'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo ông Nguyễn Minh Đức, giá điện tại Việt Nam không được quyết định theo nguyên lý cung cầu, vì hiện nay vẫn chưa xây dưng được thị trường điện cạnh tranh. Giá điện được tính theo nguyên tắc lấy tổng chi phí sản xuất chia cho tổng sản lượng. Do vậy, muốn xác định giá điện đúng thì điều quan trọng là phải xác định chính xác chi phí sản xuất điện.
Là thành viên của Tổ công tác kiểm tra chi phí sản xuất điện, ông Nguyễn Minh Đức cho biết quy trình kiểm tra gồm các bước sau: Đầu tiên Bộ Công Thương ra thông báo về việc kiểm tra, sau đó Cục Điều tiết điện lực gửi thông báo cho Tập đoàn Điện lực (EVN) để đơn vị này chuẩn bị hồ sơ, tài liệu.
"Chúng tôi làm việc 1 buổi với EVN để thống nhất về các hồ sơ. Sau đó Đoàn kiểm tra sẽ làm việc với các đơn vị của EVN: 1 buổi tại Tập đoàn, 1 buổi về sản xuất điện, 1 buổi về truyền tải điện, 5 buổi với 5 Tổng công ty điện tại các miền. Kế tiếp là 1 buổi với EVN về các vấn đề còn vướng mắc, 1 buổi với các thành viên trong Tổ để thống nhất nội dung cuối cùng.
"Trong các buổi làm việc này, các đơn vị của EVN sẽ cung cấp đầy đủ các hồ sơ mà chúng tôi yêu cầu. Các thành viên sẽ hỏi những vấn đề còn chưa thống nhất hoặc khó hiểu. Chúng tôi sẽ chia nhóm để làm: nhóm về chi phí, tiền lương, nhóm về đề kĩ thuật, nhóm về kinh doanh…
"Theo đánh giá cá nhân của tôi thì tổ công tác làm việc nghiêm túc. Trong quá trình làm việc, cũng có lúc không thống nhất hoặc có những thông tin không khớp thì chúng tôi yêu cầu điều chỉnh ngay", ông Đức nói.
Ông Nguyễn Minh Đức - Ban Pháp chế, VCCI
Tuy nhiên theo ông Đức, việc kiểm tra chi phí sản xuất điện dù đã có bước tiến so với trước đây nhưng vẫn còn có điểm vẫn cần được cải thiện để trở nên minh bạch hơn.
Thứ nhất là việc đi kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện hằng năm mới chỉ có sự tham gia của VCCI và Hội bảo vệ người tiêu dùng (đại diện cho bên mua điện) còn việc quyết định tăng giá bao nhiêu (5 – 6 – 7%) thì hiện tại vẫn chưa có sự tham gia của bên mua điện mà chỉ có bên bán điện thôi (EVN và Nhà nước).
"Như vậy ở đây chúng ta có một điểm cần cải thiện đó là có sự tham gia của bên mua điện để quyết định xem là mức tăng giá điện bao nhiêu.
"Hiện tại đã có quyết định của Thủ tướng về cơ chế điều chỉnh giá điện hay Chỉ thị 11 của Bộ Công Thương liên quan đến những nội dung công khai minh bạch, tuy nhiên theo pháp luật về bí mật nhà nước thì những phương án giá điện trước khi đưa ra thì vẫn thuộc dạng tài liệu mật. Chúng tôi cho rằng việc này cần phải thay đổi. Việc tính toán phương án giá điện tăng lên bao nhiêu nên có sự tham gia đầy đủ, không nên để cơ chế mật như vậy", ông Đức đề xuất.
Như VietnamFinance đã thông tin, từ ngày 1/12/2017, giá bán điện bình quân sẽ tăng 6,08% lên mức 1.720,65 đồng/kWh.
Trao đổi với báo giới tại cuộc họp báo tổ chức chiều nay (1/12) tại trụ sở Bộ Công Thương, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, cho biết việc tăng giá điện dựa trên báo cáo đánh giá về giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2016.
Trong đó, Bộ Công Thương có xem xét đến các yếu tố tăng giảm chi phí đầu vào và các khoản chi phí chưa tính vào giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2016 và chi phí ước thực hiện năm 2017 theo quy định tại Quyết định số Quyết định số 24 của Thủ tướng.
Trả lời cho câu hỏi giá điện tăng 6,08% có đảm bảo thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành điện hay không, ông Tuấn cho biết một trong những cơ chế thu hút đầu tư là điều hành giá điện phải theo những thông số yếu tố đầu vào: chi phí mua điện từ các đơn vị phát điện trong đó có các yếu tố như tỷ giá, chi phí bán lẻ, chi phí mua điện trên thị trường điện…
"Khi điều chỉnh cơ chế phù hợp thì tôi tin sẽ thu hút đầu tư vào ngành điện", ông Tuấn nói.
Ông Tuấn cũng cho hay Bộ Công Thương hiện đang tích cực trong thị trường bán buôn cạnh tranh để thu hút đầu tư trong ngành điện.
Về thắc mắc tăng giá điện có tính tới ảnh hưởng đến người có thu nhập thấp không, vị Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực cho biết theo thống kê năm 2016, có 5,4 triệu khách hàng tiêu thụ từ 50 - 100 kW/h, 4,1 triệu hộ tiêu thụ dưới 50 kW/h.
"Chính phủ hỗ trợ cho các hộ nghèo, chính sách mức 50kW/h của bậc thang đầu tiên, theo đó các hộ nghèo sẽ được hỗ trợ 51.000 đồng/tháng. Đối tượng nào được hưởng thì theo quy định chung của Nhà nước. Tổng số tiền hỗ trợ là trên dưới 2.500 tỷ đồng/năm", ông Tuấn cho hay.
Về câu hỏi tăng giá điện ảnh hưởng thế nào đến lạm phát, và chi phí sản xuất của doanh nghiệp, ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết: "Thủ tướng đã yêu cầu các Bộ ngành tham gia đóng góp ý kiến, trong đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời rằng giá điện làm tăng 0,07% giá sản xuất và làm tăng 0,08% CPI trong năm 2017".
Ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng giám đốc EVN cho biết thêm, trong 28,5 triệu hộ dùng điện thì 78% số hộ dùng dưới 200 số điện. Theo tính toán của các chuyên gia thì CPI bị ảnh hưởng 0,1% còn GDP bị ảnh hưởng 0,166 %".
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.