'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam bắt đầu hình thành vào những năm cuối của thập niên 90. Lúc bấy giờ, lĩnh vực này dường như ít nhận được nhận sự quan tâm của người dân và chỉ được các ngân hàng kinh doanh như một phần nhỏ trong các sản phẩm bán lẻ.
Năm 2007 đánh dấu bước ngoặt quan trọng với sự nhập cuộc của các công ty tài chính tiêu dùng, thị trường đã bắt đầu phát triển và khởi sắc với việc ghi nhận tăng trưởng nhanh chóng, đặc biệt bùng nổ giai đoạn 2014-2015 với hàng loạt công ty tài chính mới gia nhập thị trường đua tranh quyết liệt.
Sau thời kỳ tăng trưởng thần tốc, thị trường tài chính tiêu dùng chuyển mình sang giai đoạn phát triển bền vững với tốc độ tăng trưởng hằng năm kép (CAGR) 30,4%/năm trong vòng 4 năm (2015-2019). Số lượng khoản vay tăng 18,9% so với năm 2019.
Tính đến nay, theo số liệu Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV TS.Cấn Văn Lực đưa ra trong một nghiên cứu về thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam, tỷ trọng tín dụng tiêu dùng 2019 chiếm khoảng 20,5% trong tổng dư nợ nền kinh tế, gấp 2,5 lần so với năm 2012, với mức tăng trưởng khoảng 20% mỗi năm.
Hiện thị trường tài chính đang có sự cạnh tranh của 18 công ty tài chính cùng hàng chục ngân hàng có dịch vụ cho vay tiêu dùng. Song, đây vẫn đang là cuộc chơi chính của ba doanh nghiệp là FE CREDIT, HD Saison và Home Credit.
Sau 10 năm hoạt động, FE CREDIT trở thành công ty tài chính tiêu dùng uy tín, với thị phần hơn 50 % trong năm 2019 và bỏ xa các đối thủ khác. Hành trình vươn lên này được xây đắp bởi những nỗ lực tổng hòa giữa sự phát triển quy mô, đảm bảo chất lượng tín dụng, chiến lược "lấy khách hàng làm trọng tâm".
Ngay từ khi thành lập vào năm 2010, FE CREDIT đã tập trung vào phân khúc khách hàng chính là người có thu nhập thấp, khách hàng khu vực nông thôn chưa tiếp cận được hệ thống tài chính hiện đại, có thói quen thường phải vay mượn qua người quen hoặc vay "nóng" với lãi suất rất cao.
Tại thời điểm đó, mô hình vay tiêu dùng còn khá mới mẻ đối với người dân. Cách thức cho vay khác biệt đòi hỏi các đơn vị tham gia thị trường dành nhiều thời gian, công sức định hướng khách hàng về sản phẩm, từng bước tư vấn và giới thiệu các gói vay tiêu dùng, thiết lập hành trình thanh toán phù hợp khả năng tài chính của người vay.
Thị trường bùng nổ, kéo theo nhiều đơn vị cho vay không uy tín, với nhiều bất cập làm cho một số người dân chưa có cái nhìn thiện cảm với lĩnh vực còn mới mẻ này. Đó là thách thức lớn nhất của FE CREDIT, đồng thời cũng là sứ mệnh, làm sao để giúp khách hàng hiểu rõ bản chất và lợi ích của vay tiêu dùng.
Trong giai đoạn 2011-2016, FE CREDIT cùng nhiều công ty tài chính khác tham gia thị trường tài chính tiêu dùng đã nỗ lực chứng minh hiệu quả của sản phẩm này với nhu cầu tài chính của khách hàng. Vay tiêu dùng đã tạo được niềm tin trong người dân, theo đó dần xuất hiện ở những đại lý, hệ thống cửa hàng xe máy, đồ gia dụng, đồ điện tử... Rất nhiều tiểu thương, công nhân, lao động phổ thông…dần tiếp cận gói vay từ vài triệu đến vài chục triệu, giúp họ giải quyết bài toán tài chính một cách tiện lợi, dễ dàng và nhanh chóng.
Với những nỗ lực không mệt mỏi, đến nay FE CREDIT đã và đang phục vụ hơn 11 triệu khách hàng, hợp tác với 9.500 đối tác tại hơn 20.000 điểm giới thiệu dịch vụ trên toàn quốc. Hiện doanh nghiệp này có hơn 4 triệu tài khoản sử dụng các dịch vụ tài chính tiêu dùng thường xuyên. Hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ của FE CREDIT cũng phát triển đa dạng bao gồm vay tiền mặt, vay mua xe máy, mua điện thoại - điện máy và thẻ tín dụng.
Hoạt động cho vay tiêu dùng của FE CREDIT không chỉ có ý nghĩa đối với từng cá nhân khách hàng mà còn góp phần gia tăng sự hiểu biết về tài chính cho các nhóm khách hàng mới, tầng lớp dân cư ít tiếp cận các dịch vụ ngân hàng, giúp khách hàng quản lý tốt hơn các giao dịch tài chính cá nhân, cũng như tạo nền tảng để sẵn sàng sử dụng các dịch vụ tài chính khác bao gồm các dịch vụ ngân hàng truyền thống. FE CREDIT cũng là doanh nghiệp tài chính tiêu dùng tiên phong chuyển đổi số từ năm 2018. Sự ra mắt của ứng dụng $NAP đóng vai trò như một "trợ lý tài chính cá nhân" đã đánh dấu bước ngoặt của FE CREDIT trong việc ứng dụng công nghệ vào kinh doanh.
Một vai trò quan trọng khác của các công ty tài chính nói chung và FE CREDIT nói riêng là góp phần đẩy lùi tín dụng “đen” trong thời gian qua, giúp thị trường tài chính tiêu dùng phát triển lành mạnh hơn. Nếu như các ngân hàng thương mại tập trung vào nhóm cho vay đạt “chuẩn” , có thu nhập thường niên từ khá trở lên, điểm tín dụng cao, lịch sử tín dụng tốt và cung cấp các khoản vay có tài sản đảm bảo, gói vay lớn… thì các công ty tài chính lại chọn phân khúc mà nhóm khách hàng ngân hàng chưa thể đáp ứng.
Đồng thời, công ty tài chính cung cấp các khoản vay nhỏ, không tài sản đảm bảo, phục vụ nhu cầu cấp bách hoặc mua sắm trang thiết bị gia đình, xe máy…, với thủ tục vay nhanh chóng, thuận tiện đáp ứng nhu cầu tài chính đa dạng của người dân. Theo các chuyên gia tài chính, mảng cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính đang triển khai là lĩnh vực quan trọng, cần khuyến khích phát triển mạnh mẽ nhằm hạn chế tiến tới đẩy lùi tín đụng đen.
Hiện nay, với mặt bằng lãi suất mà các công ty tài chính đưa ra có xu hướng giảm 18 - 20% so với năm trước, cùng với việc đa dạng dịch vụ cho vay tiêu dùng, ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh mở rộng điểm giới thiệu dịch vụ đến tận vùng sâu vùng xa, nhất là việc ngày càng nâng cao “văn hóa” thu hồi nợ sẽ giúp các công ty tài chính lấy được niềm tin, dần phát huy được vai trò và vị thế trong nền kinh tế ngày càng phát triển hiện nay.
Không thể phủ nhận việc thị trường tài chính tiêu dùng vẫn còn nhiều tiềm năng và dư địa để phát triển, song, hiện nay, các công ty tài chính tiêu dùng đang đối mặt với hai thách thức lớn. Trong đó, đại dịch Covid-19 đã tác động và ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nói chung, tăng tỉ lệ thất nghiệp, làm giảm khả năng thanh toán các khoản vay tiêu dùng, dẫn đến sự khó khăn trong huy động nguồn vốn.
Bên cạnh đó, quy định về giảm tỉ lệ cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp tại Thông tư 18/2019/TT-NHNN đã phần nào làm hạn chế việc giải ngân trực tiếp cho khách hàng bằng tiền mặt vốn chiếm tỉ trọng lớn trong danh mục của nhiều công ty tài chính cũng như là sản phẩm chủ lực của các công ty mới gia nhập thị trường.
Tuy nhiên, đây cũng chính là cơ hội để FE CREDIT thay đổi cục diện thị trường tài chính tiêu dùng, tiếp tục tăng trưởng thị phần trong tương lai khi tạo ra sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng của khách hàng, thúc đẩy sự phát triển của hành vi thanh toán không dùng tiền mặt như Thẻ tín dụng và tích hợp mô hình của các công ty tài chính với nền tảng trực tuyến.
Công ty chủ động giữ thanh khoản nhằm đảm bảo dòng tiền công ty bền vững. Đồng thời áp dụng công nghệ, cải thiện quy trình nhằm tối ưu hóa chi phí vận hành để sẵn sàng cho sự tăng trưởng trở lại khi dịch bệnh được đẩy lùi.
Công ty cũng đặc biệt chú trọng đến các ứng dụng kỹ thuật số trên cả dịch vụ front-end và back-end. Những nỗ lực này đã được đưa ra nhằm tối ưu hóa chi phí và giảm các tương tác trực diện trong thời kỳ giãn cách xã hội. FE CREDIT đã và đang tăng tốc triển khai các công nghệ ưu việt nhất như chữ ký điện tử và Trí tuệ nhân tạo (AI) trong bán hàng qua điện thoại.
Việc áp dụng công nghệ nhận diện khách hàng (e-KYC) cũng đang được công ty điều chỉnh phù hợp với quy trình xét duyệt khoản vay; đồng thời áp dụng AI đàm thoại vào dịch vụ khách hàng. Tất cả những nỗ lực này nhằm tiếp cận khách hàng nhanh chóng, hiệu quả hơn trên mọi quy trình bán hàng, xử lý khoản vay và dịch vụ khách hàng.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.