Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Đó là vào một buổi chiều muộn, ngay tại công trường đang thi công Hầm đường bộ Đèo Cả. Cả ngày chúng tôi đi thực tế ở công trường, gặp gỡ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý các công đoạn thi công, tiếp xúc với các kỹ sư, công nhân kỹ thuật và thợ khoan hầm lành nghề, nghe đủ các thứ chuyện…
Tôi cũng được biết cùng với việc triển khai công trường này, trong cùng thời điểm này, Tổng giám đốc Đèo Cả Hồ Minh Hoàng và cả ban lãnh đạo tập đoàn đang chuẩn bị rất khẩn trương cho việc triển khai cùng lúc các công trường khác, các dự án khác… Tôi đoán rằng ai trong ban lãnh đạo tập đoàn này chắc cũng đang phải đối diện với rất nhiều sức ép và thử thách mới.
Buổi tối, trong một bữa rượu đơn sơ, chúng tôi ngồi sau một ngày mệt nhoài vì nắng gió, ồn ã công trường và di chuyển…
Cuộc rượu bắt đầu được một lúc thì Hồ Minh Hoàng xuất hiện. Vẫn cái bộ dạng như nhà báo, Tổng biên tập Nguyễn Bá Kiên đã tả trong bài “Vua hầm đường bộ” đăng trên báo Giao thông, Hồ Minh Hoàng còn có vẻ mệt mỏi hơn.
Hoàng nhập vào cuộc rượu, nhưng hình như trong đầu anh còn đang có nhiều suy nghĩ, ám ảnh, cần phải tư duy để giải quyết. Không ai hỏi Hoàng đang nghĩ gì nhưng có vẻ cùng cảm nhận được điều ấy và đều muốn anh tạm quên đi để vui với cuộc rượu. Có một cán bộ trẻ ngồi cạnh tôi, thì thầm nói cho tôi biết: “Chắc “sếp” đang phải giải một bài toán mới đấy, anh ạ. Làm lớn thế thì tất nhiên luôn luôn có những bài toán phức tạp và rắc rối đặt ra. Đề toán có thể đến từ thực tế công trường, có thể từ đồng sự, từ đối tác, từ cấp trên, hay từ bất cứ đâu… Rồi cuối cùng, “sếp” Hoàng vẫn là người chủ trì để “giải” nó, và sẽ “giải” được… Kệ “sếp”, ta cứ vui đi anh”.
Một ai đó cầm ra chiếc đàn guitar, dạo nhạc bập bùng và hát vài bài hát về quê hương, về tình yêu trai gái huê tình…
Hoàng ngồi lặng nghe một lát, lặng lẽ chạm cốc uống vài chén với khắp lượt, rồi bỗng giơ tay ra hiệu và đón lấy cây đàn guitar từ tay nhạc sỹ Lê Bảo Long đưa cho. Anh ôm đàn vào lòng, những ngón tay rải trên cần đàn những hợp âm da diết rồi cất tiếng hát…
Bài hát “Đời Doanh nhân” của nhạc sỹ Trần Tiến vang lên… Tôi ngồi yên nghe. Chưa bao giờ tôi thấy bài hát này lại chứa chất nhiều tâm sự hay như thế…
Hồ Minh Hoàng có một giọng hát mạnh mẽ, cao, khỏe và ngân dài. Bài hát, trong cảm nhận của tôi, dường như là có sự đồng cảm đặc biệt của người hát với người sáng tác. Bài hát như nói thay cho người hát những tâm tư chất chứa:
“Một đời doanh nhân, đắng cay và thăng trầm
Một đời sóng gió lái con thuyền đi… tới
Một đời người lính chiến tranh thương trường
Một đời nghệ sĩ khát khao kiếm tìm
Đồng tiền biến hình, có đây mà trắng tay…”
Cả cuộc rượu cùng lặng đi. Hình như trong mỗi người đều đang có những cảm nhận sâu lắng, cùng muốn cất lên lời chia sẻ về những gian khó vất vả của nỗi đời doanh nhân:
“Một đời doanh nhân bước chân về muôn trùng
Lạnh lùng hào hoa giấu đi niềm sâu… kín
Một đời nước mắt nhớ thương quê nghèo
Một đời cười vui mỹ nhân bạn bè
Đêm đêm bước về… bóng ta lại với ta!”.
Hồ Minh Hoàng với tay cầm chén rượu ngửa cổ uống, rồi lại tiếp tục rải những hợp âm trên cần đàn và da diết hát tiếp:
“Thuyền không lớn sao vội ra khơi?
Chí không cao sao cùng thế giới?
Dân không giàu sao mà nước mạnh?
Lòng không bền sao làm doanh nhân?”
Rồi anh không bắt sang đoạn ca từ tiếp theo mà lại hát lại đoạn vừa hát. Anh hát đi hát lại câu hát: “Lòng không bền sao làm doanh nhân?”.
Tôi bắt đầu cảm thấy rất thú vị về con người Hồ Minh Hoàng từ khi nghe bài hát “Đời Doanh nhân” của Trần Tiến. Không phải lúc nào con người này cũng dễ dàng bày ra trước tất cả những gì anh ta phải đối diện. Con người này hẳn có nhiều nội lực, người ngoài không dễ nắm bắt, nhưng từ một bài hát chất chứa tâm sự mà anh hát, có thể hình dung ra phần nào…
***
Tôi đã nghe bài hát “Đời Doanh nhân” nhiều lần, ở nhiều nơi… Ấn tượng nhất là lần đầu tiên, chính nhạc sỹ Trần Tiến hát trên truyền hình trực tiếp nhân một đại sự kiện của giới doanh nhân khoảng đầu những năm 2000. Nhà báo Lại Văn Sâm là MC của sự kiện này, đã lập tức hát theo và đề nghị mọi người hát theo cùng với mình. Bài hát của Trần Tiến bắt đầu được phổ biến và lan tỏa từ sự kiện ấy. Trước đó, chưa có ca khúc nào viết riêng cho giới doanh nhân. Bài hát “Đời Doanh nhân” đã trở thành như một bài ca chính thức của những doanh nhân, mang theo bao nỗi niềm, cảm xúc, trăn trở và khát vọng của giới doanh nhân.
Nhạc sỹ Trần Tiến sinh năm 1947, quê gốc ở Hà Nội, cuộc đời lang bạt kỳ hồ, trải qua bao nhiêu đắng cay và vinh quang… Trần Tiến đã viết rất nhiều bài hát, có sức sống lâu bền, chất chứa nhiều cảm xúc và tâm sự, để mọi người hát truyền tai nhau qua các thời kỳ lịch sử của đất nước. Trong giai đoạn bước vào công cuộc làm giàu và phát triển đất nước, ông lại có “Đời Doanh nhân” dành cho giới doanh nhân.
Lần này, tôi nghe một doanh nhân trẻ sinh sau Trần Tiến đến mấy chục năm, thuộc thế hệ 7X hát bài hát ấy, lại có một cảm xúc rất khác biệt nữa.
Trò chuyện với nhạc sỹ Trần Tiến, nghe ông kể về quá trình viết bài hát này, cũng thật thú vị. Trần Tiến có rất đông bạn bè ở khắp nơi, trong đó có nhiều người là doanh nhân. Một trong những doanh nhân thân thiết với Trần Tiến là Ba Phong, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bến Thành. Cuộc đời Ba Phong cũng thăng trầm, khi trở thành doanh nhân, thành đạt cũng nhiều, mà đắng đót cũng không ít. Trần Tiến, trong nhiều cuộc rượu, đã ngồi nghe Ba Phong kể chuyện đời mình, chuyện làm ăn, chuyện một người lính cũ nhập cuộc chinh chiến trong thường trường mới…
Một lần ngồi với nhau, Ba Phong nói: “Anh chơi với em kỹ thế, hãy viết cho doanh nghiệp của em một ca khúc tâm đắc đi”. Trần Tiến rất vui với lời đề nghị mang tính chất bạn bè này. Rồi một thời gian sau, gặp lại, Trần Tiến nói với Ba Phong: “Anh sẽ viết một bài hát không chỉ về doanh nghiệp của em, mà về cả câu chuyện của cuộc đời em, về giới doanh nhân, về cả chính anh nữa!”. Ba Phong thích thú reo lên: “Nếu là một bài hát cho cả giới doanh nhân, thì em lãi lớn rồi!”. Và thế là bài hát “Đời Doanh nhân” đã ra đời…
Bài hát đã cô đặc câu chuyện kể về cuộc đời và đắng cay thương trường của một doanh nhân cụ thể là Ba Phong, nhưng cũng là câu chuyện đời của rất nhiều doanh nhân ở đất nước ta hiện nay. Bát hát đã bật lên cảm xúc từ dòng máu doanh nhân nằm sâu trong con người nhạc sỹ. Trần Tiến xuất thân trong gia đình doanh nhân. Cha mẹ ông là tư sản, gia đình ông được xếp là giàu thứ 6 ở Hà Nội trước Cách mạng Tháng Tám. Bao nhiêu năm không có cơ hội làm giàu, dòng máu doanh nhân vẫn âm thầm khao khát chảy trong con người nhạc sỹ…
Vì những căn nguyên như thế, mà bài hát “Đời Doanh nhân” đã lan tỏa, được giới doanh nhân đón nhận, trong đó có rất nhiều doanh nhân trẻ hiện nay…
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.