Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói:
"Mặc dù Việt Nam đã kiểm soát và ứng phó hiệu quả nhưng đến nay dịch COVID-19 vẫn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường.
Vì vậy, để chủ động ứng phó trước bối cảnh dịch bệnh, Bộ Công Thương đã khai thác hiệu quả thị trường trong nước với gần 100 triệu dân, thích ứng với trạng thái “bình thường mới” nhằm phát triển kinh tế đất nước.
Cùng với đó, Bộ Công Thương đã tích cực phát động các chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa, mở rộng thị trường trong nước; hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và triển khai Chương trình khuyến mại tập trung quốc gia áp dụng trên toàn quốc.
Sau gần 1 năm thực hiện các chương trình, với sự hưởng ứng của các địa phương, các hiệp hội ngành hàng/ngành nghề, doanh nghiệp, nhất là từ hàng chục triệu người tiêu dùng Việt Nam đã tạo đòn bẩy kích cầu tiêu dùng hiệu quả, thúc đẩy tăng trưởng tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên cả nước.
Đây là kết quả tích cực, giúp các doanh nghiệp từng bước khôi phục, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần phục hồi phát triển kinh tế của đất nước.
Nhìn ra các quốc gia khác trong khu vực và thế giới, Việt Nam đã trở thành điểm sáng trong việc linh hoạt thích ứng và nhanh chóng khôi phục kinh tế trong bối cảnh COVID-19".
- Bộ trưởng cho biết ngành công thương đã thực hiện ý tưởng của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc như thế nào khi đưa hàng nông thôn ra thành phố?
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Thời gian qua, ngành công thương đã và vẫn luôn nỗ lực, tích cực triển khai nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về việc đưa hàng nông thôn ra thành phố, thông qua lồng ghép về phát triển hạ tầng thương mại, tạo cơ sở cho hàng hóa từ nông thôn lưu thông dễ dàng, tiếp cận với các hệ thống phân phối khắp cả nước.
Mặt khác, Bộ Công Thương cũng triển khai một số Nghị định về phát triển và quản lý chợ nhằm duy trì và cạnh tranh cùng các kênh phân phối hiện đại với lưu lượng hàng hóa qua chợ từ 35-40% (qua hệ thống phân phối hiện đại trung bình từ 22-25%) và vẫn giữ được vị trí, vai trò quan trọng, đặc biệt ở khu vực nông thôn.
Nếu năm 2010, cả nước có khoảng 8.500 chợ, hơn 500 siêu thị và gần 100 trung tâm thương mại thì đến năm 2019 con số này đã lên tới 1.085 siêu thị, 240 trung tâm thương mại, số chợ vẫn giữ ổn định và hàng nghìn cửa hàng tiện lợi và chuyên doanh hiện đại hoạt động theo mô hình chuỗi đang phát triển khá nhanh ở các thành phố lớn.
Nhờ cơ sở hạ tầng thương mại phát triển, hàng hóa từ nông thôn được lưu chuyển về thành phố nhanh chóng, giảm thiểu các khâu trung gian phân phối đáng kể.
Đặc biệt, đi kèm với đó là rất nhiều chính sách và giải pháp nhằm tạo điều kiện lưu thông phân phối hàng nông sản và khuyến khích hỗ trợ các chủ thể tham gia kênh tiêu thụ nông sản.
Trên cơ sở mục tiêu, định hướng đặt ra, các nhiệm vụ, dự án của Đề án “Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản” mà Bộ Công Thương đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm tạo điều kiện thuận lợi phát triển kênh tiêu thụ nông sản của người nông dân.
Với các giải pháp tổng thể và đồng bộ, khi Đề án được phê duyệt sẽ góp phẩn đẩy mạnh việc tiêu thụ nông sản từ thị trường nông thôn gắn với thị trường 100 triệu dân có ứng dụng truy xuất nguồn gốc nông sản và các phương thức tiêu thụ đa kênh. Từ đó giảm thiểu rủi ro cho người sản xuất nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.
Nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tại các địa phương nhất là các địa phương có các sản phẩm đặc sản, thực phẩm an toàn, sản xuất nông sản lớn tiếp cận thị trường tiêu thụ, kết nối bền vững với các doanh nghiệp phân phối, Bộ Công Thương đã phối hợp với các địa phương, đơn vị tổ chức các hoạt động kết nối cung cầu, hợp tác thương mại thông qua hội nghị kết nối cung cầu được tổ chức tại một số địa phương.
Qua đó, nhiều kết quả khả quan đã được ghi nhận, thu hút hàng nghìn đại biểu đến từ các tỉnh, thành trong cả nước và đã có nhiều biên bản thoả thuận, biên bản ghi nhớ hợp tác kết nối cung cấp sản phẩm, hợp tác giao thương được ký kết giữa các nhà sản xuất, nông dân và doanh nghiệp phân phối.
Cũng nhờ việc kết nối cung cầu này, hàng hoá được lưu thông thuận lợi, thúc đẩy sản xuất phát triển. Người tiêu dùng được sử dụng hàng có chất lượng, giá cả hợp lý.
Đặc biệt, Bộ Công Thương đã phối hợp và hỗ trợ các địa phương trong xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản như với quả vải của tỉnh Bắc Giang, quả xoài của tỉnh An Giang, quả thanh long của tỉnh Bình Thuận...
Đáng lưu ý, nhiều địa phương đã chủ động vận dụng và xây dựng Đề án đẩy mạnh chuỗi cung ứng nông sản, hoạt động kết nối cung cầu hàng hóa như Sơn La, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Dương, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, An Giang, Phú Yên, Khánh Hòa, Đắk Nông...
Trong khuôn khổ thực hiện Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và Đề án phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, hàng năm Bộ Công Thương đã lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, quảng bá cho nông sản Việt Nam. Bộ cũng tổ chức các hoạt động kết nối cung cầu, thiết lập điểm bán hàng Việt Nam cố định, nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động tiêu thụ nông sản, hỗ trợ gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ hàng hóa trong nước.
Bên cạnh đó, Bộ cũng đã và đang phối hợp với các nhà phân phối, doanh nghiệp triển khai nhiều chương trình nhằm hỗ trợ phát triển thương mại tại vùng dân tộc thiểu số như “Chương trình Sinh kế cộng đồng của Big C” tại Sơn Hà (Quảng Ngãi), Vân Hồ (Sơn La), Bình Định, A Lưới (Thừa Thiên Huế), Sa Pa và Mường Khương (Lào Cai), Bắc Kạn.
Nhờ vậy, hơn 400 tấn hàng hóa nông sản đã được tiêu thụ, tạo sinh kế bền vững cho trên 500 hộ phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số, cùng với đó là các chương trình hỗ trợ, hợp tác, hình thành liên kết chuỗi giá trị tiêu thụ sản phẩm giữa hệ thống siêu thị của Saigon Co.op với các hợp tác xã trong cả nước.
- Trước bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, Bộ Công Thương sẽ có thêm giải pháp gì để hỗ trợ doanh nghiệp trong năm tới, thưa Bộ trưởng?
Trước mắt, Bộ Công Thương vẫn tiếp tục thực hiện những giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trong nước để vượt qua khó khăn, tiếp tục duy trì thị trường và ổn định hoạt động kinh doanh, phục hồi và dần đạt được mức tăng trưởng cao.
Trong dài hạn, các giải pháp và nhiệm vụ trọng tâm cần tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhất là nắm bắt, tận dụng cơ hội mới của thương mại điện tử để khai thác hiệu quả thị trường trong nước được dự báo đến năm 2030.
Bộ Công Thương phối hợp với Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ tiếp cận vốn vay với lãi suất ưu đãi, khuyến khích đầu tư hoạt động thương mại điện tử, thương mại đa kênh bán hàng Việt Nam đối với doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ kinh doanh, tiểu thương trong các chợ.
Ngoài ra, Bộ Công Thương sẽ triển khai các chương trình kích cầu tiêu dùng trong nước, hỗ trợ các doanh nghiệp phân phối các mặt hàng thiết yếu; hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư phát triển các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại.
Bộ cũng sớm chuẩn bị phương án thực hiện các hoạt động kết nối cung cầu để hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ ngay khi các mặt hàng nông sản vào vụ thu hoạch; đưa các sản phẩm nông, thủy sản bảo đảm an toàn thực phẩm vào hệ thống phân phối của nước ngoài tại Việt Nam.
Đặc biệt, Bộ Công Thương còn hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng, nắm bắt cơ hội từ thương mại điện tử; triển khai các chương trình tiêu thụ hàng hoá tại thị trường nội địa và phát động phong trào tiêu dùng hàng hoá, nông sản Việt qua thương mại điện tử trên “Gian hàng Việt”.
Bên cạnh đó, Bộ còn thực hiện chương trình truyền thông hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, sản xuất hàng hóa gặp khó khăn trong tiêu thụ hàng hóa tại thị trường trong nước và xuất khẩu.
Đáng lưu ý, Bộ Công Thương sẽ đề xuất Chính phủ chỉ đạo các địa phương triển khai chương trình dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường; trong đó hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chương trình được vay vốn lãi suất ưu đãi để dự trữ hàng hóa nhằm bình ổn thị trường trong những tháng cuối năm và dịp cao điểm Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.