Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Doanh nghiệp tố mất 95 triệu gửi tại ACB, tài khoản bị rút sạch bỗng quay về
Vụ việc một doanh nghiệp tại TP.HCM tố bị rút sạch tiền trong tài khoản bằng tấm séc giả mạo con dấu và chữ ký tại một phòng giao dịch ngân hàng ACB ở Hà Nội nhưng lạ là sau đó tiền được gửi trả lại tài khoản mà không rõ người gửi gây xôn xao dư luận.
Đại diện CTCP Tư vấn và Đầu tư RIIN Group (RIIN Group), cho biết, vào chiều 27/2, tài khoản phụ của công ty đã bị rút hết số tiền 95 triệu đồng bằng hai tấm séc, tại một phòng giao dịch của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) trên phố Hoàng Đạo Thuý (Hà Nội).
Đại diện RIIN Group khẳng định chưa hề ký bất kỳ tấm séc nào trước đó. Về tấm séc được sử dụng tại ACB Hoàng Đạo Thuý, đại diện công ty này cho rằng, người rút tiền đã làm giả con dấu và cả chữ ký. RIIN Group yêu cầu ACB hoàn trả số tiền 95 triệu đồng trước ngày 6/3.
Đến ngày 5/3, một người lạ mặt gọi điện cho ông Nguyễn Duy Thịnh (giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật tại RIIN Group), tự xưng là người đã rút tấm séc và hứa sẽ chuyển trả lại tiền. Ngay lập tức, tài khoản của công ty nhận được số tiền 95 triệu đồng chuyển đến với nội dung “chuyển tiền rút hộ tấm séc”.
Về vụ việc này, ACB cho hay, ngày 5/3, ngân hàng nhận được email từ Riin Group thông báo về việc công ty được hoàn trả tiền từ bên thụ hưởng séc cùng hình chụp nội dung tin nhắn. Nhưng nội dung tin nhắn không đúng như nội dung RIIN Group đã cung cấp cho báo chí.
“Do quy định về bảo mật thông tin khách hàng, ACB không thể cung cấp thông tin nội dung, màn hình chụp chi tiết của khách hàng đến báo chí, trừ trường hợp cung cấp theo quy định pháp luật”, ACB phản hồi.
ACB khẳng định, việc bên thứ ba chuyển tiền vào tài khoản của công ty là giao dịch dân sự giữa bên thứ ba và khách hàng, ACB không có quyền ý kiến về việc sử dụng tiền trên tài khoản khách hàng.
Hơn nữa, thông tin về người chuyển trả lại số tiền và nội dung giao dịch chuyển tiền được thể hiện trong giao dịch chuyển tiền. Tiền được chuyển từ ngân hàng khác về ACB. Phía ACB không thực hiện lệnh chuyển tiền này.
ACB đã báo cáo sự việc lên Ngân hàng Nhà nước và chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra. ACB cho biết nghi ngờ có dấu hiệu đường dây lừa đảo chuyên nghiệp phía sau vụ doanh nghiệp bị mất tiền qua tờ séc.
Hơn 165 triệu đồng trong tài khoản ACB 'không cánh mà bay'
Chiều 13/7/2023, đại diện ACB cho biết một khách hàng của ngân hàng này đã bị mất hơn 165 triệu đồng. Vị khách đó là bà T.T.K.Phương (ngụ huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang).
Bà Phương mở tài khoản và giao dịch tại ACB - Chi nhánh huyện An Biên (Kiên Giang). Khoảng 1h37' ngày 11/6/2023, bà Phương phát hiện tài khoản bị trừ 55,5 triệu đồng. Số tiền này được chuyển vào tài khoản của khách hàng N.D.D mở tại TPBank. Bà Phương không quen biết với chủ tài khoản này.
Đến 2h20' ngày 12/6/2023, hơn 110 triệu đồng trong tài khoản của bà Phương tiếp tục được chuyển sang một số tài khoản khác.
Bà Phương thông báo với ngân hàng rằng, trong khoảng thời gian trên bà không để lộ mã OTP hay thông tin cá nhân cho bất kỳ ai.
Đại diện ACB cho hay, giao dịch của bà Phương được thực hiện trên Ngân hàng số ACB ONE. Các giao dịch đều được xác thực bằng tên truy cập, mật khẩu tĩnh, mã OTP Safekey nâng cao và được thực hiện trên "cùng thiết bị của khách hàng”.
“Những thông tin khách hàng cung cấp cho chúng tôi vẫn khá mập mờ và khó hiểu. Khách hàng thông báo cho ACB sau khi các giao dịch đã hoàn tất và ACB đã thực hiện các quy trình cần thiết để hỗ trợ khách hàng”, đại diện ACB chia sẻ.
350 triệu đồng trong thẻ ACB 'bốc hơi' chỉ sau 5 phút
Năm 2020, vụ một khách hàng có thẻ tín dụng của ACB bị đánh cắp 350 triệu đồng từ Google Ads chỉ trong thời gian chưa tới 5 phút gây chú ý.
4h chiều 23/10/2020, chị Yến nhận được tin nhắn thẻ bị trừ gần 20 triệu đồng tại Google Ads. Sau đó ít phút, chị Yến tiếp tục được hệ thống ngân hàng thông báo thẻ tín dụng của mình có sử dụng Google*TEM, nếu chị không sử dụng thì liên lạc tổng đài để khoá thẻ.
Sau khi nhận được tin nhắn, chị Yến gọi ngay tổng đài nhưng báo bận, sau 2 lần chị mới gặp được tổng đài viên. Khoảng 4 phút sau, thẻ tín dụng của chị được tạm khóa. Nhưng tại thời điểm đó, số dư khả dụng của chị Yến chỉ còn gần 2,6 triệu đồng, trong khi hạn mức thẻ lên đến 350 triệu đồng.
Như vậy, chưa đầy 5 phút kể từ khi nhận được tin nhắn từ ACB, thẻ tín dụng của chị Yến đã bị đánh cắp gần 350 triệu đồng.
Ở Đà Nẵng, chủ thẻ visa ACB bị rút hơn 40 triệu từ Indonesia
Theo lời anh Nguyễn Trần Hữu Phúc (Đà Nẵng), khuya 16/7/2017, điện thoại anh bất ngờ nhận 9 tin nhận thể hiện giao dịch rút tiền liên tục từ tài khoản của mình. Tất cả tin nhắn thể hiện 9 giao dịch được thực hiện ở Antasura Denpasar, Indonesia với tổng cộng 22.500.000 IDR, tương đương gần 40 triệu đồng lúc bấy giờ.
Ngay sau đó, Trung tâm thẻ ACB phát hiện có giao dịch bất thường đã liên lạc cho anh Phúc để xác nhận giao dịch.
Khách hàng của ACB mất gần 40 triệu đồng lúc nửa đêm
Năm 2018, một chủ thẻ Visa debit của ACB tên Nguyễn Huỳnh Thế Thuận (quận 9, TP.HCM) cũng bị đánh cắp gần 40 triệu đồng dù ông không có phát sinh giao dịch.
Theo anh Thuận, sáng 8/11/2028, nhân viên ngân hàng gọi điện hỏi anh có việc gì mà giao dịch qua thẻ Visa nhiều lần. Lúc đó, anh mở tin nhắn điện thoại ra xem thì thấy từ 2h khuya đến 6h sáng có 20 giao dịch bằng USD, đô la Úc và VNĐ với tổng số tiền quy đổi gần 40 triệu đồng. Anh Thuận khẳng định mình không hề sử dụng thẻ vào thời điểm đó.
Cất thẻ ngân hàng ACB trong tủ, khách hàng vẫn bị rút mất tiền
Năm 2015, khách hàng Tùng D. từng đăng đàn phản ánh về số tiền trong thẻ ngân hàng ACB chi nhánh Nam Định “không cánh mà bay”.
Đầu tháng 7/2015, anh Tùng D. làm thẻ Visa debit tại ACB chi nhánh Nam Định. Đến tháng 9/2015, anh Tùng D. đã tích lũy được 49 triệu trong tài khoản này.
Anh cho biết, mình đã bảo quản rất kỹ lưỡng thẻ ở nhà, thậm chí còn cạo sạch 3 số cuối trên thẻ, đồng thời khẳng định không thanh toán hay mua sắm gì qua mạng.
Tuy nhiên, tối 30/9/2015, anh Tùng D. nhận được cuộc gọi từ phía nhân viên ACB thông báo về việc thẻ có những giao dịch lạ liên tục mua hàng bên nước ngoài với giá trị 240 bảng Anh. Kiểm tra lại, anh Tùng D. phát hiện mình đã mất sạch 48 triệu trong tài khoản, chỉ còn dư 1 triệu đồng.
Với các trường hợp kể trên, ACB đều miễn trừ trách nhiệm vì cho rằng đó là lỗi do khách hàng không bảo mật thông tin cá nhân.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.