Hành lang kinh tế Đông - Tây: Thoáng cơ chế, khai mở tiềm năng

Châu Anh - 17/09/2023 21:38 (GMT+7)

(VNF) - Quảng Trị cũng như các tỉnh miền Trung cần có hành lang pháp lý chung hoàn thiện theo hướng thông thoáng, thuận lợi để khai mở tiềm năng hành lang kinh tế Đông – Tây.

VNF

Thiên thời và địa lợi

Tháng 2/2023, tại sự kiện “Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị” về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và xúc tiến đầu tư vùng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng chia sẻ rằng việc ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW cho vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ gồm 14 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là một luồng gió mới, khơi dậy vùng đất nắng gió, thiên tai khắc nghiệt có điều kiện phát triển đột phá trong thời gian tới.

Cụ thể, nghị quyết đã định hướng cho phát triển không gian kinh tế - xã hội, đặc biệt là liên kết vùng và cơ chế chính sách điều phối vùng để thực hiện liên kết nội vùng và thúc đẩy liên kết giữa các vùng, nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng nguồn lực hợp lý, hài hòa, bền vững giữa kinh tế, xã hội, môi trường.

Trong đó, tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) chính là thành tố quan trọng để tăng cường hợp tác phát triển kinh tế ở Tiểu vùng sông Mê Kông. Với quá trình hình thành, phát triển và triển khai trên thực địa, EWEC đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân các nước trong khu vực.

Tỉnh Quảng Trị được coi là điểm đầu cầu về phía Việt Nam trên tuyến EWEC, là giao điểm huyết mạch về đường bộ, đường sắt, đường thủy, thuận lợi cho giao lưu hai miền Bắc - Nam, có tuyến đường xuyên Á gần và thuận lợi nhất để tỉnh có điều kiện mở rộng hợp tác kinh tế trong khu vực, giao thương hàng hóa, vận tải quốc tế, phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng cho biết, tuyến Hành lang Kinh tế Đông - Tây cũng được Chính phủ Nhật Bản và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) quan tâm đầu tư và đánh giá là một lợi thế nổi trội để các tỉnh trong khu vực mở rộng hợp tác, tăng cường liên kết kinh tế, phát triển giao thương, trao đổi hàng hóa với cả nước và các nước trong khu vực; đặc biệt là các tỉnh miền Trung nằm trên tuyến EWEC.

Vì vậy, EWEC đã được xác định là một trong những tuyến hành lang chính trong Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị và Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nhận thức được tiềm năng, lợi thế mà EWEC mang lại, trong thời gian qua, tỉnh Quảng Trị cũng như các tỉnh miền Trung đã tích cực kêu gọi đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng nhằm khai thác tốt tiềm năng, lợi thế mà EWEC mang lại. Nhờ đó, cơ sở hạ tầng trên tuyến hành lang đang từng bước đầu tư hoàn thiện hoặc quy hoạch để thực hiện đầu tư trong thời gian tới như: Sân bay quốc tế Đà Nẵng, sân bay Phú Bài (Huế), sân bay Đồng Hới (Quảng Bình), Cảng hàng không Quảng Trị (đang chuẩn bị đầu tư); hệ thống cảng biển: Chân Mây (Thừa Thiên Huế), Tiên Sa (Đà Nẵng), Kỳ Hà (Quảng Nam), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Cửa Việt, Mỹ Thủy (Quảng Trị)…

Nhiều khu kinh tế, khu công nghiệp đã được hình thành như: Phú Bài, Liên Chiểu, Hoà Khánh, Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, các khu kinh tế: Lao Bảo, Vũng Áng, Chân Mây - Lăng Cô, Chu Lai,... Hệ thống cửa khẩu quốc tế được thành lập và phát huy hiệu quả như: Lao Bảo, La Lay, Cha Lo, Cầu Treo… Các hoạt động giao lưu văn hóa, xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch giữa các địa phương trên tuyến EWEC được quan tâm, tổ chức thường niên.

Hơn thế, mối quan hệ với Quảng Trị trong sự hợp tác, liên kết với EWEC đã được manh nha từ những năm 1998 từ Chương trình hợp tác Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS) và chương trình hợp tác phát triển hành lang này. Ngoài việc ban hành nhiều nghị quyết, chính sách phát triển KT-XH gắn với EWEC, tỉnh này đã triển khai công tác quy hoạch hệ thống giao thông đa dạng về hình thức như đường bộ (theo hướng Bắc Nam là các trục chính như Quốc lộ 1, cao tốc Bắc - Nam, đường ven biển, đường Hồ Chí Minh,… và theo hướng Đông Tây có Quốc lộ 9, cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo, Quốc lộ 15D …); đường sắt (theo hướng Bắc Nam có đường sắt Bắc Nam, đường sắt tốc độ cao; theo hướng Đông Tây có đường sắt Cam Lộ - Lao Bảo); đường thủy có cảng nước sâu Mỹ Thủy, cảng Cửa Việt; hàng không có Cảng hàng không Quảng Trị.

Bên cạnh đó, nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của EWEC, tỉnh Quảng Trị đang triển khai xây dựng đề án “Hợp tác triển khai hành lang kinh tế Quảng Trị (Việt Nam) - Salavan (Lào) - Ubon Ratchathani (Thái Lan)” (gọi tắt là PARA-EWEC). Đây là tuyến hành lang giao thông mới rất thuận lợi kết nối từ cực Nam của nước bạn Lào với Biển Đông của Việt Nam có chiều dài hơn 420 km. Việc hình thành thêm tuyến hành lang này là hành lang kết nối ngắn nhất từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương đi qua các quốc gia Myanmar, Đông Bắc Thái Lan, Lào, Việt Nam và ra cảng nước sâu Mỹ Thủy (tỉnh Quảng Trị).

Cần cơ chế để khai mở tiềm năng

Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, Quảng Trị là tỉnh có vị trí chiến lược, lợi thế về địa lý-kinh tế, là đầu mối giao thông; nằm ở trung điểm đất nước trên các trục giao thông huyết mạch đường bộ, đường sắt và đường biển của quốc gia. Là điểm đầu trên tuyến đường chính của EWEC nối với Lào-Thái Lan-Myanmar qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đến các cảng biển miền trung như: Cửa Việt, Chân Mây, Đà Nẵng, Vũng Áng... Đây là điều kiện rất thuận lợi để Quảng Trị mở rộng hợp tác kinh tế trong khu vực, giao thương hàng hóa, vận tải quốc tế, phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch.

Các chuyên gia kinh tế cũng chỉ rõ, EWEC không chỉ mang lại những hiệu quả rất thiết thực đối với các địa phương dọc tuyến, mà giúp Quảng Trị “kéo gần” với giấc mơ xuyên Á; trong đó, “hạt nhân” tăng trưởng mà địa phương này nhắm đến là tiềm năng sẽ được khai mở tại Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, Khu công nghiệp Nam Đông Hà, Khu công nghiệp Quán Ngang, các khu dịch vụ du lịch biển…

Hơn thế, Quảng Trị đã hình thành 2 Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và La Lay, có Khu Kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo được thành lập từ năm 1998 với diện tích hơn 5.800 ha, thu hút được 71 dự án với tổng số vốn đầu tư 7,7 nghìn tỷ đồng.

Hạ tầng logistics cũng được quan tâm đầu tư với cảng Cửa Việt có năng lực thông quan 1,14 triệu tấn/năm; tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua địa bàn tỉnh dài 76 km; 2 dự án logistics với tổng diện tích 27 ha đang triển khai xây dựng; hạ tầng khu vực Cửa khẩu quốc tế La Lay đang được đầu tư xây dựng…

Tuy nhiên, theo lãnh đạo tỉnh này, việc khai thác và phát triển EWEC còn gặp nhiều khó khăn, do phần lớn các địa phương dọc hành lang EWEC còn nghèo, trình độ phát triển thấp, thiếu vốn, thiếu công nghệ; xa cách về mặt địa lý và xa các trung tâm, đô thị phát triển. Kết cấu hạ tầng giao thông còn kém phát triển, thiếu đồng bộ, cơ chế phối hợp giữa các địa phương trên toàn tuyến EWEC vẫn còn yếu. Quy hoạch, cơ chế chính sách phát triển còn yếu, chưa mang tính đồng bộ và bền vững…

Vì lẽ đó, Quảng Trị cũng như các tỉnh miền Trung cần có hành lang pháp lý chung hoàn thiện theo hướng thông thoáng, thuận lợi giữa các nước trong EWEC.
 

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ngày đầu ngân hàng bán vàng: Hết hàng sau 15 phút, khách mua 'thất vọng'

Ngày đầu ngân hàng bán vàng: Hết hàng sau 15 phút, khách mua 'thất vọng'

(VNF) - Chỉ sau ít giờ mở bán, nhiều chi nhánh ngân hàng đã bán được cả trăm lượng vàng. Nhiều người đến xếp hàng mua phải quay về vì không mua được vàng. Trong khi đó, nhiều nhà vàng cũng thông báo hết vàng.

Chất vấn Tổng Kiểm toán về DN được kiểm toán nhưng vẫn xảy ra sai phạm

Chất vấn Tổng Kiểm toán về DN được kiểm toán nhưng vẫn xảy ra sai phạm

(VNF) - Lĩnh vực kiểm toán là một trong bốn nhóm vấn đề sẽ được chất vấn tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Thành viên 'đội lái' PSH bị huỷ toàn bộ giao dịch cổ phiếu

Thành viên 'đội lái' PSH bị huỷ toàn bộ giao dịch cổ phiếu

(VNF) - Ông Trần Minh Hoàng, người vừa bị huỷ toàn bộ giao dịch cổ phiếu thực hiện ngày 30/5, là một thành viên ‘đội lái’ cổ phiếu PSH.

Người mua đông nghẹt, ngân hàng hết vàng sau ít phút mở bán

Người mua đông nghẹt, ngân hàng hết vàng sau ít phút mở bán

(VNF) - 14h30' chiều nay (3/6), 4 ngân hàng thương mại Nhà nước mở bán vàng miếng SJC trực tiếp tới người dân. Đông nghịt khách hàng đến các điểm bán vàng để xếp hàng lấy số, chờ đến lượt.

Metro số 1 TP.HCM: Nhà thầu Hitachi kiện chủ đầu tư, đòi bồi thường 4.000 tỷ

Metro số 1 TP.HCM: Nhà thầu Hitachi kiện chủ đầu tư, đòi bồi thường 4.000 tỷ

(VNF) - Nhà thầu này đã khởi kiện Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP. HCM (MAUR, chủ đầu tư) tại Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) yêu cầu gia hạn thời gian và đòi bồi thường.

Tiền vào cuồn cuộn, ‘cổ phiếu vua’ thức giấc: Lại kỳ vọng VN-Index vượt đỉnh

Tiền vào cuồn cuộn, ‘cổ phiếu vua’ thức giấc: Lại kỳ vọng VN-Index vượt đỉnh

(VNF) - VN-Index ghi nhận phiên tăng mạnh nhất kể từ ngày 7/5, một lần nửa mở ra kỳ vọng vượt đỉnh cả năm.

Ngân hàng bán vàng dưới 80 triệu, hãng vàng vội giảm xuống mức khó tin

Ngân hàng bán vàng dưới 80 triệu, hãng vàng vội giảm xuống mức khó tin

(VNF) - Ngay sau khi các ngân hàng thương mại nhà nước bắt đầu bán vàng SJC, nhiều nhà vàng không nằm trong danh sách bán vàng bình ổn cũng đột ngột giảm giá.

Lãi suất liên ngân hàng bất ngờ giảm sâu

Lãi suất liên ngân hàng bất ngờ giảm sâu

(VNF) - Lãi suất bình quân trên thị trường liên ngân hàng sau giai đoạn tăng mạnh vào giữa tháng 5 hiện đang có xu hướng giảm. Lãi suất cho vay qua đêm đã giảm về mức thấp nhất trong 7 tuần lại đây trong bối cảnh áp lực tỷ giá đã hạ nhiệt.

Cổ phiếu tăng mạnh nhất tháng 5: Sự trở lại của nhóm APEC

Cổ phiếu tăng mạnh nhất tháng 5: Sự trở lại của nhóm APEC

(VNF) - Tâm điểm thị trường chứng khoán tháng 5 thuộc về nhóm cổ phiếu ‘họ’ Apec với mức tăng vượt trội cùng thanh khoản đột biến.

Mexico có nữ Tổng thống đầu tiên trong lịch sử

Mexico có nữ Tổng thống đầu tiên trong lịch sử

(VNF) - Theo số liệu từ Viện bầu cử (INE) của Mexico, bà Claudia Sheinbaum, cựu thị trưởng Thành phố Mexico, người được các đối thủ chính trị mệnh danh là “quý bà băng giá”, đã giành được đủ phiếu bầu để trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của quốc gia Mỹ Latinh này.

Cận cảnh Summit Building: Chậm bàn giao gần 3 năm vẫn rao bán rầm rộ

Cận cảnh Summit Building: Chậm bàn giao gần 3 năm vẫn rao bán rầm rộ

(VNF) - Dự án Summit Building có vị trí “vàng” trên đường Trần Duy Hưng, Hà Nội và hiện đang được sàn bất động sản Tân Long rao bán ở mức 60-65 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, dự án đã rất nhiều lần lỡ hẹn bàn giao cho khách hàng. Mới đây, dự án còn được cho là chưa đủ điều kiện nhưng đã “bàn giao” mặt bằng tạm thời cho chủ nhà