BVH: Lợi nhuận tăng mạnh, lên kế hoạch thoái vốn nhà nước
(VNF) - Tập đoàn Bảo Việt (HoSE: BVH) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất Quý III/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 688 tỷ đồng, tăng trưởng gần 26% so với cùng kỳ
- DN bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu báo lãi hơn 560 tỷ đồng 20/10/2024 08:30
Cụ thể, doanh thu phí bảo hiểm của Bảo Việt trong quý III đạt hơn 10.473 tỷ đồng, giúp cho tổng toanh thu trong 9 tháng 2024 vượt 31.504 tỷ (gần 1,3 tỷ USD), tăng nhẹ so với cùng kỳ 2023.
Ở chiều ngược lại, tổng chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm trong quý giảm 9% so với cùng kỳ khi đạt hơn 8.779 tỷ đồng. Tổng chi trực tiếp hoạt động kinh doanh bảo hiểm cũng giảm theo, ở mức 9.891 tỷ đồng, giảm trên 6%.
Trước ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi) khiến BVH phải huy động nhiều nhân lực để tham gia xác minh thiệt hại và giải quyết bồi thường sau bão khiến chi phí quản lý doanh nghiệp tăng, đạt trên 1.428 tỷ trong quý III, tổng trong 9 tháng 2024 chi trên 4.163 tỷ đồng. Nhưng ngược lại, chi phí bán hàng của BVH giảm mạnh chỉ còn 367 tỷ đồng, giảm hơn 24% so với cùng kỳ.
Chính vì thế, tổng lợi nhuận trước thuế của BVH là hơn 688 tỷ đồng, giúp cho con số này trong 9 tháng năm 2024 vượt 1.965 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2023.
Tính đến 30/09/2024, tổng tài sản của BVH tăng lên 238.219 tỷ đồng, thêm gần 8% so với cùng kỳ năm 2023.
Đáng chú ý, khoản đầu tư bất động sản là hơn 111 tỷ đồng, tiền gửi ngắn hạn trên 86.198 tỷ đồng, đầu tư tài chính dài hạn hơn 124.582 tỷ đồng bao gồm: đầu tư vào các công ty liên doanh, liên kết, đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn chủ yếu là trái phiếu và tiền gửi, đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác…
Được biết, các khoản đầu tư lớn nhất của BVH vào các công ty liên doanh, liên kết đang nằm tại các doanh nghiệp Bảo Việt Bank, Trung Nam Phú Quốc, Tokyo Marine Việt Nam…
Trước đó, Bảo hiểm Bảo Việt là một trong hai “ông lớn” bảo hiểm đã thông báo kế hoạch thoái vốn nhà nước trong thời gian tới. Theo đó, Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, ban lãnh đạo BVH cho biết, sẽ xây dựng kế hoạch và trình cổ đông về việc giảm tỷ lệ sở hữu của Nhà nước từ năm 2026 trở đi.
Theo đại diện của BVH, doanh nghiệp dự kiến sẽ có phần vốn chi phối của Nhà nước (65%) đến hết năm 2025, do đó việc huy động thêm nguồn lực tài chính sẽ phải phát hành cho cổ đông hiện hữu, để cổ đông góp thêm nguồn tiền. Được biết, kế hoạch thoái vốn Nhà nước cũng từng được BVH tiết lộ ở phiên họp thường niên năm 2023.
Ban lãnh đạo BVH cho biết sẽ xem xét giảm tỷ lệ sở hữu của Nhà nước xuống 51% bằng cách tăng tỷ lệ góp vốn của các cổ đông khác và/hoặc phát hành riêng lẻ. Bộ Tài chính vẫn sẽ là cổ đông lớn nhất của BVH.
Theo các chuyên gia, việc thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp bảo hiểm có thể là cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào thị trường bảo hiểm trong nước với vai trò cổ đông, đối tác chiến lược.
Tại Việt Nam, lĩnh vực bảo hiểm thuộc 1 trong 59 ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhưng không giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm cũng đã nới room ngoại lên mức 100%, “mở toang” cánh cửa cho khối ngoại gia tăng tỷ lệ sở hữu như PTI, PGI, BMI,…
Hiện nay, cổ đông lớn nhất của BVH là Bộ Tài chính với hơn 482 triệu cổ phần nắm giữ, tương đương 65% vốn. Đứng sau là Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Sumitomo với hơn 163 triệu cổ phần, chiếm hơn 22%. Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước SCIC chiếm gần 3% tương đương với hơn 22 triệu cổ phần, còn lại là các cổ đông khác.
Bảo hiểm MIC: Chi phí dâng cao khiến lợi nhuận quý III giảm gần 42%
Đột nhập Làng Đại học Đà Nẵng quy hoạch 'treo' suốt 27 năm
(VNF) - Dự án ở địa phần Đà Nẵng đến nay đã được giải phóng mặt bằng trên một diện tích lớn và vẫn còn một số hộ dân. Những căn hộ dời đi mặt bằng đã được đập để bàn giao mặt bằng sạch.