Con theo trường quốc tế, mẹ chi 9 tỷ đồng và chuyện 'nhà giàu cũng khóc'

Lê Huyền-Thuý Nga - 05/04/2024 11:40 (GMT+7)

Hình thức vay vốn thông qua “gói đầu tư giáo dục” – trả học phí trước nhiều năm hấp dẫn nhiều phụ huynh. Bên cạnh nhiều gia đình có con được học môi trường quốc tế ổn định, cũng không ít người “khóc ròng” vì không thể đòi được số tiền đã 'xuống tay'.

Cha mẹ mất tiền, việc học của con 'đứt gánh giữa đường'

Đầu năm 2017, chị Mai (huyện Nhà Bè) có con học lớp 8 tại trường Quốc tế Mỹ cho trường vay hơn 3 tỷ đồng, không tính lãi suất trong thời gian nhà trường đào tạo học sinh. Ngược lại, con của chị Mai sẽ học đến hết lớp 12 với mức phí là 0 đồng. Hai bên làm hợp đồng vay vốn, có công chứng viên. 

Chị Mai và trường Quốc tế Mỹ cũng ký phụ lục hợp đồng về việc điều chỉnh số tiền của chị cho nhà trường vay từ tiền Việt Nam sang số tiền tương đương là hơn 140.000 USD.

Tháng 6/2022, con gái chị Mai hoàn thành lớp 12. Cuối tháng đó, nhà trường gửi email cho phụ huynh đề xuất thời gian hoàn trả số tiền. Cụ thể, chậm nhất đến đầu tháng 7, nhà trường sẽ hoàn trả số tiền 50.000 USD; chậm nhất đến cuối tháng 9 sẽ hoàn trả 45.000 USD và chậm nhất đến cuối tháng 10 hoàn trả khoảng 45.000 USD còn lại.

Dù đưa ra kế hoạch hoàn trả tiền cho chị Mai trong 3 lần, nhưng trên thực tế trường Quốc tế Mỹ mới trả cho chị được một một phần nhỏ số tiền. Sau đó, chị Mai gửi email yêu cầu hoàn trả số tiền còn lại. Trường Quốc tế Mỹ đã nhiều lần trì hoãn và gửi mail đề nghị cho kéo dài thời gian hoàn trả.

“Hiện tại hoàn cảnh kinh tế của gia đình tôi gặp rất nhiều khó khăn. Bản thân tôi cũng nhiều lần thể hiện thiện chí và hợp tác với nhà trường để tìm cách giải quyết tốt nhất cho cả hai bên. Tuy nhiên, kết quả là chúng tôi vẫn không nhận được sự hợp tác và thiện chí hoàn trả của nhà trường”, chị Mai nói.

Theo chị Mai, việc trường Quốc tế Mỹ trì hoãn kéo dài, không có thiện chí trả khoản nợ theo cam kết đã ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý, tài chính của gia đình và tới việc học đại học của con. Từ khi con chị học hết lớp 12 (từ tháng 6/2022) đến nay đã hơn 2 năm, nhà trường vẫn không thực hiện đúng nghĩa vụ. 

Cuối tháng 3 vừa qua học sinh trường Quốc tế Mỹ đến lớp nhưng ngồi ở căng tin vì
không có giáo viên giảng dạy do họ chưa được trả lương (Ảnh: PHCC)

Tháng 5/2023, chị Mai đã làm đơn kiện trường Quốc tế Mỹ lên toà án nhân dân huyện Nhà Bè. Đơn kiện yêu cầu trường trả số tiền còn lại, đồng thời trả cho chị Mai tiền lãi phát sinh từ tháng 7/2022 đến nay, theo lãi suất của ngân hàng. Từ đó đến nay, chị Mai vẫn chưa đòi thêm được đồng nào vì trường Quốc tế Mỹ đã rơi vào tình trạng hết tiền.

Giống như chị Mai, tháng 1/2021, chị Hải (quận 7) và trường Quốc tế Mỹ ký hợp đồng cho trường Quốc tế Mỹ vay 360.000 USD (tương đương 9 tỷ đồng) không tính lãi suất. Đổi lại hai con chị Hải (hiện 1 bé đang học lớp 3, 1 bé học lớp 4) sẽ học tại trường Quốc tế Mỹ đến hết lớp 12 với học phí 0 đồng. 

Khi hai con hết chương trình đào tạo, trường Quốc tế Mỹ có trách nhiệm hoàn lại số tiền này cho chị Hải. Thế nhưng số tiền vẫn chỉ nằm trên giấy tờ. Việc âm ỉ cho đến cuối tháng 3 năm nay khi hơn 1.200 học sinh trường Quốc tế Mỹ - trong đó có 2 con chị Hải phải nghỉ học vì trường cạn tiền, không thể trả lương, bảo hiểm cho giáo viên khiến họ nghỉ dạy.

“Ngay lúc này tôi lo lắng vì nếu cứ đóng tiền cứ sẽ phải đóng nữa và đóng mãi. Nếu phụ huynh không đóng, chắc chắn nhà trường sẽ không tồn tại. Tôi lo lắng rằng khi hết năm học này (tháng 6/2024) vào năm học mới sẽ như thế nào. Con tôi hiện mới chỉ học lớp 3 và 4, có nghĩa thời gian học còn dài, trong khi đó, tôi đã làm tròn trách nhiệm tài chính về học tập cho con bằng cách cho trường vay 360.000 USD với lãi suất 0 đồng”, chị Hải nói. 

Theo chị Hải vì con đã theo học chương trình IB, hiện cũng không thể chuyển con sang trường công lập vì chương trình không khớp, trong khi đấy chuyển sang trường khác, tài chính là gánh nặng. “Mấy hôm nay tôi mất ăn mất ngủ, mệt mỏi vì con bị thất học. Tôi thật sự tuyệt vọng nên phải viết đơn kêu cứu”, chị Hải cho hay.

Phụ huynh trường Quốc tế Mỹ đến cổng trường đòi nợ tháng 9/2023 (Ảnh: PHCC)

'Con tôi học hết 5 năm tiểu học với mức học phí 0 đồng'

Tuy nhiên, cũng có nhiều phụ huynh cho rằng với dạng hợp đồng này, nếu trường thực hiện đúng như cam kết, cả nhà trường và phụ huynh sẽ đều có lợi.

Cuối năm 2023, chị Mai Hương (Cầu Giấy) cho con gái chuẩn bị vào lớp 1 đi tham gia trải nghiệm một trường quốc tế ở Hà Nội. Tại đây, chị được nhà trường tư vấn về chương trình, thông báo học phí và đưa ra các khoản đóng góp cụ thể. 

Bên cạnh đó, nhà trường cũng thông tin về việc “kêu gọi góp vốn” từ phía phụ huynh. Nếu tham gia ký kết, phụ huynh sẽ phải đóng trước khoản học phí 790 triệu đồng cho 5 năm tiểu học. Bù lại, hàng năm phụ huynh sẽ nhận về lãi suất và được hoàn trả 100% học phí sau khi con tốt nghiệp.

“Như vậy, nếu tham gia ký kết hợp đồng này, phụ huynh chỉ cần nộp tiền ăn, học liệu, phí di chuyển cùng các khoản phí khác. Lãi suất trường trả sau mỗi năm cũng có thể bù một phần vào khoản này; con cũng học hết 5 năm tiểu học với mức học phí bằng 0”.

Phụ huynh này cho rằng, việc đóng trước vài năm cũng có nhiều lợi thế khác như mang tính ổn định đường dài về học phí. “Nếu áp mức tăng thường niên sẽ làm học phí đóng lẻ từng năm cao hơn. Ngoài việc được hưởng ưu đãi, phụ huynh cũng không bị ảnh hưởng bởi chính sách tăng học phí theo năm so với đóng lẻ”, phụ huynh này nói.

Vay tiền từ phụ huynh là hình thức giúp nhiều trường tư thục huy động vốn. Về hình thức này, luật sư Hà Huy Phong, Giám đốc Công ty Luật Inteco, cho biết, các cơ sở giáo dục tư thục mang bản chất kinh doanh, hoạt động như một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giáo dục.

Trong khi nhà trường có lợi thế rất lớn của cơ sở giáo dục là sự uy tín, tín nhiệm và có thể huy động vốn từ phụ huynh mà không cần tới tài sản thế chấp. Do đó, việc nhà trường thu học phí từ phụ huynh cho nhiều kỳ là một hình thức huy động vốn, nhưng không vi phạm pháp luật vì dựa trên sự thống nhất, tự nguyện thỏa thuận. 

Tuy nhiên theo luật sư Phong, trước khi “xuống tiền”, phụ huynh cũng cần xem xét kỹ các thông tin nhà trường và phụ huynh đã ký kết trong hợp đồng. “Điểm quan trọng là cần xem xét tới mục đích sử dụng vốn ghi trong hợp đồng.

Nếu nhà trường không sử dụng vốn đúng mục đích đã cam kết, dẫn tới việc mất vốn, không có khả năng hoàn trả phụ huynh, có thể coi đó là hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và bị xem xét trách nhiệm hình sự”, ông Phong nói.

*Tên phụ huynh trong bài viết đã được thay đổi.

Theo Vietnamnet
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Bộ Tài chính đề xuất không mua bán vàng bằng tiền mặt

Bộ Tài chính đề xuất không mua bán vàng bằng tiền mặt

(VNF) - Lãnh đạo Bộ Tài chính kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cùng nghiên cứu quy định thanh toán qua tài khoản với giao dịch mua bán vàng, không dùng tiền mặt.

Doanh số Kia Sonet tháng 5 ‘thất thế’ trước Toyota Raize

Doanh số Kia Sonet tháng 5 ‘thất thế’ trước Toyota Raize

(VNF) - Trong tháng 5/2024, lượng xe bán ra thị trường của Toyota Raize cao hơn đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Kia Sonet trong cuộc đua doanh số.

VN-Index tái cân bằng sau quãng sụt bất ngờ?

VN-Index tái cân bằng sau quãng sụt bất ngờ?

(VNF) - Việc quan sát phản ứng của chỉ số VN-Index nói riêng và của thị trường chứng khoán nói chung trong các phiên sau quãng sụt giảm là hết sức quan trọng.

Có tiền không mua được vàng: Ngân hàng báo 'hết lượt', DN kêu 'hết hàng'

Có tiền không mua được vàng: Ngân hàng báo 'hết lượt', DN kêu 'hết hàng'

(VNF) - Đến ngày 18/6, tất cả các ngân hàng bán vàng bình ổn đều đã chuyển sang hình thức bán trực tuyến. Mặc dù quy trình, thủ tục nhanh gọn nhưng nhiều người vẫn không thể mua được vàng.

Khởi động Giải chạy GreenUP Marathon - Long An Half Marathon 2024

Khởi động Giải chạy GreenUP Marathon - Long An Half Marathon 2024

(VNF) - Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (HoSE: CTD) cùng Báo Tuổi Trẻ, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An và đơn vị phối hợp - Công ty Cổ phần Đồng Tâm tổ chức Họp báo công bố khởi động Giải chạy GreenUP Marathon - Long An Half Marathon 2024 mùa 3 với thông điệp “Vạch đích là nơi bắt đầu”.

Sóng nhiệt bao trùm, 'nền kinh tế chống nắng' nở rộ tại Trung Quốc

Sóng nhiệt bao trùm, 'nền kinh tế chống nắng' nở rộ tại Trung Quốc

(VNF) - Chịu ảnh hưởng của nhiệt độ cao và nắng nóng thiêu đốt, "nền kinh tế chống nắng" ngày càng được ưa chuộng ở Trung Quốc, với những sản phẩm chống nắng cần thiết như quần áo chống nắng đã trở thành những mặt hàng được săn đón.

Đọc gì trên Tạp chí Đầu tư Tài chính số tháng 6/2024?

Đọc gì trên Tạp chí Đầu tư Tài chính số tháng 6/2024?

(VNF) - Tạp chí Đầu tư Tài chính số tháng 6/2024 đã chính thức phát hành. Với 200 trang nội dung, phản ánh toàn diện những vấn đề kinh tế nổi bật trong và ngoài nước, Tạp chí Đầu tư Tài chính số tháng 6/2024 là ấn phẩm thông tin hữu ích cho các doanh nhân, nhà đầu tư, cộng đồng kinh doanh, các chuyên gia, nhà quản lý.

Ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước được gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt

Ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước được gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt

(VNF) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 65/2024 về việc gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

Mỹ đối mặt tình trạng thiếu thuốc tồi tệ nhất trong một thập kỷ

Mỹ đối mặt tình trạng thiếu thuốc tồi tệ nhất trong một thập kỷ

(VNF) - Theo một báo cáo mới, nước Mỹ đã phải hứng chịu cuộc khủng hoảng thiếu thuốc tồi tệ nhất trong một thập kỷ vào năm ngoái, với 125 loại thuốc hiệu quả được FDA giám sát bị thiếu hụt vào cuối năm 2023.

Nợ thuế quá hạn, hàng loạt chủ DN ở Hải Dương bị hoãn xuất cảnh

Nợ thuế quá hạn, hàng loạt chủ DN ở Hải Dương bị hoãn xuất cảnh

(VNF) - Danh sách 10 đại diện pháp luật doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương bị hoãn xuất cảnh do nợ thuế vừa được Cục Thuế tỉnh công khai.

Toàn cảnh Tổ hợp Legacy Hill Hòa Bình sau 15 năm được giao đất

Toàn cảnh Tổ hợp Legacy Hill Hòa Bình sau 15 năm được giao đất

(VNF) - Legacy Hill Hòa Bình là tổ hợp nhà ở sinh thái nghỉ dưỡng, điều dưỡng và vui chơi giải trí nằm trên địa bàn ba xã Tân Vinh, Nhuận Trạch, Cư Yên, thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.