Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo các báo cáo thống kê, với tổng thu du lịch ước đạt gần 500.000 tỷ đồng, Việt Nam đón 3,66 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2022, gấp 23,3 lần so với năm 2021. Tuy nhiên vẫn giảm 79,7% so với năm 2019 trước đại dịch.
Nghiên cứu về thị trường khách du lịch nội địa 2016-2022 do Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam cho thấy, dù năm vừa qua thị trường khách du lịch trong nước đã phục hồi ngoạn mục, góp phần bù đắp cho những thiệt hại từ du lịch quốc tế, nhưng chi tiêu nội địa và thời gian lưu trú bình quân của du khách còn thấp.
Quảng bá du lịch Việt Nam đã tăng cường xuất hiện dày đặc trên nhiều kênh truyền thông có tiếng, cùng các giải thưởng du lịch quốc tế năm 2022 có thể mang lại sự thay đổi khích lệ cho năm 2023. Các dự đoán lạc quan cho rằng, sẽ 10 triệu lượt khách quốc tế sẽ đến Việt Nam, hầu hết đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ và một số quốc gia thuộc Liên minh châu Âu. Đồng thời, tác động từ nới lỏng các hạn chế đi lại do COVID-19 trên toàn cầu cũng đang giúp thúc đẩy sự tăng trưởng này.
Những nỗ lực của Chính phủ trong việc quảng bá Việt Nam như một điểm đến “xanh” hay bền vững đã mang lại một số kết quả hiện hữu cho ngành du lịch, chẳng hạn như các dự án du lịch sinh thái ở Phú Yên và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Tuy vẫn còn nhiều việc phải làm để đạt thứ hạng cao nhưng một số chỉ số cho thấy, có nhiều cải thiện trong lĩnh vực du lịch của Việt Nam. Năm 2021, Việt Nam đứng thứ 52 trong chỉ số Năng lực phát triển du lịch Việt Nam (TTDI), tăng tám bậc so với năm 2019. Năm ngoái, Việt Nam đứng thứ 23 trong chỉ số Rủi ro lợi nhuận châu Á-Thái Bình Dương theo Fitch Solutions.
Với những ghi nhận tích cực đó, Việt Nam sẽ ngày càng thu hút những du khách tìm kiếm các điểm đến bền vững và sẽ cung cấp các sản phẩm du lịch tích hợp, bao gồm các điểm đến truyền thống có nắng, biển và cát như Phú Quốc, các điểm đến di sản văn hóa như Hội An và các trung tâm đô thị thú vị như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các thị trường du lịch lân cận như Thái Lan, Singapore, Indonesia và Malaysia, những thị trường đã nhanh chóng dỡ bỏ các hạn chế về Covid-19 và đã được hưởng lợi từ các thủ tục nhập cảnh và thị thực ít nghiêm ngặt hơn.
Để tạo “đột phá” phát triển ngành du lịch trong nước, Việt Nam cần có cách tiếp cận mới trong xử lý các vấn đề cụ thể, phù hợp điều kiện Việt Nam và tình hình thế giới hiện nay. Cụ thể là:
Thứ nhất, cần ưu tiên giải quyết vấn đề visa du lịch. Tăng số lượng các quốc gia cấp thị thực khi đến, tăng thời hạn thị thực du lịch từ 15 lên 30 hoặc thậm chí 60 ngày sẽ giúp gia tăng lượng khách quốc tế, nhờ đó mà tăng doanh thu từ du lịch. Ví dụ như tại Thái Lan, ngay khi tình hình dịch bệnh toàn cầu được kiểm soát tốt hơn, ngành dịch vụ du lịch rục rịch trở lại, các công ty lữ hành Thái Lan đã hối thúc chính phủ miễn lệ phí thị thực để hút khách quốc tế, đồng thời gia hạn thị thực du lịch tối đa đến 45 ngày để khuyến khích du khách lưu trú lâu hơn. Nhờ đó, xứ sở “chùa Vàng” đã xuất sắc đón tới 11,8 triệu khách quốc tế (vượt xa kế hoạch 8 triệu khách) sau chưa đầy 1 năm chính thức mở cửa và tiếp tục đặt mục tiêu tới 25 triệu khách quốc tế trong 2023.
Thứ hai, tăng tính bền vững của các sản phẩm du lịch Việt Nam bằng cách hình thành quan hệ đối tác công-tư chú trọng giải quyết nhu cầu của khách du lịch quốc tế. Những nhu cầu này gồm việc đem đến dịch vụ du lịch có chất lượng đồng nhất bởi lực lượng nhân lực được đào tạo và có trình độ phù hợp, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ bền vững về mặt sinh thái, đồng thời đưa ra các sản phẩm du lịch kết hợp nhiều điểm tham quan như bãi biển, điểm văn hóa và trung tâm thành phố.
Mục tiêu là, đến năm 2030, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 47-50 triệu lượt, ngành du lịch sẽ đóng góp khoảng 14-15% GDP và nâng tỉ trọng khu vực dịch vụ trong GDP lên trên 50%.
Trước mắt, năm 2023 sẽ là một năm rất thú vị nhưng cũng đầy thử thách. Hầu hết các nền kinh tế trên toàn cầu sẽ phải vật lộn với suy giảm tăng trưởng kinh tế giáp ranh với suy thoái. Việt Nam sẽ không phải là ngoại lệ vì chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào thương mại quốc tế. Tuy nhiên, 2023 cũng là một năm của những cơ hội tuyệt vời để đặt nền tảng cho tương lai, tăng trưởng bền vững trở nên minh bạch hơn, ít tham nhũng hơn và “xanh” hơn.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.