Sử dụng xác suất – Từ Leicester City đến giao dịch chứng khoán

Lê Hoài Ân - CFA - 02/06/2016 10:00 (GMT+7)

(VNF) - VietnamFinance tiếp tục giới thiệu một góc nhìn khác về đầu tư qua câu chuyện vô địch ngoại hạng Anh của Leicester City, để thấy rằng trong bóng đá cũng như chứng khoán, không chỉ đơn thuần là "vào sân, lừa bóng và sút".

Ngày càng nhiều các phương pháp khoa học được áp dụng vào trong kỹ thuật, chiến thuật và cả chế độ ăn uống trong bóng đá. Những phương pháp đó giúp cho các cầu thủ có thể gia tăng vài phần trăm khả năng chiến thắng trong các pha tranh chấp tay đôi, trong những pha tạt bóng hay giảm vài phần trăm khả năng cầu thủ phạm phải sai lầm hoặc bị chấn thương. Bạn có thể nghĩ vài phần trăm lợi thế đó là không nhiều nhưng khi được cộng dồn và tích lũy lại thì chúng có thể tạo ra một lợi thế lớn trong thi đấu chuyên nghiệp.
 
Tôi cảm thấy rất thú vị với con số thống kê từ cách chơi bóng của Leicester City vì cách họ tận dụng những lợi thế về xác suất trong thi đấu rất tương đồng với triết lý trong quyển Giao Dịch Lớn – The Big Trade  mà tôi vừa dịch đã được xuất bản tháng 04 vừa qua. Đó là một quyển sách về giao dịch chứng khoán đầu tiên có đề cập về thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tinh thần cũng quyển The Big Trade cũng bàn về những lợi thế trong việc xác định các thời điểm mua và bán cổ phiếu dựa trên các mức xác suất thống kê được tính ra từ mức biến động của giá cổ phiếu trong quá khứ. Các mức xác suất giờ đây sẽ chỉ cho bạn đâu là những thời điểm bạn có thể hành động với khả năng thành công cao nhất có thể.

Trở lại câu chuyện về chức vô địch của Leicester City. Đầu mùa, họ nằm trong top 5 đội bóng có giá trị đội hình thấp nhất của giải Ngoại hạng Anh. Tuy nhiên, như tôi đã nói với các bạn trong bài trước, sự phát triển của bóng đá hiện đại đã làm cho khoảng cách trình độ của các cầu thủ thật sự thu hẹp lại với nhau. Kỹ năng chơi bóng của một cầu thủ có giá trị chuyển nhượng 1 triệu bảng không thể nào chỉ bằng 1/50 của một cầu thủ có giá trị 50 triệu bảng. Chiến thắng của một đội bóng giờ không còn chỉ đơn thuần là việc sở hữu những cầu thủ giỏi mà là khả năng sắp xếp các cầu thủ lại với nhau như thế nào.


Những con số thống kê từ Leicester City trong mùa giải vừa qua có thể làm cho bạn bất ngờ. 

Thứ nhất, Họ là nhà vô địch có tỷ lệ kiểm soát bóng thấp thứ 3 và tỷ lệ chuyển bóng thành công thấp nhất trong các đội tham dự giải Ngoại hạng Anh. Bạn có thể nghĩ họ là những cầu thủ vụng về tuy nhiên họ lại là đội bóng ghi bàn nhiều bàn thắng thứ 3 tại giải Ngoại hạng Anh. Huấn luyện viên của Leicester City xác định lối chơi của họ là cứ để cầu thủ đối phương cầm bóng nhiều từ đó những khoảng trống sẽ được tạo ra cho các vận động viên cự ly ngắn của ông sẽ có đất dụng võ trong những pha phản công nhanh. Họ xử lý nhanh các đường chuyền dài và tận dụng cơ hội để ghi bàn. Những pha lên bóng của Leicester City luôn trực diện về phía khung thành của đối phương, trung bình trong một trận đấu 72% tổng số đường chuyền mà họ sử dụng là chuyền dài. Leicester City có số bàn thắng từ phản công nhanh nhiều nhất giải khi gần một nửa bàn thắng của họ đến từ những tình huống như thế.

Theo một nghiên cứu, người ta phát hiện ra rằng tỷ lệ bàn thắng sẽ phụ thuộc vào bóng ở đâu trên sân trong khoảng 30 giây trước khi các cú sút về phía cầu môn được thực hiện. Trung bình chỉ cần 4 đường chuyền là các cầu thủ Leicester City đã có thể suýt bóng ở các khu vực nguy hiểm, là những khu vực có khả năng tạo ra bàn thắng cao nhất. Không đội bóng nào ở giải ngoại hạng có thể tạo ra các cơ hội ghi bàn theo cách này. Trung bình, mỗi đường chuyền của Leicester City đưa bóng hướng tới gần hơn khung thành đối phương thêm khoảng chín mét. Chỉ số này gần như gấp đôi so với mức bình quân của Arsenal, đội bóng đứng thứ hai và nhiều hơn hai mét so với bất kỳ CLB nào khác ở giải Ngoại hạng Anh.

Trong các đội bóng thi đấu ở 5 giải quốc gia hàng đầu Châu Âu, Leicester City là đội bóng có tỷ lệ chuyển hóa bàn thắng từ các đường chuyền dài là cao nhất, lên đến 6.9%. Phong cách đá 4-4-2 truyền thống của Leicester City đòi hỏi các tiền đạo phải rất nhanh và khỏe để thực hiện tốt các pha phản công nhanh. Trong 10 cầu thủ chạy nhanh nhất theo thống kê của ban tổ chức giải Ngoại hạng Anh thì Leicester City đóng góp đến 3 người.

Thứ hai, Leicester City là đội bóng được hưởng nhiều quả phạt đền nhất mùa này với 10 quả. Không phải ngẫu nhiên mà Leicester City may mắn như vậy, nó đến từ các pha phản công nhanh bằng bóng bổng và áp sát của các tiền đạo khiến cho các hậu vệ đối phương thường trong các tư thế khá bị động  để chống phản công. Kết quả là trong những pha bóng như vậy thì xác suất mắc sai lầm của các hậu vệ trong vòng cấm là cao hơn rất nhiều so với những tình huống bóng được triển khai từ từ dưới đất như những đội bóng khác.

Thứ ba, Leicester City cũng là đội rất hiếm khi sút xa ngoài vòng cấm khi họ là đội có ít số bàn thắng từ ngoài vòng cấm nhất (chỉ 2 bàn trong cả mùa). Các cầu thủ Leicester City thường lựa chọn các vị trí nguy hiểm có khả năng thành bàn cao nhất thay vì cầu may ở các cú sút từ ngoài vòng cấm, vốn có xác suất thành công rất thấp. Chính vì lựa chọn phương án tiếp cận khung thành như thế nào nên trong top 5 câu lạc bộ dẫn đầu thì Leicester City là đội bóng có số lần bị xà ngang và cột dọc từ chối bàn thắng ít nhất. Khi bạn sút ở những tư thế chệch khung thành hoặc góc sút hẹp, thì xác suất bạn sút trúng xà ngang hoặc cột dọc là cao hơn nhiều so với những cú sút ở những góc sút rộng và thuận lợi. Các cầu thủ Leicester rõ ràng đã hiểu rất rõ điều này.

Thứ tư, do sử dụng lối bóng bổng nhanh cũng khiến hạn chế khả năng những sai lầm trong việc xử lý bóng bên phần sân nhà. Những đường chuyền ngang là những đường chuyền có xác suất bị phản công nhanh cao hơn hẳn những đường chuyền về phía trước.

Leicester City rõ ràng là đội có số lần chuyền ngang mặt sân thấp nhất giải. Việc hạn chế những đường chuyền ngang như vậy đã góp phần giảm thiểu xác suất xảy ra những sai lầm cá nhân của các cầu thủ như mất bóng hoặc chuyền hỏng. Đồng thời việc hạn chế các đường chuyền ngắn cũng giúp cho các cầu thủ có thể tránh những pha chạm không cần thiết. Theo thống kê, Leicester City cũng là đội bóng có số ca chấn thương và sử dụng số cầu thủ ít hơn bất kỳ đội bóng nào tại giải năm nay.

Cuối cùng, về việc áp dụng công nghệ trong chế độ ăn uống của cầu thủ, Leicester City là đội bóng đầu tiên áp dụng nước ép củ cải đường trong chế độ ăn uống. Theo các nhà khoa học tại Đại học Exeter, việc dùng loại nước uống này giúp cho cầu thủ có thể cải thiện khả năng bứt tốc lên 3.5% nhưng con số tưởng chừng ít ỏi này sẽ là một sự khác biệt rất lớn trong những khoảnh khắc các tiền đạo của Leicester City lao vào trong các pha chạy cắt mặt từ một quả căng ngang từ các đồng đội. 

Chính những nguyên tắc chơi bóng dựa trên những lợi thế về xác suất đó đã giúp cho Leicester City có được những lợi thế tương đối trong từng pha bóng so với các đối thủ. Đó là một lối chơi đơn giản, khoa học nhưng đầy hiệu quả. Những nguyên tắc khoa học khi được áp dụng đã giúp các cầu thủ chuyên nghiệp bình thường hạn chế được những giới hạn về kỹ thật cá nhân của mỗi cầu thủ so với các đội bóng giàu có khác. Những sự khác biệt từ những lợi thế nhỏ đó khi được tích lũy trong suốt một chặng đường dài sẽ tạo nên một sự khác biệt rất lớn giữa đội chiến thắng và đội thua cuộc ở cuối mùa giải.

Đó là trong bóng đá, khi kinh doanh chứng khoán bạn cũng cần phải có những lợi thế để tạo những lợi thế tương đối cho mình so với các nhà đầu tư khác. Bạn cần biết được đâu sẽ là những giao dịch mà cơ hội chiến thắng của bạn là lớn hơn cả.

Là một nhà đầu tư cá nhân bình thường thường, bạn sẽ không thể có những lợi thế về số vốn đầu tư cũng như những thông tin như các quỹ đầu tư khổng lồ. Nhưng thực tế bạn sẽ phải cạnh tranh với những đối  thủ như vậy trên thị trường. Do đó, nếu bạn không muốn sớm muộn gì cũng lìa xa số tiền của mình thì hãy cố gắng tìm một lợi thế để cân bằng lại những bất lợi đó.

Bạn nên học tập cách mà Leicester City đang chơi bóng, một "chú cáo" với tiềm lực tài chính hạn chế nhưng có thể sử dụng một cách hiệu quả những kết quả thống kê để có thể cân bằng những lợi thế cho mình. Một phương pháp giao dịch và kinh doanh chứng khoán có thể cho bạn 64% xác suất chiến thắng là một lợi thế rất lớn các bạn có thể tìm thấy trong quyển sách Giao Dịch Lớn - The Big Trade.

Tác giả là Chuyên viên cấp cao về phân tích đầu tư của Phoenix Global Wealth Management - là một thành viên của Phoenix Capital Group, một tổ chức chuyên môn trong việc xây dựng các chỉ số và quản lý danh mục đầu tư, cũng như giới thiệu các cơ hội đầu tư đến các nhà đầu tư trên thị trường Mỹ, Châu Á và toàn cầu.
Cùng chuyên mục
Tăng trưởng 8% và hướng tới 2 con số: Phải đổi mới mô hình tăng trưởng

Tăng trưởng 8% và hướng tới 2 con số: Phải đổi mới mô hình tăng trưởng

(VNF) - Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, Việt Nam đang đặt ra mục tiêu đầy “tham vọng” là tăng trưởng GDP trên 8% trong năm 2025 và xa hơn là đạt mức tăng trưởng hai con số (10% trở lên) trong những năm tiếp theo. Để hiện thực hóa tham vọng này, theo các chuyên gia, cải cách mô hình quản lý kinh tế sẽ giúp bộ máy phát triển một cách trơn tru, có thể giúp cải thiện tăng trưởng GDP lên 1 - 2%, thêm cơ hội tăng trưởng 2 con số.

Gỡ điểm nghẽn và khơi dòng vốn: Giảm áp lực cho DN, thêm động lực đẩy tăng trưởng

Gỡ điểm nghẽn và khơi dòng vốn: Giảm áp lực cho DN, thêm động lực đẩy tăng trưởng

17/03/25 08:45 (GMT+7)

(VNF) - Năm 2025, DN phải đối mặt với nhiều khó khăn cả trong và ngoài nước. Thị trường thế giới tiềm ẩn nhiều biến động khi cuộc chiến thuế quan này càng nóng lên, nhu cầu trong nước phục hồi chậm... Trong khi đó những điểm nghẽn về môi trường kinh doanh, thiếu vốn vẫn chưa được xử lý dứt điểm.

Bơm hơn 2,5 triệu tỷ đồng: Những điểm nghẽn thách thức dòng chảy tín dụng

Bơm hơn 2,5 triệu tỷ đồng: Những điểm nghẽn thách thức dòng chảy tín dụng

12/03/25 09:30 (GMT+7)

(VNF) - Theo đánh giá của các chuyên gia, để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP là 8%, thì tăng trưởng tín dụng 16% là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, mục tiêu này có đạt được hay không phải dựa trên khả năng hấp thụ vốn của thị trường.

GS.TSKH Nguyễn Mại: Lấy gì để tăng trưởng nếu không cứu doanh nghiệp?

GS.TSKH Nguyễn Mại: Lấy gì để tăng trưởng nếu không cứu doanh nghiệp?

08/03/25 14:37 (GMT+7)

(VNF) - Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8% trở lên trong năm 2025, GS.TSKH Nguyễn Mại cho rằng cần phải lưu ý đến tình hình sản xuất, mở rộng, nâng cao năng lực của doanh nghiệp.

Tinh gọn bộ máy: Lợi ích đạt được lên tới hàng triệu tỷ đồng

Tinh gọn bộ máy: Lợi ích đạt được lên tới hàng triệu tỷ đồng

06/03/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - “Cuộc cách mạng” tinh gọn bộ máy được đánh giá sẽ tạo ra những thay đổi quan trọng trong cơ cấu thu – chi ngân sách, thúc đẩy sự chuyển động nhanh, mạnh, hiệu quả của bộ máy hành chính, mang lại lợi ích rất lớn cho nền kinh tế trong dài hạn.

Tháo 'điểm nghẽn của điểm nghẽn': Bỏ tư duy không quản được thì cấm

Tháo 'điểm nghẽn của điểm nghẽn': Bỏ tư duy không quản được thì cấm

05/03/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Để tạo được đột phá trong cải cách thể chế, Luật sư Nguyễn Tiến Lập, trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, cho rằng phải từ bỏ được tư duy không quản được thì cấm.

Cách nào để tăng GDP mà không quá phụ thuộc tăng tín dụng?

Cách nào để tăng GDP mà không quá phụ thuộc tăng tín dụng?

25/02/25 09:30 (GMT+7)

(VNF) - Trong nền kinh tế có chế độ tỷ giá tương đối cố định như Việt Nam, chính sách tiền tệ sẽ ít hiệu quả hơn so với chính sách tài khóa, vì vậy trong ngắn hạn, đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn đầu tư công hiệu quả sẽ mang lại tác động tích cực hơn.

‘Muốn tăng trưởng kinh tế cao, phải có cách tiếp cận khác thường’

‘Muốn tăng trưởng kinh tế cao, phải có cách tiếp cận khác thường’

22/02/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - PGS-TS Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng cao cần cách tiếp cận khác thường. Theo đó, để hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam đặt mục tiêu và hướng đi trong năm 2025 là tập trung phát triển kinh tế số, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và kinh tế xanh.

'Đầu tư tư nhân chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng đang tăng trưởng rất chậm'

'Đầu tư tư nhân chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng đang tăng trưởng rất chậm'

20/02/25 08:30 (GMT+7)

(VNF) - Ông Nguyễn Hoàng Linh, Giám đốc Nghiên cứu, Công ty Quản lý Quỹ VCBF cho biết: Trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội, thực tế đầu tư tư nhân mới chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong những năm gần đây, đầu tư tư nhân tăng trưởng rất chậm, năm 2023 là gần 3% năm 2024 là khoảng 8 - 9%, thấp hơn mức tăng trưởng trung bình 15% của các năm trước dịch.

Mỹ áp thuế 25% với thép: ‘Sức cạnh tranh của DN Việt sẽ cao hơn’

Mỹ áp thuế 25% với thép: ‘Sức cạnh tranh của DN Việt sẽ cao hơn’

15/02/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Về quyết định Mỹ áp thuế 25% với mặt hàng sắt thép của tất cả các nước, một số doanh nghiệp sắt thép khẳng định khi các doanh nghiệp ở các nước khác cũng chịu cùng chung mức thuế như Việt Nam khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt sẽ cao hơn.

'Tăng trưởng GDP chủ yếu dựa vào FDI là thông tin sai và lạc hậu'

'Tăng trưởng GDP chủ yếu dựa vào FDI là thông tin sai và lạc hậu'

14/02/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Trong những năm qua, chúng ta thường tiếp cận với thông tin rằng tăng trưởng GDP của Việt Nam chủ yếu dựa vào khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), còn doanh nghiệp tư nhân trong nước chỉ đóng góp rất ít, thậm chí chỉ chiếm 10% GDP. Tuy nhiên, thông tin này không chính xác và đã trở nên lạc hậu, theo chia sẻ của doanh nhân Đỗ Cao Bảo, thành viên HĐQT tập đoàn FPT.

Tăng trưởng hai con số: 'Phát huy nguồn lực và năng lực nội địa'

Tăng trưởng hai con số: 'Phát huy nguồn lực và năng lực nội địa'

08/02/25 10:00 (GMT+7)

(VNF) - Ông Phan Đức Hiếu - Uỷ viên thường trực, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội khẳng định, nếu chúng ta phát huy được năng lực của doanh nghiệp nội địa cũng như nguồn lực trong nước thì sự phát triển sẽ bền vững và lâu dài hơn.

Người Việt 'cuồng' mua vàng, quản lý thế nào cho thuận?

Người Việt 'cuồng' mua vàng, quản lý thế nào cho thuận?

08/02/25 09:00 (GMT+7)

(VNF) - Khi nhu cầu đầu tư và tích trữ vàng của người dân vẫn duy trì ở mức cao, thị trường vàng trở nên sôi động nhưng cũng tiềm ẩn nhiều biến động. Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp quản lý hiệu quả không chỉ giúp ổn định thị trường mà còn góp phần đảm bảo sự minh bạch, hạn chế rủi ro và bảo vệ quyền lợi của người dân.

Tăng trưởng hai con số: Yếu tố 'quyết định tiến hay lùi và vươn mình đến đâu'

Tăng trưởng hai con số: Yếu tố 'quyết định tiến hay lùi và vươn mình đến đâu'

06/02/25 09:30 (GMT+7)

(VNF) - Để có được mức tăng trưởng 8% cho 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số, Luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI khẳng định: Thể chế là yếu tố mang tính quyết định việc chúng ta tiến hay lùi và vươn mình đến đâu.

Tăng trưởng hai con số: Lựa chọn nào cho chính sách tiền tệ?

Tăng trưởng hai con số: Lựa chọn nào cho chính sách tiền tệ?

05/02/25 14:00 (GMT+7)

(VNF) - Để nền kinh tế có thể đảm bảo tốc độ tăng trưởng trong 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số nếu có điều kiện thuận lợi, PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TP. HCM cho rằng, chúng ta cần thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt và theo diễn biến của thị trường, kèm theo đó là cần có những công cụ dự báo tốt, việc điều hành chính sách mang tính kịp thời hơn, tránh trường hợp sự việc đã xảy ra chúng ta mới tìm cách ứng phó thì sẽ không kịp bởi chính sách tiền tệ thường có độ trễ.

Tăng trưởng hai con số: ‘Mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được’

Tăng trưởng hai con số: ‘Mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được’

04/02/25 14:00 (GMT+7)

(VNF) - Về mục tiêu tăng trưởng 8%, thậm chí đạt hai con số nếu điều kiện thuận lợi, trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, đây là mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được và cần quyết tâm đạt được để tạo đà tăng trưởng bứt phá cho kỷ nguyên phát triển mới.

Tăng trưởng hai con số: Nhận diện những thách thức lớn

Tăng trưởng hai con số: Nhận diện những thách thức lớn

03/02/25 10:00 (GMT+7)

(VNF) - Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng 8% cho 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số trong dài hạn. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều biến động khó dự đoán, những khó khăn và thách thức trong nước vẫn khó đoán định thì việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng như trên dường như không phải dễ dàng.

Có nên đánh đổi giữa lãi suất và tỷ giá?

Có nên đánh đổi giữa lãi suất và tỷ giá?

03/02/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân (Đại học Kinh tế TP. HCM) cho rằng câu chuyện của năm sau sẽ là sự đánh đổi giữa lãi suất và tỷ giá. Nếu muốn giảm lãi suất, Chính phủ phải hy sinh tỷ giá và ngược lại.

Giải pháp nào duy trì đà tăng trưởng?

Giải pháp nào duy trì đà tăng trưởng?

02/02/25 10:00 (GMT+7)

(VNF) - Để duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025, việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô với sự kết hợp cân bằng hơn giữa các chính sách tiền tệ và tài khóa là điều cần thiết. Trong thời gian tới, các chính sách phối hợp là rất quan trọng để hỗ trợ phục hồi kinh tế.

Kỳ vọng từ ngôi sao kinh tế tư nhân

Kỳ vọng từ ngôi sao kinh tế tư nhân

30/01/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Trong bối cảnh nền kinh tế quốc dân còn nhiều khó khăn phía trước, kinh tế thế giới có nhiều biến động khó đoán, các động lực tăng trưởng cũ đã cạn, thì doanh nghiệp tư nhân được xem là sự kỳ vọng của nền kinh tế. Bởi vậy, đẩy mạnh cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh là điều hết sức quan trọng để doanh nghiệp tư nhân phát huy tối đa tiềm lực và phát triển mạnh mẽ.

Phát triển kinh tế tư nhân: Vun bồi nội lực để vươn mình

Phát triển kinh tế tư nhân: Vun bồi nội lực để vươn mình

29/01/25 16:00 (GMT+7)

(VNF) - Trong một thế giới VUCA (Biến động – Không chắc chắn – Phức tạp – Mơ hồ) thì có một điều ngày càng trở nên rõ ràng hơn là vai trò và vị thế không ngừng gia tăng của Việt Nam. Việc trở thành đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ cùng với đó là sự nâng cấp mối quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia lớn đã đưa vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế gia tăng và mở ra những vận hội mới cho đất nước.

Xuất khẩu, FDI và tầng lớp trung lưu: Bộ ba 'vàng' của kinh tế Việt Nam 2025

Xuất khẩu, FDI và tầng lớp trung lưu: Bộ ba 'vàng' của kinh tế Việt Nam 2025

29/01/25 09:30 (GMT+7)

(VNF) - Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, ông Norman Lim - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam (SingCham Việt Nam) đã chia sẻ với Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance về những triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm mới với những yếu tố định hình tăng trưởng bền vững.

Khơi thông dòng chảy thể chế

Khơi thông dòng chảy thể chế

29/01/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Trao đổi cùng Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương, khẳng định chính hệ thống pháp luật hiện nay là “thủ phạm” khiến chúng ta tự trói buộc chính mình, kìm hãm sự phát triển. Ông cho rằng nếu khơi thông điểm nghẽn này thì việc kinh tế Việt Nam tăng trưởng hai con số là điều hoàn toàn có thể đạt được.

Trung tâm tài chính Đà Nẵng: Quản lý tự chủ và sản phẩm đặc thù?

Trung tâm tài chính Đà Nẵng: Quản lý tự chủ và sản phẩm đặc thù?

22/01/25 08:00 (GMT+7)

(VNF) - Giám đốc Quốc gia, Viện Tony Blair tại Việt Nam cho rằng, nền tảng thiết yếu để một Trung tâm tài chính quốc tế thành công là ở thiết kế thể chế.

'Doanh nghiệp FDI lập 'kỳ tích' xuất khẩu, Việt Nam nhận được phần rất ít'

'Doanh nghiệp FDI lập 'kỳ tích' xuất khẩu, Việt Nam nhận được phần rất ít'

21/01/25 08:00 (GMT+7)

(VNF) - TS Phạm Hùng Tiến - Chuyên gia về đầu tư FDI chỉ ra rằng, các tỉnh Phía Bắc có giá trị xuất khẩu thuộc nhóm dẫn đầu cả nước nhưng lại nằm ngoài nhóm 10 thu ngân sách lớn. Điều này phần nào cho thấy, phần nhận được từ các "kỳ tích" xuất khẩu mà doanh nghiệp FDI mang lại là không tương xứng, thậm chí là rất ít.

Tin khác
Tăng trưởng 8% và hướng tới 2 con số: Phải đổi mới mô hình tăng trưởng

Tăng trưởng 8% và hướng tới 2 con số: Phải đổi mới mô hình tăng trưởng

(VNF) - Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, Việt Nam đang đặt ra mục tiêu đầy “tham vọng” là tăng trưởng GDP trên 8% trong năm 2025 và xa hơn là đạt mức tăng trưởng hai con số (10% trở lên) trong những năm tiếp theo. Để hiện thực hóa tham vọng này, theo các chuyên gia, cải cách mô hình quản lý kinh tế sẽ giúp bộ máy phát triển một cách trơn tru, có thể giúp cải thiện tăng trưởng GDP lên 1 - 2%, thêm cơ hội tăng trưởng 2 con số.

Gỡ điểm nghẽn và khơi dòng vốn: Giảm áp lực cho DN, thêm động lực đẩy tăng trưởng

Gỡ điểm nghẽn và khơi dòng vốn: Giảm áp lực cho DN, thêm động lực đẩy tăng trưởng

Bơm hơn 2,5 triệu tỷ đồng: Những điểm nghẽn thách thức dòng chảy tín dụng

Bơm hơn 2,5 triệu tỷ đồng: Những điểm nghẽn thách thức dòng chảy tín dụng

GS.TSKH Nguyễn Mại: Lấy gì để tăng trưởng nếu không cứu doanh nghiệp?

GS.TSKH Nguyễn Mại: Lấy gì để tăng trưởng nếu không cứu doanh nghiệp?

Tinh gọn bộ máy: Lợi ích đạt được lên tới hàng triệu tỷ đồng

Tinh gọn bộ máy: Lợi ích đạt được lên tới hàng triệu tỷ đồng

Tháo 'điểm nghẽn của điểm nghẽn': Bỏ tư duy không quản được thì cấm

Tháo 'điểm nghẽn của điểm nghẽn': Bỏ tư duy không quản được thì cấm

Cách nào để tăng GDP mà không quá phụ thuộc tăng tín dụng?

Cách nào để tăng GDP mà không quá phụ thuộc tăng tín dụng?

‘Muốn tăng trưởng kinh tế cao, phải có cách tiếp cận khác thường’

‘Muốn tăng trưởng kinh tế cao, phải có cách tiếp cận khác thường’

'Đầu tư tư nhân chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng đang tăng trưởng rất chậm'

'Đầu tư tư nhân chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng đang tăng trưởng rất chậm'

Mỹ áp thuế 25% với thép: ‘Sức cạnh tranh của DN Việt sẽ cao hơn’

Mỹ áp thuế 25% với thép: ‘Sức cạnh tranh của DN Việt sẽ cao hơn’

'Tăng trưởng GDP chủ yếu dựa vào FDI là thông tin sai và lạc hậu'

'Tăng trưởng GDP chủ yếu dựa vào FDI là thông tin sai và lạc hậu'

Tăng trưởng hai con số: 'Phát huy nguồn lực và năng lực nội địa'

Tăng trưởng hai con số: 'Phát huy nguồn lực và năng lực nội địa'

Người Việt 'cuồng' mua vàng, quản lý thế nào cho thuận?

Người Việt 'cuồng' mua vàng, quản lý thế nào cho thuận?

Tăng trưởng hai con số: Yếu tố 'quyết định tiến hay lùi và vươn mình đến đâu'

Tăng trưởng hai con số: Yếu tố 'quyết định tiến hay lùi và vươn mình đến đâu'

Tăng trưởng hai con số: Lựa chọn nào cho chính sách tiền tệ?

Tăng trưởng hai con số: Lựa chọn nào cho chính sách tiền tệ?

Tăng trưởng hai con số: ‘Mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được’

Tăng trưởng hai con số: ‘Mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được’

Tăng trưởng hai con số: Nhận diện những thách thức lớn

Tăng trưởng hai con số: Nhận diện những thách thức lớn

Có nên đánh đổi giữa lãi suất và tỷ giá?

Có nên đánh đổi giữa lãi suất và tỷ giá?

Giải pháp nào duy trì đà tăng trưởng?

Giải pháp nào duy trì đà tăng trưởng?

Kỳ vọng từ ngôi sao kinh tế tư nhân

Kỳ vọng từ ngôi sao kinh tế tư nhân

Phát triển kinh tế tư nhân: Vun bồi nội lực để vươn mình

Phát triển kinh tế tư nhân: Vun bồi nội lực để vươn mình

Xuất khẩu, FDI và tầng lớp trung lưu: Bộ ba 'vàng' của kinh tế Việt Nam 2025

Xuất khẩu, FDI và tầng lớp trung lưu: Bộ ba 'vàng' của kinh tế Việt Nam 2025

Khơi thông dòng chảy thể chế

Khơi thông dòng chảy thể chế

Trung tâm tài chính Đà Nẵng: Quản lý tự chủ và sản phẩm đặc thù?

Trung tâm tài chính Đà Nẵng: Quản lý tự chủ và sản phẩm đặc thù?

'Doanh nghiệp FDI lập 'kỳ tích' xuất khẩu, Việt Nam nhận được phần rất ít'

'Doanh nghiệp FDI lập 'kỳ tích' xuất khẩu, Việt Nam nhận được phần rất ít'