Kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi theo mô hình chữ U

Huyền Trang - 22/08/2023 09:05 (GMT+7)

(VNF) - TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, cho rằng kinh tế Việt Nam đang diễn biến theo mô hình chữ U với đáy chữ U bắt đầu từ tháng 11/2022 và tới nay đã dần đi lên.

VNF

- Vậy theo ông rủi ro lớn nhất của kinh tế Việt Nam trong quá trình phục hồi là gì?

TS Lê Xuân Nghĩa: Một trong những rủi ro lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam hiện nay là lãi suất cho vay vẫn còn cao, nhiều doanh nghiệp đang phải chịu lãi vay 14% - 15%/năm, bất chấp Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều nỗ lực giảm lãi suất điều hành. Một trong những nguyên nhân làm lãi suất vẫn đang khá cao là ngành ngân hàng vẫn phải dè chừng biến động tỷ giá.

Tuy vậy, có 3 yếu tố để thấy tỷ giá năm nay giảm, USD khó “sốt” trở lại và Ngân hàng Nhà nước có thể có thêm dư địa để giảm lãi suất điều hành hơn nữa. Thứ nhất, chỉ số USD-Index đã giảm từ mức 115 điểm cuối năm ngoái còn 102 điểm và có thể giảm thêm về ngưỡng 100 điểm. USD-Index khó tăng trở lại trong bối cảnh thế giới đa cực, sử dụng nhiều đồng tiền như hiện nay. Thứ hai, giá hàng hóa nguyên liệu nhập khẩu có thể tăng, nhất là giá nhiên liệu – gây áp lực với tỷ giá – song Bộ Tài chính vẫn còn dư địa để can thiệp (thuế, phí xăng dầu). Thứ ba, cán cân thanh toán của Việt Nam vẫn dương.

Đây là các yếu tố cho thấy áp lực tỷ giá thời gian tới không còn nguy hiểm, Ngân hàng Nhà nước có thể mua ngoại tệ tăng dự trữ ngoại hối quốc gia. Dự đoán, tỷ giá năm 2023-2024 sẽ duy trì ổn định. Với một quốc gia mở cửa như Việt Nam, tỷ giá ổn định là điều kiện để thị trường tài sản, thị trường chứng khoán có thể đứng vững, phục hồi nhẹ. Từ sự đứng vững và phục hồi này, nền kinh tế sẽ có thêm chỗ dựa để chống chọi với các biến cố có thể xảy đến bất kỳ lúc nào.

- Lãi suất đã định hình xu hướng giảm, thị trường chứng khoán và trái phiếu đã có những tín hiệu tích cực, ông có cho rằng các chân kiềng của thị trường vốn đã có thể hỗ trợ cho sự phục hồi kinh tế?

Với vấn đề lãi suất, một lần nữa, tôi nhấn mạnh lãi suất cho vay của Việt Nam không phải cao mà là rất cao, lãi suất cao như thế này thì không doanh nghiệp đầu tư lâu dài nào có thể chịu nổi.

Về các chân kiềng chính của thị trường vốn, trước tiên, với thị trường chứng khoán, thị trường này đã chứng kiến sự hồi phục mạnh trong những ngày qua, tâm lý nhà đầu tư bắt đầu có sự hưng phấn. Tuy nhiên, sự rụt rè và thận trọng vẫn còn, đặc biệt là với nhà đầu tư chuyên nghiệp. Hiện nay, phần lớn nhà đầu tư đầu tư chứng khoán đều tham gia theo hình thức “lướt” để kiếm lời chớp nhoáng chứ không đầu tư lâu dài.

Với thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đã có doanh nghiệp phát hành trái phiếu trở lại nhưng luỹ kế 6 tháng đầu năm tổng giá trị phát hành chỉ bằng 1/3 so với cùng kỳ năm 2022. Với nguồn vốn tín dụng, doanh nghiệp vẫn phàn nàn rằng họ khó tiếp cận vốn vay và lãi suất như đã nhấn mạnh, vẫn rất cao. Như vậy, thị trường vốn hiện vẫn chưa thể là trụ đỡ vững chắc cho quá trình phục hồi kinh tế.

TS Lê Xuân Nghĩa

- Các diễn biến về chính sách tiền tệ của các nước lớn có hỗ trợ định hướng của Việt Nam?

Hiện nay, Anh và Châu Âu chưa nới lỏng chính sách tiền tệ, song tôi cho rằng, tới đây, các nước này sẽ giảm dần cường độ tăng lãi suất, chững lại vào cuối năm nay, có thể hướng tới giảm lãi suất vào đầu năm sau.

Chúng ta nhìn vào 2 chỉ báo kinh tế đáng chú ý là chỉ số Quản lý thu mua (PMI) và chỉ số USD-Index. Hiện, chỉ số PMI của các nước Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc… bắt đầu nhích lên. Điều này cho thấy, có vẻ như tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã chạm đáy và đang phục hồi trở lại, dòng vốn FDI cũng bắt đầu phục hồi. Trong đó, Việt Nam thuộc nhóm nước có chỉ số MPI phục hồi rõ nét nhất (tăng từ 46,2 điểm tháng 6/2023 lên 48,7 điểm tháng 7/2023).

Mặt khác, chỉ số USD Index cũng đã giảm sâu từ đỉnh cuối năm ngoái (114 điểm), xuống chỉ còn xoay quanh ngưỡng 102 điểm cuối tuần qua, tức đã quay về mức bình thường như thời điểm trước xung đột Nga - Ukraine và trước Covid-19. Nói cách khác, sau 3 năm Covid-19 và hơn 1 năm xung đột Nga - Ukraine, nhiều chỉ số kinh tế như USD-Index, PMI, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã dần quay lại mức bình thường (CPI của Mỹ hiện là 3%, của Châu Âu là 5,5%).

Vấn đề của kinh tế thế giới hiện nay không phải ở lạm phát mà là ở tăng trưởng thấp. Trong bối cảnh đó, tôi cho rằng chính sách thắt chặt tiền tệ ở các nước sẽ giảm dần, tiến tới xu thế nới lỏng.

- Việt Nam đã chuyển hướng sang chính sách tiền tệ nới lỏng mấy tháng nay. Theo ông, liều lượng nới lỏng như vậy đã đủ kích thích nền kinh tế?

Liều lượng nới lỏng tiền tệ ra sao tùy thuộc vào việc cung tiền tăng thế nào, chứ không phải việc lãi suất hạ bao nhiêu. Chúng ta thấy, hiện nay, các giải pháp tăng cung tiền chưa có nhiều. May mắn là Việt Nam có thặng dư thương mại nên Ngân hàng Nhà nước có thể tăng mua dự trữ ngoại tệ để bơm tiền ra, song lượng tiền mà Ngân hàng Nhà nước bơm ra mua ngoại tệ lâu nay chưa nhiều, thị trường OMO hoạt động khá yếu. Hy vọng, thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng mua ngoại tệ để bơm tiền ra thị trường nhiều hơn. Đấy là tôi đang nói về thị trường tiền cơ sở (Money Base) - dòng tiền nằm ngoài các ngân hàng thương mại. Còn riêng về tiền của các ngân hàng thương mại thì đúng là hiện khá dồi dào, nhưng doanh nghiệp không vay được, không thể chảy ra nền kinh tế. Nguyên nhân khiến tín dụng tăng thấp bởi hai lý do: một là đơn hàng không có; hai là khả năng thanh toán của doanh nghiệp suy giảm mạnh.

- Ông đánh giá như thế nào về tốc độ phục hồi của nền kinh tế, liệu kinh tế Việt Nam có phục hồi nhanh chóng theo mô hình chữ V không?

Không, kinh tế Việt Nam sẽ không thể phục hồi nhanh chóng theo mô hình chữ V mà sẽ phục hồi theo đáy hình chữ U. Dù đã có nhiều giải pháp nhưng chúng ta cũng không thể phục hồi nhanh được.

Thứ nhất, do kinh tế thế giới cũng đang phục hồi từ từ, vừa phục hồi vừa phải cảnh giác với lạm phát đi kèm với những rủi ro từ chiến tranh, giá nhiên liệu, giá lương thực.

Thứ hai, xuất khẩu và nhập khẩu 6 tháng của Việt Nam giảm, song tốc độ giảm đã chậm dần. Đáng lưu ý, một số ngành xuất khẩu như điện tử, nông sản có tốc độ phục hồi tốt. Về thị trường, hiện nay, phần lớn đơn hàng xuất khẩu sang Châu Âu phục hồi rất chậm do đòi hỏi tín chỉ carbon, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam đều chưa có sự chuẩn bị. Như vậy, việc xuất khẩu chỉ còn trông cậy vào các thị trường lớn là Mỹ và Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Thứ ba, lĩnh vực dịch vụ (du lịch, ăn uống, đi lại) cũng đang phục hồi khá tốt.

Vấn đề đáng ngại nhất hiện nay là cầu tiêu dùng nội địa vẫn yếu, phục hồi chậm. Tuy nhiên, theo dự đoán của tôi, khoảng quý IV/2023, nền kinh tế sẽ phục hồi rõ nét hơn, PMI có thể đạt 50 điểm hoặc hơn.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Nam A Bank được phê duyệt cổ tức lên đến 25%, lợi nhuận dự kiến tạo đỉnh mới

Nam A Bank được phê duyệt cổ tức lên đến 25%, lợi nhuận dự kiến tạo đỉnh mới

(VNF) - Ngày 12/7 sắp tới, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank, HoSE: NAB) sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Hợp tác với GS25, HDBank tiếp tục phát triển mạnh mẽ mảng bán lẻ

Hợp tác với GS25, HDBank tiếp tục phát triển mạnh mẽ mảng bán lẻ

(VNF) - HDBank hợp tác với Công ty TNHH GS25 Việt Nam (GS25) triển khai chương trình tài trợ cho nhà đầu tư nhượng quyền.

Vietnam Airlines ghi dấu cột mốc 30 năm đường bay Việt Nam - Hàn Quốc

Vietnam Airlines ghi dấu cột mốc 30 năm đường bay Việt Nam - Hàn Quốc

(VNF) - Ngày 3/7/2024, tại Seoul - Hàn Quốc, Vietnam Airlines đã tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm đường bay và chào mừng hành khách thứ 15 triệu trên đường bay Việt Nam - Hàn Quốc. Sự kiện diễn ra trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác Việt Nam.

The Sola Park: Chốn an cư đậm chất sống năng động

The Sola Park: Chốn an cư đậm chất sống năng động

(VNF) - Hòa nhịp sống năng động từ vị trí cửa ngõ đại đô thị thông minh phía Tây Hà Nội, The Sola Park là chốn an cư đậm chất sống năng động dành cho cộng đồng cư dân hiện đại nhờ sự đủ đầy của tiện ích, sự phóng khoáng và tự do của không gian sống mới.

VietinBank Premium tri ân khách hàng bằng sự kiện âm nhạc tại Hà Nội

VietinBank Premium tri ân khách hàng bằng sự kiện âm nhạc tại Hà Nội

(VNF) - Đánh dấu hành trình 36 năm “Nâng giá trị cuộc sống” và 10 năm khẳng định vị thế, cung cấp những sản phẩm, dịch vụ đẳng cấp tại thị trường Việt Nam, VietinBank Premium tri ân, dành tặng khách hàng sự kiện âm nhạc diễn ra tại Hà Nội vào tháng 7 này.

Trung Quốc thống trị nguồn khoáng sản thiết yếu, nỗ lực ‘cai nghiện’ của phương Tây có khả quan?

Trung Quốc thống trị nguồn khoáng sản thiết yếu, nỗ lực ‘cai nghiện’ của phương Tây có khả quan?

(VNF) - Trung Quốc thống trị chuỗi cung ứng nhiều loại khoáng sản quan trọng của thế giới, nhưng cho đến nay nước này vẫn chưa áp dụng các hạn chế toàn diện đối với ít nhất một loại khoáng sản: vonfram.

Khai mở Taiyo Group của ông Phạm Anh Tiến: 3 hạt nhân tạo nên đế chế 'khủng'

Khai mở Taiyo Group của ông Phạm Anh Tiến: 3 hạt nhân tạo nên đế chế 'khủng'

(VNF) - Công ty cổ phần Tập đoàn Taiyo (Taiyo Group) được thành lập từ năm 2017 với tên gọi ban đầu là Công ty cổ phần Đầu tư Taiyo, rồi trở thành tập đoàn đa ngành từ xây dựng, cho thuê tài sản, dịch vụ lưu trú... nổi tiếng tại Hải Phòng.

Bối rối khi các kênh đầu tư biến động mạnh: Chuyên gia chỉ cách quản lý tài sản

Bối rối khi các kênh đầu tư biến động mạnh: Chuyên gia chỉ cách quản lý tài sản

(VNF) - Đa dạng hóa danh mục và tránh sử dụng đòn bẩy là 2 lời khuyên mà ông Lu Hung Hui dành cho các nhà đầu tư cá nhân để quản lý rủi ro và biến động khi thực hiện đầu tư.

Bắt anh ruột ông Đinh Trường Chinh về tội tham ô

Bắt anh ruột ông Đinh Trường Chinh về tội tham ô

(VNF) - Ngày 3/7, Công an TP. HCM đã khởi tố bị can, tạm giam ông Đinh Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Công ty HDTC, về tội tham ô tài sản.

‘Công thức bí mật’ của Nvidia trở thành nỗi nghi ngại của châu Âu

‘Công thức bí mật’ của Nvidia trở thành nỗi nghi ngại của châu Âu

(VNF) - Nvidia đã có một chặng đường đầy khó khăn trong hành trình trở thành một công ty lớn trị giá 3.000 tỷ USD trong ngành công nghiệp AI. Giờ đây, các nhà chức trách muốn biết liệu công ty đã đạt được điều đó một cách công bằng hay chưa.