Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và Cạnh tranh, có 4 yếu tố then chốt ảnh hưởng tới câu chuyện phục hồi và tăng trưởng kinh tế năm 2022.
Đầu tiên là dịch bệnh Covid-19. Hiện chưa có dự báo nào về việc dịch bệnh sẽ đi tới đâu, sẽ mong chờ vào vắc xin hay sự "đột biến hỏng" của Covid-19 tại Nhật Bản.
Hai là theo các dự báo, tăng trưởng 2 năm tới của thế giới có thể chậm lại và không đồng đều giữa các quốc gia, dù cho đà phục hồi là khá rõ ràng.
Ba là các gói hỗ trợ chưa có tiền lệ về quy mô, cách thức, đối tượng… Và bốn là xu thế của thế giới đang đi theo hướng phục hồi xanh, phục hồi số, chuyển đổi số.
Còn theo ông Đặng Xuân Quang, lãnh đạo Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, các ngành và doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2022 sẽ bị tác động bởi 4 yếu tố trong nước và 3 yếu tố quốc tế.
4 yếu tố trong nước gồm: nguy cơ lạm phát trong nước từ áp lực lạm phát trên thế giới; chi phí nguyên vật liệu và năng lượng, logistics duy trì ở mức cao, làm tăng chi phí đầu vào; các gói kích thích kinh tế và việc nới lỏng tín dụng để hỗ trợ cho doanh nghiệp; lĩnh vực dịch vụ và doanh nghiệp nhỏ tiếp tục bị ảnh hưởng, chậm phục hồi.
3 yếu tố quốc tế gồm: sự phục hồi kinh tế không đồng đều giữa các quốc gia có thể gây ảnh đến chuỗi cung ứng; áp lực nhập khẩu, lạm phát gia tăng, giá cả hàng hóa thế giới tiếp tục xu hướng biến động như giá lương thực thực phẩm, nguyên liệu, sắt thép, năng lượng cũng là yếu tố tác động đến ngành và doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2022.
Trước những yếu tố nêu trên, ông Đặng Xuân Quang cho rằng có 5 nhóm ngành sẽ dẫn đường cho kinh tế Việt Nam năm 2022.
Đầu tiên là nhóm ngành được kích thích bởi đầu tư công. Theo ông, nhóm ngành này đóng vai trò trọng tâm, đồng thời là “vốn mồi” kích thích đầu tư tư nhân phát triển.
“Đầu tư công được dự kiến sẽ tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới sáng tạo, phát triển kỹ thuật số. Nhu cầu về vật liệu xây dựng cơ bản, nhóm ngành vật liệu xây dựng sẽ có xu hướng phát triển trong năm 2022”, ông Quang nói và cho biết thêm giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2021 mới đạt 47% so với kế hoạch, nên dư địa còn rất lớn trong 2022.
Thứ hai là nhóm có tỷ trọng xuất khẩu lớn như điện tử, dệt may, thủy sản, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, cao su, sắt thép…. Nguyên do là sự phục hồi nhu cầu trên thế giới, đặc biệt do sự giảm cung từ Trung Quốc.
Nhóm ngành thứ ba là nhóm được kích thích do phục hồi nhu cầu tiêu thụ trong nước như: thực phẩm và đồ uống, bán lẻ và hàng không.
Nhóm ngành thứ tư là thương mại điện tử và logistics bởi thói quan tiêu dùng, mua sắm trực tuyến của người dân trong bối cảnh đại dịch đã thay đổi mạnh mẽ, tạo lực đẩy giúp thương mại điện tử bùng nổ trong năm 2022. Ngoài ra, nhóm ngành này cũng được hưởng lời từ sự tăng trưởng thương mại quốc tế của Việt Nam do tác động tích cực của các FTA đã ký kết.
Nhóm ngành cuối cùng là công nghệ thông tin, nhất là mảng phần mềm doanh nghiệp, thiết bị và dịch vụ.
“Tiềm năng lớn của kênh ngân hàng số mở ra xu hướng đầu tư công nghệ và chuyển đổi số trong khối ngân hàng, vốn đang tăng cả về tốc độ lẫn quy mô", ông Đặng Xuân Quang cho biết.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.