GS Lê Du Phong: ‘Hãy trả lại cho các tập đoàn kinh tế nhà nước vai trò đích thực của nó’

Tào Minh - 26/02/2019 11:27 (GMT+7)

(VNF) – GS.TSKH Lê Du Phong (Đại học Kinh tế Quốc dân) cho rằng đã đến lúc nhà nước phải trả lại cho các tập đoàn kinh tế quốc doanh vai trò đích thực của nó là một doanh nghiệp.

VNF
GS Lê Du Phong, Đại học Kinh tế Quốc dân

Sáng 26/2, Đại học Kinh tế Quốc dân đã tổ chức tọa đàm “Quan điểm, chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế bền vững, sáng tạo, bao trùm”.

Phát biểu tại tọa đàm, GS Lê Du Phong đánh giá các tập đoàn kinh tế nhà nước, dù nắm những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, được nhà nước đầu tư mọi thứ, được ưu tiên nhiều phương diện, nhưng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh lại thấp, có tập đoàn còn lỗ nặng.

“83 tập đoàn, tổng công ty nhà nước có tổng tài sản năm 2017 là 2,27 triệu tỷ đồng nhưng tổng số nợ phải trả lên tới 1,53 triệu tỷ đồng, tương đương 55% tổng tài sản”, GS Phong nói.

GS Phong cho rằng những tồn tại, những tội lỗi của các tập đoàn kinh tế nhà nước là do cơ chế đẻ ra chứ không phải do tự thân các tập đoàn. Do đó, ông cho rằng nhà nước phải thi hành 8 điểm.

Trước hết là phải hoàn thiện hệ thống luật pháp  về kinh tế theo hướng đầy đủ, đồng bộ, rõ ràng, minh bạch, chặt chẽ và hội nhập quốc tế, nhằm tạo ra môi trường pháp lý thực sự thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế, nhất là cho các tập đoàn kinh tế hoạt động và cạnh tranh bình đẳng trên thị trường.

Bên cạnh đó, cần tập trung rà soát và kiên quyết loại bỏ các điều kiện, các thủ tục hành chính gây ra sự nhiêu khê, phiền hà, nhũng nhiễu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung, các tập đoàn kinh tế nói riêng.

“Nhà nước cần kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế các cấp: nghiên cứu, giảm các cơ quan, các tổ chức, các đầu mối trung gian không cần thiết; đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ, công chức không đủ năng lực và phẩm chất trong thực thi công vụ, đồng thời phải thay đổi một cách căn bản việc trả lương cho đội ngũ này. Lương công chức phải bảo đảm cho họ có mức sống trung lưu trong xã hội”, GS Phong nhấn mạnh.

Đặc biệt, GS Phong cho rằng đã đến lúc nhà nước cần trả lại cho các tập đoàn kinh tế nhà nước vai trò đích thực của nó, đó là một doanh nghiệp. Để thực hiện điều này, nhà nước cần xóa bỏ bộ chủ quản, cơ quan chủ quản đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước, chuyển họ sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Về nhân sự, không đưa công chức nhà nước ( với chức vụ này, hàm nọ) về làm lãnh đạo nữa mà nên tuyển chọn thông qua thi cử, sau đó là hợp đồng thuê một cách rõ ràng, minh bạch (có thể cả người nước ngoài).

“Tách trách nhiệm xã hội ra khỏi chức năng, nhiệm vụ của của các tập đoàn kinh tế nhà nước. Khi nhà nước cần các tập đoàn này tham gia vào một hoạt động xã hội nào đó, nhà nước phải có hợp đồng thuê mướn rõ ràng, chi trả sòng phẳng”, GS Phong nói.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn hiện là Phó chủ tịch thường trực Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

(VNF) - Ngoài Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản cùng được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng.

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

(VNF) - Trung ương đã thống nhất giới thiệu Đại tướng Tô Lâm, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV để bầu giữ chức Chủ tịch nước.

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu gói tín dụng cho người mua, kéo dài thời gian vay lên 10 - 15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 3 - 5% so với vay thương mại.

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư cho biết, Trung ương thống nhất cao về phương án kiện toàn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội để Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 7 ngày 20/5

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

(VNF) - Phát Đạt đã vật lộn để trải qua một năm 2023 đầy thách thức. Và dường như, điều ấy đã để lại nỗi ám ảnh trong tâm trí của những người đứng đầu tập đoàn này khi năm 2024, mỗi toan tính bước đi của Phát Đạt đều thận trọng như người bước trên băng mỏng.

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

(VNF) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, qua đó tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

(VNF) - Theo nghiên cứu mới nhất, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra còn tồi tệ hơn gấp 6 lần so với tưởng tượng trước đây.