'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Báo cáo thường niên 2017 của LienVietPostBank công bố mới đây không nêu danh sách cổ đông lớn của ngân hàng này. Trước đó, giữa năm 2017 khi ông Dương Công Minh tham gia ứng cử vào HĐQT Sacombank, ông cùng gia đình nắm giữ 5% cổ phần tại LienVietPostBank, đồng thời cũng là người đại diện cho Him Lam sở hữu 14,98% ngân hàng này.
Tại Sacombank, tính đến ngày 31/12/2017, Eximbank vẫn sở hữu 6,84%. Đây cũng là cổ đông lớn duy nhất nắm giữ trên 5% vốn điều lệ của Sacombank tính tới thời điểm này. Trong khi đó, tại Eximbank, trong hai cổ đông lớn, Vietcombank đến ngày 31/12/2017 cũng sở hữu 8,195% vốn EIB… Bên cạnh sở hữu cổ phần lẫn nhau, các ngân hàng còn mua trái phiếu, giấy tờ có giá kỳ hạn dài của nhau để nguồn vốn tự có cấp 2. Điều này không vi phạm quy định sở hữu chéo nhưng lại làm tăng rủi ro cục bộ trong hệ thống. Bởi lúc này các ngân hàng không phải cổ đông của nhau nhưng lại trở thành quan hệ chủ nợ - con nợ và lợi ích đan xen chằng chịt đi kèm với rủi ro là khó tránh khỏi. |
Thời điểm đó, câu chuyện tái cơ cấu Sacombank đang ở giai đoạn “nóng” hơn bao giờ hết khi trong giới tài chính liên tục xuất hiện thông tin ông Nguyễn Đức Hưởng rồi ông Dương Công Minh sang tham gia ứng cử HĐQT Sacombank. Khi đó, các vấn đề như sở hữu chéo hay cao hơn là thâu tóm ngân hàng đã được đồn thổi, bởi theo quy định, một ông chủ không thể ngồi “ghế nóng” hai ngân hàng.
Sau gần một năm tái cơ cấu, ĐHCĐ Sacombank vừa được tiến hành. Ngân hàng này cũng đã ban hành nghị quyết thông qua chức danh đối với thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2017-2021, trong đó ông Dương Công Minh là Chủ tịch HĐQT.
Ở thời điểm ông Minh bắt đầu tham gia vào Sacombank chưa có thông tin cho biết, ông hoặc tổ chức liên quan có sở hữu cổ phiếu tại ngân hàng này. Nhiều đồn đoán cho rằng, khả năng ông Minh chỉ tham gia hỗ trợ tái cơ cấu ngân hàng với sự cho phép của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Tuy nhiên, theo báo cáo thường niên năm 2017 của Sacombank mới công bố, đến ngày 31/12/2017 ông Dương Công Minh sở hữu 3,13% vốn của Sacombank, chưa đạt tới tỷ lệ cổ đông lớn (từ 5%) nhưng cũng là lãnh đạo cao cấp sở hữu nhiều cổ phiếu STB nhất theo công bố.
Thông tư 36 của NHNN quy định về sở hữu chéo nhưng loại trừ trường hợp tổ chức tín dụng là công ty con của ngân hàng hoặc ngân hàng tham gia với vai trò tái cơ cấu theo chỉ định của NHNN. Nếu ông Minh cùng LienVietPostBank tham gia Sacombank với vai trò hỗ trợ tái cơ cấu có thể vẫn được phép nhưng về lâu dài vẫn cần phương án phòng ngừa tình trạng sở hữu chéo.
Trong hội nghị ngành ngân hàng vừa diễn ra, ông Cấn Văn Lực, Giám đốc trường đào tạo BIDV thông tin: Sau mấy năm kiên quyết thực hiện xử lý, từ 9-10 cặp ngân hàng sở hữu chéo của nhau, đến nay, tình trạng này đã gần như không còn. Tình trạng sở hữu chéo ngân hàng - doanh nghiệp và ngược lại cũng có kết quả khi Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi có hiệu lực từ tháng 1 năm nay đã quy định các lãnh đạo ngân hàng không được phép kiêm nhiệm lãnh đạo doanh nghiệp. “ĐHCĐ vừa qua, nhiều lãnh đạo ngân hàng từ giã doanh nghiệp hoặc ngược lại”, ông Lực nói.
Tuy nhiên, theo luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật Basico, xét trên bề mặt thì không còn, nhưng thực chất tình trạng sở hữu chéo đặt ra từ năm 2010 đến nay chưa giải quyết xong, gần như không thay đổi. “Mà bây giờ phải bàn thực chất. Ví dụ, ông Dương Công Minh sở hữu mấy nhân hàng, tỷ lệ bao nhiêu? Chứ xét về con số thì chịu rồi, ông Minh đã chuyển nhượng hết”, luật sư Trương Thanh Đức nêu vấn đề.
Chuyên gia kinh tế Phan Minh Ngọc cũng đồng tình với nhận định của luật sư Trương Thanh Đức: “Tôi cảm nhận sở hữu chéo “lặn” xuống chứ không còn nổi lên trên bề mặt nữa. NHNN có một loạt biện pháp như không cho chủ doanh nghiệp là chủ ngân hàng và ngược lại hay bắt buộc ngân hàng sở hữu cổ phần ngân hàng khác phải thoái vốn… là những biện pháp trên bề mặt thôi. Còn nếu người ta vẫn muốn sở hữu chéo thì có rất nhiều cách để lách luật. Việc lách này rất khó phát hiện và thống kê được nếu chỉ căn cứ vào sổ sách”, ông Ngọc nói.
Về quy định trong Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi, chuyên gia Phan Minh Ngọc cho rằng: Việc cấm chủ doanh nghiệp làm chủ ngân hàng hay ngược lại không có ý nghĩa lắm, vì còn những vị trí khác có thể kiêm nhiệm. “Có thể có ông rút từ chủ tịch xuống làm phó hoặc thậm chí không cần cương vị gì cả mà chỉ cần đứng đằng sau giật dây thì hoàn toàn là chỉ xử lý trên bề mặt thôi, còn phía dưới lặn xuống không ai nhìn thấy được”, chuyên gia này phân tích.
Đơn cử như trường hợp tại ACB trước đây. Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, ông Nguyễn Đức Kiên tuy chỉ là Phó chủ tịch hội đồng sáng lập ACB và đại diện cho nhóm cổ đông chiếm 9,03% vốn điều lệ nhưng lại nắm vai trò chỉ đạo, chi phối toàn bộ hoạt động, quản trị, điều hành của ngân hàng này.
Theo luật sư Trương Thanh Đức, Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi chưa rõ ràng ở thời điểm thi hành. Đáng ra luật cần đặt ra một khoảng thời gian phải thực hiện (lãnh đạo kiêm nhiệm phải từ nhiệm hoặc ngân hàng hoặc doanh nghiệp - PV).
“Nên xét về nguyên tắc thì sai nhưng cụ thể từng trường hợp thì vẫn đúng, vẫn được. Dở ở chỗ như vậy”, luật sư Đức nói và giải thích: Đơn cử như trường hợp bà Lê Thị Băng Tâm được bầu làm Chủ tịch HĐQT HDBank nhiệm kỳ 2018-2022, đồng thời được bầu là chủ tịch HĐQT Vinamilk nhiệm kỳ 2017-2021.
“Về lý, tất cả những việc thuộc về quá khứ (trước tháng 1/2018 - PV), người ta đang là chủ tịch hợp pháp hợp lệ rồi. Những trường hợp như thế này do luật không nói rõ nên sẽ được hiểu là phải đợi khi nào hết nhiệm kỳ hoặc có gì đó bắt buộc phải thực hiện. Do đó, luật có hiệu lực từ năm nay thì phải 5 năm nữa mới tính. Đó là sơ hở chết người”, Chủ tịch Công ty Luật Basico phân tích.
Như vậy, quy định mới được hiểu chỉ áp dụng với những trường hợp phát sinh từ tháng 1/2018 về sau, không hồi tố. “Nếu nói ngay từ tháng 1/2018 thì hơi vội, còn nếu quy định thời hạn một năm thì về lý các công ty, các ngân hàng đều họp ĐHCĐ một lần, bầu lại thì quá đủ thời gian để sắp xếp lại. Còn nếu muốn “hai mang” thì chứng tỏ ông đã gian dối và không xứng đáng làm lãnh đạo ngân hàng”, ông Đức nêu quan điểm.
Chuyên gia Phan Minh Ngọc cho rằng, bản chất là do sự thiếu minh bạch: “Không ai biết đằng sau cổ đông này là những người nào thực sự nắm quyền bởi thông tin không minh bạch. Các cơ quan pháp luật cũng không thể nào điều tra được nếu như không có sự minh bạch về thông tin, cổ đông và tỷ lệ sở hữu. Còn làm thế nào minh bạch hóa là câu chuyện dài của nhà làm luật chứ không có phép màu nào”.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề đối với lĩnh vực ngân hàng, luật sư Trương Thanh Đức nói: “Các lĩnh vực khác có thể có lách luật, gian dối nhưng lĩnh vực ngân hàng không được phép. Phải làm sao siết chặt được hệ thống, lĩnh vực khác sai phạm không nguy hiểm bằng sai phạm trong lĩnh vực ngân hàng”.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Thị Mùi: Tránh trả giá đắt như kêu gọi Thiên Thanh tái cơ cấu Ngân hàng Xây dựng Vấn đề sở hữu chéo ngân hàng - ngân hàng, ngân hàng - doanh nghiệp và ngược lại đã tồn tại không phải một vài năm trở lại đây mà là cả một quá trình. Muốn xử lý dứt điểm sở hữu chéo không phải một sớm một chiều vì nó liên quan tới rất nhiều vấn đề. Ví dụ, bây giờ các doanh nghiệp/ngân hàng sở hữu cổ phiếu ngân hàng khác muốn bán ra, phải phụ thuộc bán giá nào, nhà đầu tư là ai phải xem xét thận trọng để tránh tình trạng xử lý được vấn đề sở hữu chéo nhưng lại làm mất vốn của ngân hàng hay vốn của Nhà nước. Hay bán vội vàng mà dẫn tới những hậu quả khôn lường ở lĩnh vực này hay lĩnh vực khác gây ra vấn đề méo mó của sở hữu chéo phía sau. Vì vậy, tôi nghĩ phải có lộ trình rõ ràng, nhưng lộ trình này không phải muốn bao giờ xong thì xong mà càng sớm xử lý dứt điểm bao nhiêu thì càng tốt. Tuy nhiên, cũng phải thận trọng, tránh tình trạng đã mắc phải như khi cần thiết thì kêu gọi doanh nghiệp tư nhân tham gia vào tái cơ cấu ngân hàng. Và chúng ta đã phải trả một cái giá rất đắt như trường hợp Tập đoàn Thiên Thanh góp vốn vào Ngân hàng Xây dựng đã dẫn tới những hậu quả khôn lường. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.