Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính vừa trả lời phỏng vấn TBTCVN về tình trạng doanh nghiệp nhà nước (DNNN) "ôm đất vàng", sử dụng sai mục đích, không phù hợp với ngành nghề kinh doanh.
Ông Tiến nói:
"Xử lý đất đai và xác định giá trị quyền sử dụng đất trong giá trị DN CPH, là vấn đề được quan tâm nhất trong quá trình CPH thời gian qua. Do đó, Bộ Tài chính đang hoàn thiện dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào DN và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại DN trình Chính phủ ký ban hành.
Theo đó, căn cứ giá đất cụ thể do UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (nơi DN có cơ sở đất cụ thể được giao và thuê) xác định thay vì áp dụng theo khung giá hàng năm do UBND tỉnh/thành phố công bố, DN CPH có trách nhiệm tính vào giá trị DN và nộp ngân sách nhà nước (NSNN) theo quy định của pháp luật về đất đai.
Đồng thời, bổ sung quy định về xử lý đất đai đối với các DN quản lý nhiều đất, ở những vị trí có lợi thế thương mại cao theo hướng yêu cầu DN có trách nhiệm xây dựng phương án sử dụng đất trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định trước khi ra quyết định chuyển sang công ty cổ phần (CTCP - Quyết định CPH DNNN).
Như vậy, việc sắp xếp, xử lý các cơ sở nhà đất sẽ phải thực hiện trong giai đoạn là DNNN, đảm bảo đúng quy định Luật Đất đai 2013, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại DN. Theo đó, DNNN không được kinh doanh bất động sản, nên các cơ sở đất cho thuê, chưa sử dụng, sử dụng sai mục đích sẽ phải được chuyển trả UBND tỉnh/thành phố để tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật đất đai và quản lý NSNN.
Đối với các DNNN thực hiện CPH phải đảm bảo phù hợp với quy định về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định của Chính phủ; phù hợp với quy hoạch tại địa phương và phải gửi đến UBND tỉnh/thành phố trên địa bàn trước khi thực hiện xác định giá trị DN.
Quy định này nhằm ngăn ngừa tình trạng DN lợi dụng tiếp tục nắm giữ, "ôm" lại toàn bộ diện tích đất đang quản lý mặc dù chưa phù hợp ngành nghề kinh doanh, mục đích sử dụng đất cũng như quy hoạch của địa phương.
Khi thực hiện phê duyệt phương án sử dụng đất của DN CPH, Nhà nước rà soát và quyết định thu hồi những diện tích đất DN sử dụng chưa phù hợp và không đúng quy hoạch: Những diện tích đất mà DN CPH được tiếp tục sử dụng đã được tính toán, hướng dẫn đảm bảo phù hợp với pháp luật đất đai hiện hành; nếu là đất giao (chỉ áp dụng khi DN sử dụng vào mục đích xây dựng nhà để bán và xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê) thì đều phải xác định lại giá đất để xác định giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị DN CPH là giá đất cụ thể sát với giá thị trường; nếu là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm cũng phải xác định lại là giá đất cụ thể cho diện tích đất đai sát với giá thị trường và nộp tiền thuê đất như các DN thuộc mọi thành phần kinh tế.
- Việc đưa giá trị đất gồm cả đất thuê và giao tính vào giá trị DN, trong đó gồm cả lợi thế vị trí địa lý của khu đất sẽ ngăn tình trạng DN lợi dụng "ôm" đất. Theo ông, có cần quy định cụ thể hơn để xử lý các vấn đề về tài chính trước, trong và sau CPH để chặn thất thoát tài sản nhà nước, vì có những đơn vị thương hiệu mấy chục năm được xác định giá trị bằng 0 và hàng nghìn m2 đất tại vị trí đắc địa cũng không được tính vào giá trị DN khi CPH?
Ông Đặng Quyết Tiến: Về việc tính giá trị lợi thế (vị trí địa lý) vào trong trường hợp DN lựa chọn hình thức thuê đất trả tiền hàng năm, theo quy định Luật Đất đai, để được tính trong giá thuê đất và giá thẩm định này phải đảm bảo nguyên tắc theo giá cụ thể sát thị trường.
Theo quy định Luật Đất đai, riêng đối với đất ở tại đô thị; đất thương mại, dịch vụ tại đô thị; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại đô thị có khả năng sinh lời cao, có lợi thế trong việc làm mặt bằng sản xuất kinh doanh, giá đất trong bảng giá đất của từng địa phương phải gồm yếu tố có khả năng sinh lợi cao, có lợi thế vị trí đất (địa phương phải quy định mức giá đất trong bảng giá đất đối với trường hợp này cao hơn nhưng không quá 30% so với mức giá tối đa của cùng loại đất trong khung giá đất do Chính phủ quy định).
Khi quyết định giá đất cụ thể cho thuê đối với các loại đất, DN phải tính và nộp tiền thuê đất theo đơn giá thuê tăng theo tỷ lệ tối đa không quá 3% của giá đất tính thu tiền thuê đất do UBND cấp tỉnh quyết định.
Như vậy, đất thuê có lợi thế vị trí địa lý, giá trị lợi thế đã tính ngay vào bảng giá đất và đơn giá thuê đất mà DN phải nộp cho Nhà nước theo quyết định của địa phương. Để tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng đất thuê trả tiền hàng năm, dự thảo Nghị định quy định rõ CTCP được chuyển đổi từ DNNN phải quản lý, sử dụng đất đúng mục đích, đúng phương án sử dụng toàn bộ diện tích đất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời, giá thuê đất phải được xác định cụ thể theo từng cơ sở đất, khung giá đất hàng năm làm cơ sở thực hiện.
- Một kết luận của Kiểm toán Nhà nước cho thấy, một số DNNN có quỹ đất lớn, không còn nhu cầu sử dụng đã không trả lại đất cho Nhà nước, mà kêu gọi liên doanh, hợp tác đầu tư bằng cách góp giá trị lợi thế quyền thuê đất để khai thác quỹ đất hiện có, sau đó thực hiện thoái toàn bộ vốn góp. Đây thực chất là lách luật để chuyển nhượng đất cho nhà đầu tư. Vấn đề này sẽ được cơ quan quản lý xử lý ra sao, thưa ông?
Ông Đặng Quyết Tiến: Theo quy định của pháp luật về đất đai, việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho DN được góp vốn liên doanh, liên kết bằng giá trị quyền sử dụng đất (gồm giá trị quyền sử dụng đất giao và thuê), chuyển nhượng quyền sử dụng đất (kể cả đất giao và đất thuê) do pháp luật về đất đai quy định.
Vấn đề trả lại đất cho Nhà nước khi DN không có nhu cầu sử dụng: Việc thu hồi đất của DNNN do pháp luật về đất đai quy định; ngoài ra để xử lý việc này từ nhiều năm nay các cơ quan nhà nước đang thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước (trong đó có nhà, đất của DN) theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với DNNN, Luật số 69/2014/QH13, Nghị định số 91/2015/NĐ-CP quy định, DNNN không có chức năng kinh doanh bất động sản thì không được kinh doanh bất động sản. Do đó, các cơ sở đất sử dụng sai mục đích, không sử dụng đất (để không) sẽ phải thu hồi bàn giao cho địa phương.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.