Bảo hiểm tạm ứng bồi thường hơn 430 tỷ thiệt hại sau bão số 3

Xuân Thạch - 08/11/2024 14:45 (GMT+7)

(VNF) - Cục Quản lý Giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho biết, tính đến thời điểm ngày 31/10, các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) đã đã tạm ứng bồi thường hơn 434,4 tỷ đồng cho các khách hàng bị thiệt hại

Cụ thể, các DNBH đã ghi nhận 103 trường hợp tử vong và thương tật của khách hàng liên quan đến bảo hiểm con người. Tổng số tiền ước tính phải chi trả quyền lợi bảo hiểm là khoảng hơn 21 tỷ đồng.

Đối với mảng bảo hiểm phi nhân thọ, các DNBH đã tiếp nhận gần 15.000 thông tin thiệt hại về bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tài sản kỹ thuật, bảo hiểm xe cơ giới, hàng hải và các nghiệp vụ khác bao gồm bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm nông nghiệp. Tính đến nay, tổng số tiền các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đã tạm ứng bồi thường gần 417 tỷ đồng.

Tàu du lịch bị chìm tại bến cảng Tuần Châu sau bão số 3. Ảnh: Xuân Thạch

Trong đó, Bảo hiểm PVI là doanh nghiệp chịu thiệt hại nặng nhất đã tạm ứng bồi thường cho các khách hàng bị tổn thất sau cơn bão Yagi và mưa lũ gần 50 tỷ đồng. Bảo Việt có hơn 900 khách hàng được ghi nhận có thiệt hại về tài sản, với tổng giá trị ước tính thiệt hại lên tới hơn 1000 tỷ đồng. Dựa trên kết quả đánh giá sau cơn bão, Bảo Hiểm Bảo Việt đã khẩn trương thực hiện việc tạm ứng bồi thường hàng chục tỷ, các đợt tạm ứng bồi thường đầu tiên sẽ chiếm khoảng 10% tổng mức dự phòng bồi thường ước tính. Bảo hiểm Hàng không (VNI) cũng đã trao tạm ứng hơn 11 tỷ đồng chi trả bồi thường bảo hiểm cho các khách hàng bị thiệt hại…

Cũng theo Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm, hiện đơn vị chưa ghi nhận được phản ánh nào của khách hàng về việc bồi thường chậm hoặc từ chối bồi thường khi có đầy đủ hồ sơ tài liệu theo quy định tại Hợp đồng bảo hiểm.

Trước đó, ngày 23/10, Bộ Tài chính đã có công văn gửi các doanh nghiệp bảo hiểm về việc tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 143/NQ-CP và đẩy nhanh quá trình giám định, xác định thiệt hại, đánh giá tổn thất, tạm ứng, bồi thường...đảm bảo việc bồi thường được nhanh chóng, đầy đủ, đúng quy định. Nhằm mục tiêu hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do bão lũ sớm ổn định cuộc sống, hồi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong 9 tháng đầu năm 2024, ước tính tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt 165.518 tỷ đồng, giảm 0,41% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 64.070 tỷ đồng, tăng 16,07% so với cùng kỳ năm trước.

Chậm và nộp thiếu phí bảo hiểm: Tự đánh mất quyền lợi của mình

Chậm và nộp thiếu phí bảo hiểm: Tự đánh mất quyền lợi của mình

Tài chính tiêu dùng
(VNF) - Nhiều trường hợp người tham gia bảo hiểm vì chủ quan chưa nắm được hoặc quên một số mốc thời gian trong hợp đồng bảo hiểm liên quan đến đóng phí, dẫn đến mất quyền lợi. Các chuyên gia lưu ý, tận dụng nhưng không nên lạm dụng, tránh ảnh hưởng đến quyền lợi khi xảy ra sự kiện bảo hiểm
Cùng chuyên mục
Tin khác
Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

(VNF) - Dù được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, song Trung tâm thương mại - chợ Đồng Đăng lại rơi vào cảnh đìu hiu, hoang vắng ngắt. Cả khu thương mại lớn được đầu tư xây dựng bề thế nay đã phải đóng cửa.