Chuyên gia: Hủy F1 là đúng đắn để không đi ngược lợi ích người dân

PV - 16/10/2020 20:38 (GMT+7)

(VNF) - PGS.TS Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, cho rằng quyết định hủy chặng đua Công thức 1 tại Việt Nam năm 2020 tại thời điểm hiện nay là sáng suốt và vì lợi ích lâu dài. Hà Nội cần cân nhắc dừng tổ chức chặng đua F1 từ 7-10 năm để tập trung nguồn lực cho những mục tiêu ưu tiên khác.

VNF
PGS.TS Trần Đình Thiên, Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ.

Thay đổi ưu tiên là lựa chọn sống còn

- Hà Nội vừa chính thức hủy chặng đua Công thức 1 tại Việt Nam năm 2020. Dưới con mắt của một chuyên gia kinh tế, ông nghĩ gì về quyết định ấy?

TS Trần Đình Thiên: Theo tôi, không cần bàn cãi về tính đúng đắn của quyết định ấy. Sự lựa chọn của Hà Nội là dũng cảm và sáng suốt. Chúng ta cần đảm bảo an toàn cho xã hội và cho nền kinh tế trước làn sóng Covid-19 lần thứ 2 đang bùng dậy. Và khó ai dám đoán chắc rằng sẽ không có làn sóng thứ 3 tiếp tục bùng nổ trên thế giới. Đặc biệt là khi mùa đông đang đến ở nhiều nơi, trong đó có Việt Nam, tình hình lây lan sẽ ngày càng phức tạp hơn.

Ở góc độ kinh tế, việc hủy chặng đua F1 không chỉ là điều nên làm mà còn là điều phải làm. Bởi trong bối cảnh dịch bệnh thế này, khả năng có một cuộc đua hấp dẫn theo cách truyền thống, thu hút hàng triệu khách du lịch, nhờ đó, có thể thu hồi vốn như dự kiến, chắc chắn là không tưởng. Hủy tổ chức giải đua từ góc nhìn kinh tế chính là để giảm thiểu thiệt hại cho nguồn lực xã hội, nói rộng hơn nữa là cho cả nền kinh tế trong tương lai.

- Thế nhưng, đơn vị tổ chức đã phải đầu tư số tiền lớn để xây dựng đường đua theo tiêu chuẩn, chuẩn bị cơ sở hạ tầng, trang thiết bị. Việc hủy chặng đua có lãng phí không, thưa ông?

Đây không phải là lãng phí, mà là sự hi sinh cần thiết. Ít nhất nó cũng giống như thao tác "cắt lỗ" trong đầu tư chứng khoán. Vấn đề lúc này là lựa chọn mục tiêu mới: chặn xu thế lỗ để giảm tổn thất. Rộng hơn, có thể là dành nguồn lực cho mục tiêu ưu tiên khác, giải quyết vấn đề sống còn đại cục.

Covid-19 đã khiến nền kinh tế toàn cầu trở nên bất thường, bất định và bất ổn, xã hội thì bất an. Điều Việt Nam cần làm lúc này là giảm thiểu tất cả những yếu tố ấy, gây dựng sự ổn định, phục hồi và cả khả năng tóm bắt cơ hội. Một chặng đua F1 với số tiền đầu tư lớn nhưng tương lai ít lạc quan chính là điều bất định - khó đoán được kết quả, mà ta cần tránh.

Tôi không nói F1 là sự kiện tiêu cực. Một sự kiện như F1 chỉ nên xem xét khi có đủ yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa", hội đủ điều kiện về an toàn, hiệu quả quảng bá và hiệu quả kinh tế. Trước đại dịch, một chặng đua F1 có thể phục vụ nhu cầu giải trí, du lịch của nhiều người nhưng hiện tại, dừng lại cũng là một cách phù hợp để "cứu" nền kinh tế.

Ở một góc nhìn rộng hơn, chúng ta chấp nhận hi sinh (lãng phí vốn đầu tư) tại thời điểm này nhưng về lâu dài, quyết định đó chính là tiết kiệm và bảo vệ nguồn lực.

Căn cứ vào khả năng "thoát dịch" và phục hồi tăng trưởng ở cấp độ toàn cầu – mà các dự báo cơ bản hiện nay đều nhất trí là chỉ đạt được mục tiêu đó sau 2-3 năm kể từ bây giờ, theo logic nêu trên, việc hủy chặng đua F1 tại Hà Nội nên kéo dài nhiều năm (7-10 năm) chứ không chỉ "tạm hoãn" năm nay. Bất cứ nguồn lực nào tiết kiệm được lúc này đều là vô cùng quý. Đó có thể là nguồn cứu sinh cho nhiều doanh nghiệp và cho nền kinh tế.

Cần nhìn ở góc độ cao nhất là lợi ích của đất nước

- Việc hủy chặng đua thêm 7-10 năm như ông nói có phải lo xa quá không - bởi khi đại dịch qua đi, nếu có một sự kiện lớn như F1, Việt Nam có thể là điểm đến của rất nhiều khách du lịch quốc tế?

Đại dịch Covid đã thay đổi tất cả, một cách sâu sắc và căn bản. Đời sống kinh tế và xã hội chắc chắn sẽ vận hành theo logic rất khác, đặc biệt là khi đặt trên nền tảng kinh tế số và công nghệ cao. Chúng ta không thể tư duy phát triển, kể cả tư duy về cuộc đua F1 theo con mắt cũ.

Đơn cử như du lịch, sau Covid, nhu cầu, cấu trúc và cách thức sẽ rất khác. Mọi người vẫn sẽ tận hưởng cuộc sống nhưng sự quan tâm ưu tiên sẽ là điểm đến an toàn, cự li gần hơn và chi phí thấp. Du lịch kiểu làn sóng người ồ ạt sẽ lắng xuống, nhường chỗ cho du lịch đẳng cấp cao. Giải đua F1 cũng vậy thôi. Nhu cầu, đối tượng sẽ thay đổi mạnh mẽ. Lúc đó, tôi nghĩ sẽ có một cách kết hợp rất khác giữa đua F1 truyền thống (kinh tế vật thể) với đua trên nền tảng công nghệ số (kinh tế số). Cách tổ chức sẽ thay đổi. Logic kiếm tiền cũng thay đổi.

Việt Nam dừng đua "thật" để suy nghĩ đến một công thức đua mới, gắn với thời đại số - phải chăng đó là cách tiếp cận mới mà chúng ta nên tính tới?

- Đứng từ góc độ lợi ích của người dân thì sao khi mọi người đã chờ đợi để lần đầu tiên được xem một giải đấu F1 ở ngay Việt Nam?

Thực sự thì người dân Việt Nam đã phải chịu thiệt hại quá lớn vì đại dịch. Nếu cứ tổ chức một giải đua tốn kém như F1 thì thậm chí là đi ngược lại với lợi ích và cảm xúc của số đông người dân. F1 cũng chưa phải là một môn thể thao được ưa chuộng tại Việt Nam mà thậm chí còn là vô cùng mới mẻ nên đa phần người dân sẽ thấy không bị ảnh hưởng gì.

Còn thời điểm khó khăn này, Việt Nam cần dành nguồn lực cho những việc quan trọng hơn – cứu sinh lực lượng doanh nghiệp, xây dựng lực lượng doanh nghiệp khởi nghiệp hiện đại để thay máu cho nền kinh tế hậu Covid. Sau dịch phải là "bình thường mới" chứ không thể tồn tại với nhân dạng cũ.

Có thế nền kinh tế mới thay máu và bứt lên cùng thời đại được. Khái niệm trụ vững hiện tại vô cùng quan trọng bởi sau Covid, thế giới sẽ đứng dậy và Việt Nam cũng không thể "nằm bẹp" được. Chúng ta phải có những doanh nghiệp lớn đứng dậy, kéo theo cả nền kinh tế. Ngay lúc này, Nhà nước cần ưu tiên hỗ trợ cả chính sách và ngân sách cho những doanh nghiệp có thể lan tỏa cho nền kinh tế. Như tôi nói, đó là việc sống còn hiện tại.

- Ông có lo, hình ảnh của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung sẽ xấu đi nếu ta toàn hoàn rút khỏi giải F1 trong thời gian dài?

Bây giờ không phải là lúc ta lo lắng với những ý kiến có phần nặng về "sĩ diện" như vậy. Cần phải đứng ở tầm cao để nhìn toàn cục, vì lợi ích phát triển lâu dài của cả nước trong cuộc đua tranh toàn cầu sẽ ngày càng khốc liệt. Hà Nội và Chính phủ cần xem xét và lựa chọn một quyết định cho giải đua F1 với tầm nhìn như vậy.

Hơn nữa, qua giai đoạn dịch vừa qua, Việt Nam đã thậm chí tăng uy tín nhiều bậc, được cộng đồng thế giới đánh giá khi là một trong những quốc gia xử lý tốt nhất dịch bệnh. Tôi tin việc dừng tổ chức chặng đua sẽ được quyết định sẽ nhận được sự đồng thuận của người dân.

Xin cảm ơn ông!

Theo Tổ quốc
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đại gia xăng dầu muốn rót 770 tỷ làm khu đô thị dọc biển Xuân Thành -  Hà Tĩnh

Đại gia xăng dầu muốn rót 770 tỷ làm khu đô thị dọc biển Xuân Thành - Hà Tĩnh

(VNF) - Công ty TNHH TMDV Đầu tư phát triển Toàn Thắng là nhà đầu tư duy nhất nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án Khu đô thị mới Xuân Thành, huyện Nghi Xuân - Giai đoạn 2 có tổng mức hơn 770 tỷ đồng ở Hà Tĩnh.

Nguyên Cục trưởng Điện lực và Năng lượng tái tạo Phương Hoàng Kim bị bắt

Nguyên Cục trưởng Điện lực và Năng lượng tái tạo Phương Hoàng Kim bị bắt

(VNF) - Nguyên Cục trưởng Điện lực và Năng lượng tái tạo Phương Hoàng Kim bị bắt để điều tra tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Bộ Quốc phòng yêu cầu Khánh Hòa cung cấp hồ sơ giao đất Sân bay Nha Trang cho Phúc Sơn

Bộ Quốc phòng yêu cầu Khánh Hòa cung cấp hồ sơ giao đất Sân bay Nha Trang cho Phúc Sơn

(VNF) - UBND tỉnh Khánh Hòa đang phân công các cơ quan, đơn vị cung cấp tài liệu liên quan đến hồ sơ giao đất Sân bay Nha Trang cũ cho Tập đoàn Phúc Sơn theo đề nghị của Bộ Quốc phòng.

Phương Thành Tranconsin: Trúng thầu 'khủng' nhưng chậm đóng BHXH

Phương Thành Tranconsin: Trúng thầu 'khủng' nhưng chậm đóng BHXH

(VNF) - Là "ông lớn" trong ngành giao thông với số vốn điều lệ gần cán mốc 1.500 tỷ đồng, doanh thu đạt gần 2.000 tỷ đồng và sở hữu hệ sinh thái đa ngành, khá bất ngờ khi Phương Thành Tranconsin vừa bị bêu tên vì chậm đóng BHXH.

Đổi cách làm du lịch: Tránh 'số hóa nửa vời'

Đổi cách làm du lịch: Tránh 'số hóa nửa vời'

(VNF) - “Có doanh nghiệp tiên phong ứng dụng mọi quy trình trên nền tảng online nhưng khi đưa khách đến các địa phương thì vẫn phải mua vé tại chỗ”, ông Trương Gia Khánh, Giám đốc điều hành Công ty du lịch VianTravel, lấy ví dụ về thực trạng chuyển đổi số ngành du lịch tại Việt Nam.

'Khoảng 1-2 tháng tới, Aqua City của Novaland sẽ tiếp tục triển khai'

'Khoảng 1-2 tháng tới, Aqua City của Novaland sẽ tiếp tục triển khai'

(VNF) - Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cho biết tỉnh đã cùng các cơ quan quản lý nhà nước tháo gỡ các vướng mắc cho doanh nghiệp, khoảng 1 - 2 tháng nữa dự án Aqua City của Novaland có thể sẽ tiếp tục được triển khai.

'Mở khóa' tăng trưởng, Hàn Quốc hỗ trợ 19 tỷ USD cho ngành chip

'Mở khóa' tăng trưởng, Hàn Quốc hỗ trợ 19 tỷ USD cho ngành chip

(VNF) - Ngày 23/5, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã công bố chương trình hỗ trợ quốc gia trị giá 26 nghìn tỷ won (19 tỷ USD) để thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn của đất nước trong bối cảnh cuộc chạy đua gay gắt diễn ra trên toàn cầu.

Vietnam Airlines khai thác tàu thân rộng trên đường bay đi Singapore

Vietnam Airlines khai thác tàu thân rộng trên đường bay đi Singapore

(VNF) - Nhằm đáp ứng nhu cầu cao điểm hè, từ tháng 6 đến hết tháng 7/2024, Vietnam Airlines sẽ khai thác máy bay thân rộng Boeing 787 cho chặng Hà Nội – Singapore và chiều ngược lại với tần suất 7 chuyến/tuần, nhằm mục tiêu tăng hơn 50% lượng hành khách vận chuyển trên mỗi chuyến bay.

Rào cản ESG: Lộ trình chuyển đổi và giải pháp kỹ thuật cho các doanh nghiệp

Rào cản ESG: Lộ trình chuyển đổi và giải pháp kỹ thuật cho các doanh nghiệp

(VNF) - Sáng 15/5/2024, tại sự kiện chuyên đề “Triển vọng thị trường xuất nhập khẩu” do VietinBank tổ chức tại TP. HCM, gần 200 lãnh đạo các doanh nghiệp (DN) đang hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu (XNK) trên toàn quốc đã tham gia để lắng nghe các chia sẻ về Rào cản ESG của các thị trường lớn đối với sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, lộ trình chuyển đổi và giải pháp kỹ thuật cho các DN nhằm đáp ứng các quy định này.

‘Nếu không đẩy nhanh cải cách, nhà đầu tư có thể tìm đến nước khác’

‘Nếu không đẩy nhanh cải cách, nhà đầu tư có thể tìm đến nước khác’

(VNF) - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng đinh nếu chúng ta không đẩy nhanh các cải cách, thì đầu tư hoàn toàn có thể sẽ tìm đến nước khác để đầu tư