Giám đốc Quốc gia, Viện Tony Blair tại Việt Nam cho rằng, nền tảng thiết yếu để một Trung tâm tài chính quốc tế thành công là ở thiết kế thể chế.

'Doanh nghiệp FDI lập 'kỳ tích' xuất khẩu, Việt Nam nhận được phần rất ít'

'Doanh nghiệp FDI lập 'kỳ tích' xuất khẩu, Việt Nam nhận được phần rất ít'

21/01/25 08:00 (GMT+7)

(VNF) - TS Phạm Hùng Tiến - Chuyên gia về đầu tư FDI chỉ ra rằng, các tỉnh Phía Bắc có giá trị xuất khẩu thuộc nhóm dẫn đầu cả nước nhưng lại nằm ngoài nhóm 10 thu ngân sách lớn. Điều này phần nào cho thấy, phần nhận được từ các "kỳ tích" xuất khẩu mà doanh nghiệp FDI mang lại là không tương xứng, thậm chí là rất ít.

 'Tập đoàn toàn cầu bắt tay tạo game lớn, DN Việt liệu có đủ năng lực'

'Tập đoàn toàn cầu bắt tay tạo game lớn, DN Việt liệu có đủ năng lực'

18/01/25 10:00 (GMT+7)

(VNF) - Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành khẳng định, các tập đoàn lớn trên thế giới đang bắt tay tạo ra những 'game' mới và điều ngại là liệu các doanh nghiệp Việt có đủ năng lực để ứng xử với những 'gã khổng lồ', các tập đoàn đa quốc gia hay không chứ chưa nói đến câu chuyện vốn hay công nghệ.

Khát vọng trung tâm tài chính và những thách thức cho Đà Nẵng

Khát vọng trung tâm tài chính và những thách thức cho Đà Nẵng

17/01/25 14:00 (GMT+7)

(VNF) - TS. Lê Minh Nghĩa - Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn tài chính Việt Nam đã có các phân tích về thách thức của Trung tâm tài chính Đà Nẵng.

'Khát vọng của Việt Nam dẫn đầu trên thị trường tài chính toàn cầu'

'Khát vọng của Việt Nam dẫn đầu trên thị trường tài chính toàn cầu'

17/01/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Ông Andy Khoo - CEO Terne Holdings cho rằng: “Trung tâm Tài chính quốc tế Đà Nẵng không chỉ là một dự án phát triển, mà còn là một tuyên ngôn táo bạo về khát vọng của Việt Nam trong việc dẫn đầu trên thị trường tài chính toàn cầu”

Tin khác
'DN tư nhân phải tạo áp lực thay đổi chính sách, không chỉ xin – cho'

'DN tư nhân phải tạo áp lực thay đổi chính sách, không chỉ xin – cho'

(VNF) - PGS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng: Cộng đồng doanh nghiệp tiên phong cần có thêm nhiều ý kiến đóng góp phát triển doanh nghiệp dân tộc.Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin – cho".

Tinh gọn bộ máy: Lợi ích đạt được lên tới hàng triệu tỷ đồng

Tinh gọn bộ máy: Lợi ích đạt được lên tới hàng triệu tỷ đồng

Tháo 'điểm nghẽn của điểm nghẽn': Bỏ tư duy không quản được thì cấm

Tháo 'điểm nghẽn của điểm nghẽn': Bỏ tư duy không quản được thì cấm

Cách nào để tăng GDP mà không quá phụ thuộc tăng tín dụng?

Cách nào để tăng GDP mà không quá phụ thuộc tăng tín dụng?

‘Muốn tăng trưởng kinh tế cao, phải có cách tiếp cận khác thường’

‘Muốn tăng trưởng kinh tế cao, phải có cách tiếp cận khác thường’

'Đầu tư tư nhân chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng đang tăng trưởng rất chậm'

'Đầu tư tư nhân chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng đang tăng trưởng rất chậm'

Mỹ áp thuế 25% với thép: ‘Sức cạnh tranh của DN Việt sẽ cao hơn’

Mỹ áp thuế 25% với thép: ‘Sức cạnh tranh của DN Việt sẽ cao hơn’

'Tăng trưởng GDP chủ yếu dựa vào FDI là thông tin sai và lạc hậu'

'Tăng trưởng GDP chủ yếu dựa vào FDI là thông tin sai và lạc hậu'

Tăng trưởng hai con số: 'Phát huy nguồn lực và năng lực nội địa'

Tăng trưởng hai con số: 'Phát huy nguồn lực và năng lực nội địa'

Người Việt 'cuồng' mua vàng, quản lý thế nào cho thuận?

Người Việt 'cuồng' mua vàng, quản lý thế nào cho thuận?

Tăng trưởng hai con số: Yếu tố 'quyết định tiến hay lùi và vươn mình đến đâu'

Tăng trưởng hai con số: Yếu tố 'quyết định tiến hay lùi và vươn mình đến đâu'

Tăng trưởng hai con số: Lựa chọn nào cho chính sách tiền tệ?

Tăng trưởng hai con số: Lựa chọn nào cho chính sách tiền tệ?

Tăng trưởng hai con số: ‘Mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được’

Tăng trưởng hai con số: ‘Mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được’

Tăng trưởng hai con số: Nhận diện những thách thức lớn

Tăng trưởng hai con số: Nhận diện những thách thức lớn

Có nên đánh đổi giữa lãi suất và tỷ giá?

Có nên đánh đổi giữa lãi suất và tỷ giá?

Giải pháp nào duy trì đà tăng trưởng?

Giải pháp nào duy trì đà tăng trưởng?

Kỳ vọng từ ngôi sao kinh tế tư nhân

Kỳ vọng từ ngôi sao kinh tế tư nhân

Phát triển kinh tế tư nhân: Vun bồi nội lực để vươn mình

Phát triển kinh tế tư nhân: Vun bồi nội lực để vươn mình

Xuất khẩu, FDI và tầng lớp trung lưu: Bộ ba 'vàng' của kinh tế Việt Nam 2025

Xuất khẩu, FDI và tầng lớp trung lưu: Bộ ba 'vàng' của kinh tế Việt Nam 2025

Khơi thông dòng chảy thể chế

Khơi thông dòng chảy thể chế

Trung tâm tài chính Đà Nẵng: Quản lý tự chủ và sản phẩm đặc thù?

Trung tâm tài chính Đà Nẵng: Quản lý tự chủ và sản phẩm đặc thù?

'Doanh nghiệp FDI lập 'kỳ tích' xuất khẩu, Việt Nam nhận được phần rất ít'

'Doanh nghiệp FDI lập 'kỳ tích' xuất khẩu, Việt Nam nhận được phần rất ít'

 'Tập đoàn toàn cầu bắt tay tạo game lớn, DN Việt liệu có đủ năng lực'

'Tập đoàn toàn cầu bắt tay tạo game lớn, DN Việt liệu có đủ năng lực'

Khát vọng trung tâm tài chính và những thách thức cho Đà Nẵng

Khát vọng trung tâm tài chính và những thách thức cho Đà Nẵng

'Khát vọng của Việt Nam dẫn đầu trên thị trường tài chính toàn cầu'

'Khát vọng của Việt Nam dẫn đầu trên thị trường tài chính toàn cầu'