Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
- Thưa ông, hiện tổng số lượng doanh nghiệp Việt Nam đang bán trên Amazon theo chương trình Amazon Global Selling là bao nhiêu? Tổng doanh thu trong năm 2020 (hoặc tính đến hiện tại) là bao nhiêu? Năm 2020 (hoặc tính đến hiện tại) có bao nhiêu doanh nghiệp đạt doanh thu trên 500.000 USD?
Ông Gijae Seong: Các con số chính xác về số lượng doanh nghiệp Việt Nam đang tham gia Amazon Global Selling và tổng doanh thu của các đối tác bán hàng khi xuất khẩu qua kênh Amazon, hiện nay chúng tôi chưa thể công bố cụ thể. Tuy nhiên, chúng tôi xin cung cấp các con số về tỉ lệ tăng trưởng để mọi người cùng hình dung về tốc độ và quy mô phát triển.
Trong năm vừa qua có hàng ngàn đối tác doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia trên Amazon và đạt được những mốc tăng trưởng rất nhanh. Tổng giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) Việt Nam qua Amazon trong năm qua tăng 48% so với cùng kỳ năm ngoái (thống kê 12 tháng từ 1/9/2020 đến 30/8/2021).
Cũng cùng giai đoạn khảo sát kể trên, số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam bán hàng qua các cửa hàng Amazon trên toàn thế giới vượt mốc doanh số 100.000 USD, 500.000 USD và 1 triệu USD cũng đã tăng lần lượt hơn 18%, 53% và 40% chỉ sau 1 năm.
- Tỷ lệ tăng trưởng thương mại điện tử xuyên biên giới của Amazon tại Việt Nam so với Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines như thế nào, thưa ông?
Trong 2-3 năm vừa qua, trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao nhất so với 4 nước được kể tên phía trên bao gồm Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines. So với thời điểm năm 2019 đến nay, tổng doanh thu của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu qua Amazon đã tăng trưởng vượt bậc.
- Nếu so sánh với một số quốc gia thì quy mô sản xuất và tính cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam hiện tại còn khá hạn chế. Làm sao để các sản phẩm Made-in-Vietnam có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế và làm nổi bật được lợi thế của chúng ta so với các nước khác, thưa ông?
Chúng tôi cho rằng tính cạnh tranh, lợi thế sản phẩm còn tùy thuộc vào ngành hàng sản phẩm. Có thể ở giai đoạn này, Việt Nam chưa có nhiều sản phẩm công nghệ, điện tử tiêu dùng, sản phẩm công nghệ cao tham gia xuất khẩu cùng Amazon. Tuy nhiên, một số ngành hàng khác như sản phẩm về gia đình, bếp, các dụng cụ hay liên quan tới trang trí nội thất, mây tre đan thì made-in-Vietnam được khách hàng quốc tế đánh giá cao về chất lượng, thiết kế tinh tế cao cấp, tính độc đáo và nổi bật, hoàn toàn không thua kém bất cứ nơi nào.
Nói về tính cạnh tranh, chúng tôi cho rằng chất lượng sản phẩm là điều kiện cần thiết, tiên quyết, bắt buộc khi gia nhập vào Amazon ở tất cả các thị trường. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng về mặt chất lượng, họ ý thức và luôn sẵn sàng rồi nên việc cạnh tranh không còn nằm ở việc sản xuất ra các sản phẩm đạt chất lượng sự cạnh tranh nó nằm ở việc liệu các doanh nghiệp Việt Nam đã biết cách xây dựng thương hiệu, kể lại những câu chuyện thương hiệu với bản sắc riêng nhưng cũng đồng thời phải phù hợp với thị hiếu quốc tế và thuyết phục được người tiêu dùng trải nghiệm sản phẩm hay không.
Trọng tâm chiến lược năm 2022 của chúng tôi có 4 điểm chính, trong đó có một mục tiêu là Amazon Global Selling Việt Nam mong muốn hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng thương hiệu toàn cầu trên Amazon. Bằng cách cung cấp đào tạo, giới thiệu các công cụ và dịch vụ xây dựng thương hiệu, Amazon sẽ hỗ trợ tiếp thị các thương hiệu made-in-Vietnam theo thị hiếu của khách hàng quốc tế.
- Hiện tại Amazon đã mở cửa cho các doanh nghiệp Việt Nam bán hàng trên Amazon rồi thì liệu bao giờ Amazon sẽ mở cửa cho người tiêu dùng Việt Nam mua sắm trực tiếp trên kênh Amazon toàn cầu?
Đây là câu hỏi mà chúng tôi đã nhận được rất nhiều kể từ thời điểm bắt đầu thiết lập đội nhóm tại Việt Nam. Về lộ trình thì hiện nay tôi chưa thể chia sẻ về thời điểm chính thức Amazon sẽ mở sàn thương mại điện tử cho phép người dùng Việt Nam mua trực tiếp hay ship trực tiếp về Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tại Amazon đã có những sự tập trung cao hơn hướng về thị trường châu Á. Điển hình là gần đây thì Amazon đã mở market place ở Singapore và cố gắng đa dạng trong các phương thức tiếp cận, phục vụ khách hàng ở thị trường các nước Châu Á.
- Trong 7,2 triệu đơn hàng bán trong gần năm nay từ các doanh nghiệp Việt Nam trên Amazon, có sự cố nào về chất lượng hàng hóa, hay gặp vấn đề về thanh toán không? Với những sự cố như vậy, Amazon sẽ hỗ trợ người bán hàng từ Việt Nam như thế nào, thưa ông?
Khi bán hàng triệu sản phẩm như vậy thì tất nhiên sẽ có những vấn đề phát sinh liên quan. Các doanh nghiệp cũng tự ý thức được tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm và chúng tôi vẫn theo dõi các review phản hồi trên các gian hàng và cùng các đối tác bán hàng Việt Nam giải quyết các vấn đề liên quan đến sản phẩm này. Song song cùng đó, Amazon cũng có hỗ trợ như về vận chuyển, giao hàng để đảm bảo hàng hoá đạt chất lượng tốt nhất khi tới tay khách hàng.
Liên quan tới phần thanh toán thì khá đa dạng, liên quan tới việc thanh toán tới người tiêu dùng và thanh toán tới các đối tác bán hàng. Về phía người tiêu dùng thì Amazon luôn đặt khách hàng lên hàng đầu và luôn có những phản hồi nhanh chóng mỗi khi có những vấn đề xảy ra.
Còn về các đối tác bán hàng thì chúng tôi cũng luôn cố gắng hỗ trợ và trong năm 2021 thì có thể kể đến những cải tiến như là đã có đội ngũ support nhà bán hàng bằng tiếng Việt để hỗ trợ họ và seller central (trung tâm người bán) bằng tiếng Việt để thuận tiện, giảm thiểu các vấn đề nhầm lẫn trong thao tác và vận hành.
- Với mức tăng trưởng 34% so với năm 2020, Amazon có chiến lược cụ thể nào để cùng các doanh nghiệp Việt Nam nâng mức tăng trưởng này lên cao hơn nữa trong năm 2022? Hiện Amazon có những phương án gì và sau này còn những kế hoạch nào hỗ trợ thêm cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) để họ có thể quảng bá sản phẩm của họ phù hợp với đối tượng khách hàng toàn cầu?
Hiện nay, hàng nghìn các doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia Amazon, tuy nhiên chúng tôi vẫn thấy rằng đây mới chỉ là những bước khởi đầu của các doanh nghiệp cũng như Amazon tại thị trường Việt Nam. Tiềm năng của Việt Nam ở thương mại điện tử xuyên biên giới còn rất lớn trong những năm tới.
Về chiến lược trong năm 2022, thứ nhất là tăng nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam để nhìn thấy các cơ hội trong việc xuất khẩu qua thương mại điện tử xuyên biên giới; thứ 2, thúc đấy việc đào tạo kiến thức với các tài liệu tiếng Việt được xuất bản trên website, Youtube, Facebook Zalo, và sắp tới Amazon Global Selling sẽ có cả các chuyên gia đào chuyên nghiệp để hướng dẫn, đào tạo, cập nhật các thông tin, quy trình, cách thức làm E-commerce cho doanh nghiệp Việt Nam; Thứ 3, đơn giản hoá các thủ tục và tinh gọn lại quá trình đăng ký, gia nhập vào Amazon, cải thiện quy trình đem lại trải nghiệm tốt cho khách hàng cũng như người bán thông qua Seller Central bằng tiếng Việt.
Một điểm nữa là để phát triển đồng bộ và toàn diện thì cần có thêm những hợp tác với các cơ quan bộ ngành Chính phủ cũng như các hiệp hội hỗ trợ từng ngành hàng. Chúng tôi cũng tái cấu trúc lại đội nhóm để có các team chuyên trách từng ngành hàng để hỗ trợ hiệu quả à sát sao hơn cho từng đối tác bán hàng Việt Nam.
- Doanh nghiệp cần những điều kiện như thế nào để có thể tham gia bán hàng trên Amazone? Amazone có gì lưu ý thêm cho doanh nghiệp?
Lời khuyên của chúng tôi dành cho các doanh nghiệp Việt Nam muốn tham gia Amazon thì hãy bắt đầu từ việc quan sát, tìm hiểu, tập trung vào khách hàng đầu tiên. Điểm đặc biệt của thương mại điện tử là những phản hồi của người mua, người bán,… thông qua review để từ đó là cơ sở để ranking. Những thông tin này Amazon hoàn toàn sẵn sàng cung cấp các về customer insight để cập nhật, tinh chỉnh hay tiếp cận khách hàng thông qua các hoạt động chăm sóc khách hàng. Đây cũng là cái chú ý đầu tiên và kiên quyết mà các doanh nghiệp phải thực sự quan tâm khi bán hàng trên Amazon.
- Các trang thương mại điện tử tại Việt Nam chủ yếu thu phí dựa trên doanh thu của cửa hàng (khoảng trên 2%). Còn Amazon thu phí cố định và 1 số phụ phí khác với nhà bán hàng. Sự khác biệt này theo ông có ưu và nhược gì?
Tham gia Amazon Global Selling, các đối tác bán hàng có thể chọn lựa một trong hai gói - tài khoản bán hàng chuyên nghiệp hoặc cá nhân. Gói cá nhân sẽ dành cho các nhà bán hàng thi thoảng mới lên bán, bán dưới 40 sản phẩm mỗi tháng, không cần sử dụng quá nhiều features (tính năng) của Amazon Global Selling.
Còn đối với các doanh nghiệp Việt Nam thì hiện tại đa số lựa chọn gói chuyên nghiệp để có nhiều tiện ích hơn khi bán (số lượng đơn hàng lớn, quảng cáo sản phẩm, công cụ bán hàng và xem báo cáo kinh doanh...). Với tài khoản bán hàng cá nhân, nhà bán hàng trả 0,99 USD cho mỗi sản phẩm bán ra. Với tài khoản bán hàng chuyên nghiệp sẽ có một mức phí đăng ký hàng tháng là 39.99 USD.
Ngoài ra, sẽ có mức phí giới thiệu được tính dựa trên các sản phẩm được bán ra. Bên cạnh đó, đối tác bán hàng khi muốn sử dụng các dịch vụ add-on thêm từ Amazon Global Selling như là FBA,… thì có thể chọn lựa và trả thêm phí và tận dụng các công cụ hoặc dịch vụ này.
Với các thức này, nhà bán hàng có thể chủ động và linh hoạt chọn lựa gói tài khoản phù hợp với nhu cầu kinh doanh, đặc trưng ngành hàng của mình và quyết định gói dịch vụ cộng thêm phù hợp ở từng thời điểm để sử dụng phù hợp nhu cầu của mình.
Xem thêm: Gần 7,2 triệu sản phẩm của doanh nghiệp Việt ra thế giới qua cổng Amazon
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.