Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Anh V.D.H, chủ một khách sạn và siêu thị mini trên đường Nguyễn Thiện Thuật (khu phố Tây), thành phố Nha Trang, cho biết nhiều du khách Trung Quốc có nhu cầu thanh toán tiền mua hàng bằng ứng dụng Wechat Pay trên điện thoại thông minh.
Theo đó, tiền từ thẻ tín dụng ngân hàng của khách hàng (bên Trung Quốc) sẽ đi qua ví điện tử của người mua, rồi chuyển sang ví điện tử của người bán. Để lấy được tiền Đồng, anh H. mới đổi lại cho hướng dẫn viên du lịch người Trung ở đây.
Cùng với Alipay, Wechat Pay là hai công cụ thanh toán phổ biến cho các giao dịch mua sắm hàng hóa ở Trung Quốc. Cứ 10 giao dịch trực tuyến thì có đến 9 giao dịch đi qua hệ thống của 2 phương thức thanh toán này. Số tiền người Trung chi tiêu phải tính đến cả tỷ USD.
“Ở Việt Nam, du khách Trung Quốc cũng muốn tiện lợi như thế”, anh H. lý giải. Hình thức thanh toán này giúp người Trung Quốc thoải mái mua sắm hơn, cũng như mang lại niềm vui cho các chủ cửa hiệu.
Đáng chú ý, Wechat không chỉ cung cấp công cụ thanh toán, nó còn là công cụ giúp các chủ cửa hiệu giao tiếp với người Trung Quốc, vì có sẵn phần mềm phiên dịch.
Khảo sát thực tế các địa điểm mua sắm ở khu phố Nha Trang, nhiều cửa hiệu dán sẵn biển chấp nhận thanh toán bằng ứng dụng Wechat Pay, nếu không thì trưng ở quầy tính tiền.
Số lượng du khách Trung Quốc đến Việt Nam ngày càng nhiều và chi mua sắm cũng mạnh tay, nhưng từ chai nước đến các mặt hàng lưu niệm đắt tiền cũng đều muốn quẹt điện thoại, thay vì tiền mặt. Vì vậy, không quá khó hiểu khi nhiều chủ cửa hiệu phải bỏ công tìm hiểu các phương tiện thanh toán tân tiến để chiều lòng “thượng đế’. Không chỉ ở Nha Trang, hầu như các đô thị tập trung đông du khách Trung Quốc đều có sẵn hình thức thanh toán này.
Trước đó, nhiều thông tin còn cho thấy không chỉ thanh toán bằng ứng dụng điện thoại, du khách Trung Quốc thậm chí còn quẹt thẻ ngân hàng qua các máy POS “lậu”.
Hầu hết các chuyên gia đều khẳng định hành vi thanh toán qua ứng dụng điện thoại là sai luật. Giao dịch mua sắm trên lãnh thổ Việt Nam chỉ được chấp nhận bằng tiền Đồng, trong khi tiền giao dịch lại là Nhân dân tệ. Không chỉ như vậy, dòng tiền chạy từ ví điện tử Wechat này qua ví điện tử Wechat khác chỉ “chạy” ở Trung Quốc, không có ở Việt Nam.
“Đây là tình trạng thanh toán lậu, trái phép”, ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch HĐQT của Công ty Cổ phần Công nghệ Vi Mô, cho hay. Điều này không chỉ khiến nhà nước thất thu thuế mà dữ liệu giao dịch mua sắm trên lãnh thổ Việt cũng thuộc về 2 đại gia Trung Quốc.
Theo ông Bình, cả Alipay hay Wechat Pay đều chưa có pháp nhân ở Việt Nam. Vì vậy, nếu muốn hoạt động, họ phải liên kết với các đối tác trong nước. Năm ngoái, ví điện tử Vimo công bố hợp tác với Wechat Pay để hỗ trợ cho các giao dịch thanh toán giữa du khách Trung Quốc và người Việt.
Ông Bình lý giải khi du khách Trung Quốc mua sắm, quẹt điện thoại, đến cuối ngày hôm đó Wechat Pay sẽ chuyển tiền từ Trung Quốc về cho Vimo. Đến ngày hôm sau, Vimo sẽ chuyển cho các đối tác của mình là chủ cửa hiệu.
Khảo sát ở Nha Trang cho thấy một vài cửa hiệu đã dán nhãn chấp nhận thanh toán bằng Wechat Pay. Vào đầu năm nay, khách sạn Sheraton Nha Trang cũng tuyên bố chấp nhận hình thức thanh toán này.
Tuy nhiên, theo ông Bình, việc liên kết với các chủ cửa hiệu diễn ra rất chậm và khó khăn. Lý do là vì các chủ cửa hiệu mua sắm phải trả phí giao dịch tương ứng với khoảng 1,5%, trong khi con số bình quân 0,5% thông thường. “Ví điện tử Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chuẩn cho các giao dịch xuyên biên giới nên phải chịu chi phí cao hơn nhiều so với các hình thức thanh toán lậu”, ông Bình cho hay.
Trong khi đó, cuối năm ngoái, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam - NAPAS (phụ trách quản lý hạ tầng cho các giao dịch tài chính ở thị trường nội địa) đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Alipay, một công ty con trong lĩnh vực thanh toán của tỷ phú Jack Ma, người sở hữu Alibaba. Tuy nhiên, cho đến nay, thỏa thuận này vẫn chưa đi đến đâu.
Hiện cơ quan quản lý trực tiếp các hoạt động giao dịch tài chính ở Việt Nam là Ngân hàng Nhà nước. Đại diện cơ quan này cho hay đang tiến hành rà soát lại các quy định và soạn thảo lại khung pháp lý cho các giao dịch thanh toán diễn ra rầm rộ.
Còn ông Bình cho rằng cơ quan chức năng cũng cần tăng cường kiểm tra những địa điểm đang cung cấp thanh toán “lậu”.
Tuy nhiên, trong một cuộc họp gần đây, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh, địa phương giáp ranh Trung Quốc, cũng nhận xét hình thức thanh toán này rất khó phát hiện, ngăn chặn hay xử phạt.
Sự thận trọng và chậm rãi của cơ quan quản lý được một vài chuyên gia tài chính nhận định là bước đi đúng đắn. Cơ quan này có nhiều điều để đắn đo suy nghĩ, vì lĩnh vực thanh toán là rất nhạy cảm, vốn liên quan đến hoạt động rửa tiền, trong khi người Trung Quốc chi tiêu rất đậm khi ra nước ngoài. Vì vậy, sự thận trọng là không thừa để giúp quản lý tốt thị trường này, vừa đảm bảo cho phát triển kinh tế du lịch.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.