Đột nhập Làng Đại học Đà Nẵng quy hoạch 'treo' suốt 27 năm
(VNF) - Dự án ở địa phần Đà Nẵng đến nay đã được giải phóng mặt bằng trên một diện tích lớn và vẫn còn một số hộ dân. Những căn hộ dời đi mặt bằng đã được đập để bàn giao mặt bằng sạch.
Hiện nay, mặc dù đại dịch Covid-19 đã cơ bản được khổng chế tại Việt Nam, nhưng hệ quả để lại của "cơn lũ quét" này vẫn còn rất nặng nề đối với cả nền kinh tế.
Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, để giúp hồi phục và thúc đẩy tăng tưởng nền kinh tế, phải kể đến 3 yếu tố quan trọng nhất bao gồm đầu tư công, tiêu dùng và xuất khẩu - hay còn được biết đến với tên gọi "cỗ xe tam mã". Trong đó, đầu tư công chính là yếu tố chủ chốt với nhiều ưu điểm, khi hai yếu tố còn lại được đánh giá là khó có cơ hội phục hồi sớm.
Đối với đầu tư công, tiền bơm ra sẽ được nền kinh tế hấp thụ tốt, trái ngược với hiệu suất của tiền đổ vào nền kinh tế từ tín dụng. Từ đó, tạo ra cơ sở hạ tầng chất lượng, nâng cao đời sống người dân.
Không chỉ vậy, đầu tư công còn là giải pháp cứu nguy quan trọng, do "từ công trình mới giải quyết được tiền lương, vật liệu và việc làm cho hàng triệu người", như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh tại phiên họp sáng 16/7.
Vì vậy, Chính phủ đã quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trên toàn "mặt trận", từ địa phương tới bộ, ngành, đặc biệt, Thủ tướng còn đề nghị quy trách nhiệm đối với người đứng đầu, cán bộ có liên quan tới việc chậm trễ giải ngấn vốn, nhằm chấm dứt chuyện "có tiền mà không tiêu được".
Thế nhưng, cũng có ý kiến cho rằng, việc giải ngân dàn trải, ồ ạt và thiếu kiểm soát có thể dẫn tới những hệ luỵ khôn lường, tiềm ẩn nguy cơ gây lãng phí, thất thoát nguồn ngân sách quốc gia, tài nguyên.
Trao đổi với VietnamFinance, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng cho rằng, trong công tác giải ngân vốn đầu tư công, yếu tố quan trọng nhất chính là hiệu quả, chứ không phải giải ngân vốn "càng nhiều càng tốt".
"Chúng ta đã có nhiều bài học đắt giá về việc đầu tư công kém hiệu quả... Chúng ta cố giải ngân, nhưng chỉ giai đoạn ban đầu, sau đó lại ngưng, ách tắc do thiếu sự chuẩn bị từ đầu đến cuối, thiếu sự liên tục", bà Chi Lan nêu quan điểm cá nhân.
"Tôi sợ việc thúc đẩy đầu tư công ồ ạt, "vẽ" thêm dự án trong khi chưa sẵn sàng thực hiện. Chưa có đủ điều kiện làm một cách hiệu quả, xuyên suốt, rồi lại bỏ dở, gây thất thoát nguồn lực và không phát huy được tác dụng", bà Chi Lan nói.
Thậm chí, có những dự án mới còn "chồng" dự án cũ, chính quyền sở tại phải thay đổi quy hoạch nhằm bổ sung vào quy hoạch đã có với kì vọng là dự án đó sẽ giúp tăng trưởng và thúc đẩy hình ảnh đất nước hồi phục kinh tế nhanh chóng.
"Quy hoạch phải mang tính chất dài hạn, thể hiện tầm nhìn xa của Nhà nước, chính quyền địa phương, hoặc của bộ ngành liên quan đối với sự phát triển của toàn bộ vùng hoặc ngành đó, xa hơn là của cả đất nước. Chứ không phải cứ thêm dự án là lại có thể thay đổi quy hoạch được", bà Chi Lan nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, PGS.TS Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng thuộc Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) nhận định, thúc đẩy đầu tư công chỉ nên tập trung vào các dự án trọng điểm, những dự án đã có vốn sẵn, chứ không phải việc "vẽ" thêm các dự án mới.
"Thúc đẩy đầu tư công không nên là việc tăng chi tiêu công một cách dàn trải, thiếu kiểm soát. Chúng ta chỉ nên đẩy nhanh các dự án, đặc biệt là các dự án trọng điểm quốc gia, đã được phê duyệt và bố trí sẵn vốn thực hiện", ông Thế Anh lưu ý.
(VNF) - Dự án ở địa phần Đà Nẵng đến nay đã được giải phóng mặt bằng trên một diện tích lớn và vẫn còn một số hộ dân. Những căn hộ dời đi mặt bằng đã được đập để bàn giao mặt bằng sạch.