Được 'cởi trói', bảo hiểm bước vào giai đoạn 'tiền tăng trưởng'
(VNF) - Với những tín hiệu tích cực từ phục hồi kinh tế, dân trí tài chính nâng cao, nhiều chuyên gia cho rằng, 2025 sẽ là giai đoạn “tiền tăng trưởng” của ngành bảo hiểm.
Bảo hiểm vượt qua 2024 đầy thách thức
Ngành bảo hiểm tiếp tục phải đối mặt với khó khăn trong năm 2024 như: Cơn bão số 3 (Yagi) “càn quét” các DN bảo hiểm phi nhân thọ, con số chi trả bồi thường tăng cao, trước đó, một quãng thời gian khá dài các doanh nghiệp bảo hiểm(DNBH) đã phải chịu hậu quả của cuộc thoái trào bancssurance, khi khủng hoảng niềm tin lan rộng.
Bên cạnh đó, về vĩ mô nền kinh tế toàn cầu vẫn bất ổn trong bối cảnh chịu tác động kéo dài của các cú sốc tiêu cực chồng chéo như đại dịch Covid-19, xung đột giữa Nga và Ucraina, xung đột Trung Đông và chính sách tiền tệ thắt chặt hơn để kiềm chế lạm phát
Các chuyên gia cho rằng, các tác động kép này trong những năm vừa qua đã khiến cho ngành bảo hiểm đã khó, nay lại càng thêm “sóng gió”.
Theo báo cáo của Cục quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), tổng doanh thu phí bảo hiểm năm 2024 ước đạt 227.495 tỷ đồng, giảm 0.26 % so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 78.291 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm trước, lĩnh vực BHNT ước đạt 149.204 tỷ đồng, giảm 5% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong khi đó, chi trả quyền lợi bảo hiểm tiếp tục tăng. Cụ thể, các DNBH đã chi trả quyền lợi ước đạt 93.906 tỷ đồng (khoảng 3,8 tỷ USD), tăng gần 18 % so với cùng kỳ năm trước. Chỉ tính riêng cơn bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại cho toàn ngành bảo hiểm khoảng 14.000 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, cũng đã xuất hiện một số điểm sáng, dù còn khá khiêm tốn nhưng cũng phần nào cho thấy dấu hiệu thị trường lấy lại đà tăng trưởng, mang đến kỳ vọng về bức tranh ngành bảo hiểm 2025 lạc quan hơn.
Cụ thể, báo cáo của IAV cho thấy, trong quý III/2024 doanh thu khai thác mới riêng khối (BHNT) đạt hơn 5.934 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2023 (5.874 tỷ đồng).
Đối với kênh bancassurance, bắt đầu ghi nhận những tín hiệu tích cực, tăng trưởng doanh thu trở lại từ một số nhà băng.
VPBank ghi nhận doanh thu từ kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm trong 9 tháng năm 2024 đạt hơn 2.820 tỷ đồng, tăng 51% so với cùng kỳ. Báo cáo tài chính quý III cho thấy, thu từ phí dịch vụ bảo hiểm mang về cho Techcombank 594 tỷ đồng, tăng gần 30% so với cùng kỳ. KienlongBank cũng ghi nhận mức tăng trưởng cao từ mảng kinh doanh bảo hiểm khi doanh thu đạt gần 40 tỷ đồng, tăng gần 73% cùng kỳ.
Đại diện Cục quản lý, giám sát bảo hiểm cho biết, năm 2024 mặc dù còn gặp nhiều thách thức, hậu quả của bão Yagi tương đối nặng nề, nhưng thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá. Với các yếu tố nền tảng vĩ mô, tiềm năng, lợi thế của Việt Nam, cộng với khung khổ pháp lý mới được cho là sẽ tạo kỳ vọng lớn để thị trường bảo hiểm Việt Nam tìm lại đà tăng trưởng trong các năm tiếp theo.
Dân trí tài chính nâng cao, bảo hiểm sẽ tự “hấp thụ”
Trao đổi với VietnamFinance, ông Ngô Thành Huấn, Giám đốc điều hành FIDT cho biết, thị trường bảo hiểm nói chung và BHNT nói riêng suy yếu là do tác động kép của nhiều yếu tố, chứ không chỉ là vấn đề mất niềm tin. Nguyên nhân còn đến từ việc sức tiêu dùng cạn kiện bởi suy thoái kinh tế nghiêm trọng.
“Bối cảnh 2023 là thời điểm mà đến ông bán nước mía, bà bán sữa đậu nành còn gặp khó khăn thì nói gì đến một sản phẩm “đắt đỏ” như bảo hiểm”, ông Huấn ví von.
Do đó, đầu tiên khó khăn của thị trường bảo hiểm sẽ được “cởi trói” dần thông qua sự hồi phục của nền kinh tế. Theo dự báo kinh tế mới nhất, GDP Việt Nam tăng trưởng gần 7% và sẽ dần ổn định trong các năm tiếp theo. Ông Huấn nhận định rằng, năm 2025 với ngành bảo hiểm sẽ bắt đầu ở giai đoạn tiền tăng trưởng theo chu kỳ kinh tế.
Kỳ vọng kinh tế sẽ có sự khởi sắc, chưa tăng trưởng mạnh nhưng ngành bảo hiểm sẽ được hỗ trợ từ dòng tiền bởi chính sách hiện tại là kích thích kinh tế thông qua tăng trưởng tín dụng và đầu tư công. Có thể, việc này sẽ giúp dòng vốn được cải thiện, các nhu cầu về tiêu dùng tăng thêm, trong đó bảo hiểm là một trong các ngành sẽ được hưởng lợi.
Tiếp theo, liên quan đến bản chất và nội tại ngành, đó là nhận thức về vai trò của bảo hiểm tăng lên. Ngành bảo hiểm có thể sẽ khó tăng trưởng bởi các chiến lược liên quan đến sản phẩm, quy trình, hoặc cải thiện về mặt hình thức… Mà việc này phải đến từ nhận thức người dân về vai trò thực sự của bảo hiểm đặt trong bức tranh tài chính cá nhân của mỗi người, mỗi gia đình. Sự thay đổi nhận thức chính là sự 'cởi trói' căn bản và tạo ra tăng trưởng dài hạn cho bảo hiểm.
“Dân trí tài chính nâng cao, sản phẩm bảo hiểm sẽ tự “hấp thụ”, giống như việc nó “tự chảy” ở các quốc gia phát triển gần Việt Nam như Singapore hoặc Hàn Quốc”, ông Huấn nhấn mạnh.
Ông Huấn cũng nêu quan điểm, để ngành bảo hiểm phát triển và tăng trưởng bền vững, một trong các giải pháp đến từ chính phủ và các định chế tài chính trong đó có các DNBH là làm thế nào để người dân trở nên “thông minh” tài chính. Một số doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, các công ty chứng khoán, ngân hàng cũng đã triển khai các chương trình nhằm đẩy mạnh nhận thức về tài chính cá nhân.
Theo ông Ngô Trung Dũng, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV), các quy định mới của pháp luật mà các DNBH buộc triển khai trong năm 2024 không phải chốc lát đã có kết quả ngay, vẫn cần có thời gian để “thẩm thấu” vào thị trường bảo hiểm. Đội ngũ tư vấn viên cũng cần thời gian để được đào tạo quy trình, thực hành và chia sẻ với khách hàng. Tuy nhiên, trong tương lai có nhiều tín hiệu lạc quan, ngành bảo hiểm chắc chắn sẽ tốt lên cùng với sự khởi sắc của kinh tế.
Năm 2024, Tổng tài sản các DNBH ước đạt 1.007.204 tỷ đồng, tăng gần 11%, trong đó các DN phi nhân thọ ước đạt 145.416 tỷ đồng, các DN bảo hiểm nhân thọ ước đạt 861.788 tỷ đồng.
Đầu tư trở lại nền kinh tế tiếp tục tăng khi ước đạt 850.075 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ, trong đó các DNBH phi nhân thọ ước đạt 78.141 tỷ đồng, các DNBH nhân thọ ước đạt 771.934 tỷ đồng.
Tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm ước đạt 676.265 tỷ đồng (tăng 13.26% so với cùng kỳ năm trước), trong đó các DNBH phi nhân thọ ước đạt 40.431 tỷ đồng, các DNBH nhân thọ ước đạt 635.834 tỷ đồng.
Tổng nguồn vốn chủ sở hữu ước đạt 210.124 tỷ đồng (tăng 6.45% so với cùng kỳ năm trước), trong đó các DNBH phi nhân thọ ước đạt 43.129 tỷ đồng, các DNBH nhân thọ ước đạt 166.995 tỷ đồng.
Mua bảo hiểm nhân thọ: Biết rõ những điều này, không lo bị thiệt về sau
- Bị ung thư được bảo hiểm chi trả 6,2 tỷ: 'Cả gia đình không bị quật ngã bởi bạo bệnh' 15/12/2024 02:30
- Gen Z mua bảo hiểm sớm: Bảo vệ tức thời, 20 năm nhận tiền về 08/12/2024 03:30
- Con đi viện tốn hơn 110 triệu, bà mẹ trẻ 'thoát nợ' nhờ bảo hiểm 07/12/2024 03:30
Cầu Quảng Đà kết nối Đà Nẵng - Quảng Nam nhìn từ trên cao
(VNF) - Đây là Cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu được Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng phê duyệt đầu tư vào ngày 23/5/2023 với tổng mức đầu tư hơn 274 tỷ đồng.