'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
- Tháng 8/2019, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã quyết định thành lập ban soạn thảo, tổ biên tập, nhóm chuyên gia và ban hành kế hoạch xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai. Sau hơn 1 năm, kế hoạch này đã thực hiện tới đâu?
GS Đặng Hùng Võ: Các bác đã hủy kế hoạch sửa luật cũ, chờ Đại hội 13 xong sẽ xây dựng luật mới luôn, ban hành vào năm 2023.
Thời gian qua cũng có hội thảo này kia, nhưng sự thực mà nói là chưa đưa ra dự thảo Luật sửa đổi bổ sung.
- Theo GS, các vấn đề phải sửa đổi trong Luật Đất đai gồm những gì?
Hiện nay luật còn rất nhiều bất cập lớn, cản trở phát triển kinh tế. Cơ hội phát triển của Việt Nam khá lớn nhưng đất đai cứ bị ách tắc với những quy định cũ. Ta có thể tóm lại các vấn đề của Luật Đất đai như sau:
Một là đất nông nghiệp, hiện nay vẫn chưa thực hiện tích tụ, tập trung đất đai có hiệu quả. Đây là câu chuyện phức tạp và cần có thay đổi. Hiện nay, chuyển nhượng đất đai tại nông thôn gần như không làm thủ tục mà giấy tay là chính.
bên cạnh đó, tình trạng người có đất lại bỏ hoang đất nhưng vẫn giữ đất khá phổ biến. Trong khi đó, người có nhu cầu phát triển nông nghiệp công nghệ cao, quy mô lớn lại không có đất. Đây là điều làm ách tắc việc đổi mới nông nghiệp.
Vấn đề thứ hai là phát triển nhà ở, hiện nay cũng có nhiều ách tắc. Hà Nội và TP. HCM là hai thị trường lớn nhất mà giai đoạn 2019 – 2020, mỗi năm chỉ phê duyệt được vài dự án. Mãi vừa rồi, Chính phủ mới có Nghị định 148 gỡ vướng cho các dự án.
Vấn đề thứ 3 là ách tắc đối với các dự án bất động sản du lịch. Luật Đất đai hiện hành chưa có dòng nào về loại hình này. Việc phát triển bất động sản du lịch là việc phải làm, có vậy mới đưa du lịch phát triển được. Hiện nay bất động sản du lịch rất phát triển nhưng không cấp giấy được vì khung pháp lý không có.
Vấn đề thứ 4 là chuyện người nước ngoài mua đất tại Việt Nam. Làm sao chúng ta ngăn chặn được những hiện tượng mua chui như vậy? Rõ ràng, ta phải sửa Luật Đất đai, Bộ luật Dân sự để có cơ chế xử lý đối với hành vi giao dịch đất đai của người nước ngoài mà mượn tên người Việt Nam, hoặc chính phủ phải quy định rõ ràng khu vực nào có thể giao cho người nước ngoài, khu vực nào cấm. Điều đó đáng lẽ phải có thì hiện nay chúng ta chưa có.
Vấn đề thứ 5 là việc sử dụng không gian ngầm. Ở khu vực Đông Nam Bộ hiện nay sử dụng không gian ngầm rất nhiều, nhưng lại chưa có cơ chế bồi thường cho người sử dụng đất trên bề mặt thế nào. Ví dụ, bình thường họ có thể xây 30 tầng nhưng vì ở dưới có đường tàu điện ngầm, họ chỉ được xây không quá 5 tầng. Ngoài ra, chúng ta hiện cũng chưa mạch lạc về tiền thuê đất đối với không gian ngầm.
Vấn đề thứ 6 là không gian. Một số nơi ở đô thị được xây nhà rất cao, một số khác lại hạn chế số tầng. Như vậy, ở đây có sự phân biệt về thụ hưởng không gian. Dự án cao tầng được hưởng cảnh quan thành phố hơn các dự án khác, vậy xử lí việc mua khoảng không thế nào. Cái này, ở các nước đều có quy định cả, nhưng ở ta thì vẫn mù mờ.
Tất cả những điều trên cho thấy rằng chúng ta xây dựng Luật Đất đai trong trạng thái phát triển chưa cao.
Ngoài ra, một khía cạnh khác ta thấy rất rõ là có nhiều sai phạm về đất đai của quan chức, cả ở địa phương và trung ương. Làm sao lại tham nhũng nhiều thế? Chỉ có 2 lí do thôi: một là luật hở, hai là thực thi pháp luật hở. Nhiệm vụ của nhà làm luật là bịt kín những chỗ hở đó.
- Quá nhiều bất cập có phải nguyên nhân chính khiến thời hạn sửa Luật Đất đai liên tục bị lùi?
Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị được lùi thời hạn sửa luật là nhằm ban hành một luật mới trọn vẹn và đầy đủ hơn. Điều đó tốt hơn việc sửa chữa rồi vài năm sau lại phải ban hành luật mới.
- Hiệp hội bất động sản TP. HCM (HoREA) trước đây có đề xuất xây dựng Bộ luật Đất đai chứ không phải chỉ Luật Đất đai, ông có quan điểm như thế nào về việc này?
Nhiều nước xây dựng các luật riêng về đất đai, ví dụ Luật đăng kí đất đai, Luật quy hoạch sử dụng đất, Luật về quyền sử dụng đất... nhưng ta gói chung làm một. Thực tế, Luật Đất đai của ta vẫn đi theo hướng bộ luật, kể từ năm 1987 tới nay.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.