Từ vụ 'mạo danh' đối tác, nhìn lại công tác quản lý đại lý bảo hiểm nhân thọ

Kim Lan - 15/05/2019 08:37 (GMT+7)

Sau bài báo “Mạo danh là đối tác phân phối sản phẩm, chuyện không mới của bảo hiểm nhân thọ”, ĐTCK nhận được nhiều ý kiến chia sẻ liên quan đến hoạt động của đại lý bảo hiểm nhân thọ.

VNF
Ảnh minh hoạ.

Từ thực tế các cuộc tranh chấp bảo hiểm trong thời gian qua, ông Trương Minh Cát Nguyên, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn pháp lý bảo hiểm TILA cho rằng ngoài những đại lý bảo hiểm tâm huyết, trách nhiệm với nghề, vẫn còn số đông đại lý bảo hiểm nhân thọ, bất kể là đại lý cá nhân hay tổ chức, kể cả bán qua kênh ngân hàng (bancassurance) đều hoạt động theo tư duy ngắn hạn, chộp giật và khó kiểm soát. Nguyên nhân chính là do áp lực doanh số bảo hiểm, áp lực tuyển dụng đại lý mới, trong khi nhiều công ty bảo hiểm lơ là với công tác đào tạo.

Còn đại lý bảo hiểm cá nhân Hồ Thị Ngọc Như cho biết khó có một con số thống kê chính xác về số lượng đại lý bảo hiểm vừa có tâm, vừa có tầm, nhưng ước tính chỉ đạt tỷ lệ khoảng 10 - 15% trên tổng số đại lý hiện nay.

Ðáng chú ý, theo ông Trương Minh Cát Nguyên, việc kiểm soát nguồn nhân sự đại lý bảo hiểm gần như bỏ ngỏ.

“Gần như không có cơ quan nào kiểm tra hay xử phạt đội ngũ này. Việc xử phạt mới chỉ dừng ở xử lý nội bộ, cao nhất là chấm dứt hợp đồng, đưa vào danh sách đen của Hiệp hội Bảo hiểm, do các công ty bảo hiểm thực hiện, nhưng hầu như không được công khai chi tiết hành vi vi phạm, hay danh tính cụ thể”, ông Nguyên nói.

Chuyên gia bảo hiểm Trần Nguyên Ðán nhận xét, thời gian bị "treo giò" ở danh sách đen là 3 năm. Tuy nhiên, nếu thôi làm đại lý thì các đối tượng thuộc danh sách đen vẫn có “cửa” làm cộng tác viên, tiếp tục hoạt động trên thị trường bảo hiểm.

“Ðại lý bảo hiểm giúp cân bằng một phần thế yếu của khách hàng với công ty bảo hiểm. Tuy nhiên, nếu đại lý chỉ chăm chăm kiếm tiền mà không hoàn thành trách nhiệm tư vấn thì khách hàng lãnh đủ”, ông Ðán nói và đề xuất pháp luật cần quy định rõ đại lý bảo hiểm là ai, đại lý phải đáp ứng các điều kiện chặt chẽ và chỉ có đại lý mới được tư vấn bảo hiểm nhân thọ.

Ðồng thời, cần hướng tới việc thành lập Hiệp hội Quản lý đại lý bảo hiểm, hoạt động tách rời khỏi cơ quan quản lý lẫn Hiệp hội Bảo hiểm, nhằm quản lý đội ngũ này cũng như bảo vệ khách hàng, vì thị trường bảo hiểm bền vững.

“Hiện có hơn 600.000 đại lý đang hoạt động nhưng chưa có một tổ chức nghề nghiệp nào quản lý, khiến nhiều hành vi xấu không có cơ hội phản biện hoặc đấu tranh. Nếu có các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp thì các tổ chức này hoàn toàn có quyền xử lý hay phối hợp xử lý, hoặc bảo vệ quyền lợi cho các đại lý khi có những tranh chấp với doanh nghiệp bảo hiểm”, ông Nguyên nói.

Nhiều ý kiến cho rằng, thị trường bảo hiểm nhân thọ có kênh phân phối đa dạng (đại lý độc lập, ngân hàng, bưu điện, tổng đại lý, đại lý tổ chức - môi giới…) đi kèm với các chính sách hoa hồng, tưởng thưởng khác nhau, cùng với cách thức quảng bá hình ảnh theo nhiều hình thức của các đại lý, các thành viên kinh doanh.

Vấn đề không phải là khách hàng của các đại lý độc lập hay thành viên của các tổ chức môi giới thì được tư vấn tốt hơn, mà cái chính là người khách hàng đó có may mắn gặp được một người tư vấn giỏi và có tâm hay không. Do đó, năng lực hoạt động của đại lý bảo hiểm chiếm vai trò quan trọng.

“Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm nên kiểm tra tỷ lệ duy trì hợp đồng bảo hiểm 2 năm đầu tiên tại từng công ty bảo hiểm và buộc từng công ty phải công bố công khai hàng năm. Bản thân các công ty bảo hiểm cũng phải tự giám sát tỷ lệ này. Từ đó, các đại lý bảo hiểm làm ăn thiếu đàng hoàng hay còn gọi là “game thủ” sẽ không có “đất sống”, chị Như kiến nghị.

Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam đã có công văn gửi các công ty bảo hiểm yêu cầu phải có biện pháp kiểm tra, giám sát, đảm bảo các nhân viên, đại lý, tổng đại lý của mình sử dụng thương hiệu của doanh nghiệp bảo hiểm đúng mục đích và nội dung được uỷ quyền.

Ngoài ra, công ty bảo hiểm cần gửi đánh giá về hoạt động của các đại lý tổ chức, đề xuất kiến nghị việc quản lý, hợp tác với đối tượng này về Hiệp hội để tổng hợp và có những khuyến cáo chung cho các doanh nghiệp hội viên cũng như đề xuất với cơ quan quản lý.

 

Theo ĐTCK
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn hiện là Phó chủ tịch thường trực Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

(VNF) - Ngoài Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản cùng được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng.

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

(VNF) - Trung ương đã thống nhất giới thiệu Đại tướng Tô Lâm, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV để bầu giữ chức Chủ tịch nước.

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu gói tín dụng cho người mua, kéo dài thời gian vay lên 10 - 15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 3 - 5% so với vay thương mại.

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư cho biết, Trung ương thống nhất cao về phương án kiện toàn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội để Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 7 ngày 20/5

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

(VNF) - Phát Đạt đã vật lộn để trải qua một năm 2023 đầy thách thức. Và dường như, điều ấy đã để lại nỗi ám ảnh trong tâm trí của những người đứng đầu tập đoàn này khi năm 2024, mỗi toan tính bước đi của Phát Đạt đều thận trọng như người bước trên băng mỏng.

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

(VNF) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, qua đó tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

(VNF) - Theo nghiên cứu mới nhất, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra còn tồi tệ hơn gấp 6 lần so với tưởng tượng trước đây.