Bà Phạm Chi Lan: ‘Chính sách tài khoá của Việt Nam đang có vấn đề khá nặng’

Lê Ngà - 26/03/2019 07:06 (GMT+7)

(VNF) – Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng chính sách tài khóa của Việt Nam đang gặp phải những vấn đề nặng nề, điển hình là chi thường xuyên quá lớn.

VNF
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan.

Bên lề hội thảo quốc gia “Đánh giá kinh tế Việt Nam năm 2018 và triển vọng năm 2019” đồng thời công bố ấn phẩm Đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2018 với chủ đề "Hướng tới chính sách tài khóa bền vững và hỗ trợ tăng trưởng", VietnamFinance đã có cuộc trò chuyện với chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan về một số vấn đề kinh tế - thể chế hiện nay.

Bà Phạm Chi Lan nói:

"Tôi nghĩ các dự báo về tăng trưởng năm 2019 ở các nước khác trên thế giới đều cũng thấp hơn so với năm 2018, bởi người ta lo ngại về một số rủi ro của kinh tế toàn cầu.

Ví dụ, thương mại toàn cầu đang có sự sụt giảm nhất định do các chính sách bảo hộ của một số nước hay do xung đột thương mại Mỹ - Trung. Cuộc xung đột này ảnh hưởng rất nhiều đến các nền kinh tế chứ không chỉ riêng mình hai nước đó.

Khu vực châu Âu cũng có nhiều bất ổn, đơn cử như câu chuyện Brexit. Nó đã làm ảnh hưởng rất nhiều tới các nền kinh tế khác trong Liên minh châu Âu, không chỉ riêng mỗi nước Anh.

Nói chung trên toàn cầu, lúc nào người ta cũng nhìn một cách thận trọng về những rủi ro có thể xảy ra. Tại Việt Nam cũng vậy. Thực ra năm nay Chính phủ hay Quốc hội cũng đặt mức chỉ tiêu tăng trưởng thấp hơn so với chỉ tiêu đã đặt ra năm ngoái.

Tôi thấy chỉ tiêu đó là thực tế, bởi nền tảng năm ngoái đã rất cao thì năm sau không thể luôn luôn cao hơn được. Rất khó để chúng ta đòi hỏi một mức tăng trưởng cao hơn trong khi chưa thấy động lực mới của tăng trưởng được đưa ra.

Cho nên ở Việt Nam, việc đặt vấn đề năm nay tăng trưởng kinh tế có thể không bằng được năm ngoái, tôi nghĩ là hợp lý.

Cái “chốt” quan trọng nhất của năm 2019 cũng như là các năm tiếp theo là phải tạo được những động lực tăng trưởng mới, khi mà những nguồn lực cho tăng trưởng cũ đang cạn kiệt dần.

Ví dụ nhìn vào ngành khai khoáng, những năm gần đây đóng góp của ngành này vào nền kinh tế chung đã giảm đi đáng kể. Hay như nông nghiệp, năm ngoái tăng trưởng tương đối tốt phần nào nhờ vào điều kiện về tự nhiên, thời tiết, vậy năm nay có còn được những điều kiện tốt như vậy không.

Đối với khu vực tư nhân, năm nay các doanh nghiệp cũng hình dung được những khó khăn. Năm ngoái, tăng trưởng tốt nhưng vẫn nhìn thấy số doanh nghiệp ngưng hoạt động và giải thể tăng cao hơn. Tức là đa số doanh nghiệp vẫn khó khăn. Thậm chí năm ngoái, số doanh nghiệp giải còn cao hơn số doanh nghiệp mới thành lập.

Điều này chứng tỏ số doanh nghiệp đã hình thành và đi vào hoạt động một vài năm nhất định cũng không chịu nổi sức ép mới, khiến họ phải rút ra khỏi thị trường. Nếu tình hình này còn tiếp diễn thì lấy đâu ra được những lực lượng đóng góp vào tăng trưởng mới cho đất nước.

Tôi cho rằng có nhiều lý do để chúng ta cần phải có một sự thận trọng hơn trong năm 2019".

- Trong thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều giải pháp hỗ trợ khu vực tư nhân, theo bà việc thực hiện các chính sách này đến thời điểm hiện tại như thế nào?

Bà Phạm Chi Lan: Tôi nghĩ giải pháp được đề ra rất nhiều nhưng trên thực tế, việc thực hiện lại vô cùng kém.

Rõ ràng nhất là việc cải thiện môi trường kinh doanh được đề ra nhiều năm nay, năm 2017 thì tương đối khá nhưng đến năm 2018 dường như bị chững lại.

Khi Thủ tướng Chính phủ đưa ra các yêu cầu cắt giảm các điều kiện kinh doanh thì một số bộ, ngành có triển khai. Tuy nhiên, có những điều kiện được xử lý nhưng không có tác dụng thực tế, theo kiểu gom nhiều điều kiện cũ thành một điều kiện mới, hoặc bỏ một một điều kiện mới thì lại đẻ thêm nhiều điều kiện khác khó khăn hơn.

Tôi cho rằng cái này còn phải chiến đấu lâu dài và chừng nào chúng ta chưa cải cách được bộ máy của nhà nước, chưa làm rõ được trách nhiệm giải trình của các cơ quan, buộc họ phải thực hiện những chủ trương lớn của Nhà nước, để cải thiện môi trường kinh doanh, thì chừng đó chúng ta không thể làm được.

Doanh nghiệp sống và làm việc trực tiếp với bộ máy ở các cấp dưới cụ thể, những người thực hiện chứ không phải người làm chính sách, thiết kế chính sách ở cấp cao nhất.

Cho nên ở cấp cao nhất có đề ra chính sách hay mà bên dưới không thực hiện thì cũng không làm cho những chính sách tốt đó đi vào cuộc sống, hay giúp cho doanh nghiệp phát triển được.

- Bà đánh giá như thế nào về chính sách tài khoá của Việt Nam hiện nay?

Tôi nghĩ chính sách tài khoá của Việt Nam đang có vấn đề khá nặng. Tất cả các con số đưa ra qua nghiên cứu so sánh với các nước khác càng cho thấy rõ hơn những vấn đề trong tài khoá của Việt Nam hiện nay.

Tức là, không có nước nào dành ngân sách cho chi thường xuyên cao đến như vậy, cũng không có nước nào có tỷ lệ chi tiêu hay đội ngũ cán bộ nhà nước cao như ở Việt Nam.

Đây là một gánh nặng làm cho chi thường xuyên quá cao, trong khi ngân sách dành cho đầu tư phát triển thì quá thấp. Điều này làm ảnh hưởng chung đến nền kinh tế, đồng thời cũng làm giảm đi động lực của những người đóng thuế, nhất là các doanh nghiệp.

Nếu như người dân, doanh nghiệp cảm thấy tiền thuế được dùng cho đầu tư chung của đất nước như phát triển hạ tầng, phát triển giáo dục, y tế, có lợi chung cho toàn dân thì họ sẵn sàng đóng thuế nhiều hơn.

Nhưng nếu họ thấy 10 đồng đóng thuế mà 7 đồng để chia cho bộ máy nhà nước mà bộ máy đó nhiều khi không phục vụ được yêu cầu của người dân, không phục vụ tốt được cho doanh nghiệp, gây khó khăn nhiều hơn cho doanh nghiệp thì họ không còn động lực để đóng thuế nhiều hơn cho nhà nước.

- Hiện nay, nguồn thu từ doanh nghiệp ngày càng tăng lên, điều này sẽ tác động như thế nào đến tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, thưa bà?

Hiện nay mức huy động từ doanh nghiệp của nước ta rất cao, nguồn thu này là lớn nhất trong tất cả các nguồn thu thuế; tiếp theo đó là đến từ thu thuế VAT (tức là đóng góp của người tiêu dùng). Tôi cho rằng điều này sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến doanh nghiệp.

Khi thuế đánh vào doanh nghiệp cao, có những doanh nghiệp làm ăn trả lãi ngân hàng, nộp thuế xong thì không còn lợi nhuận, vậy lấy đâu động lực để cho họ làm tiếp. Đây là một trong những lý do khiến các doanh nghiệp ngưng hoạt động ngày càng tăng lên.

Kể cả đối với thuế VAT cũng vậy, khi đánh thuế cao vào người tiêu dùng và người sản xuất, họ không có khả năng chi trả sẽ dẫn tới thị trường bị thu hẹp lại, điều này lại tác động đến doanh nghiệp.

Tôi cho rằng vấn đề của nước ta là cần phải có những cuộc cải cách mạnh mẽ hơn nữa. Chúng ta cần phải có thêm chuyên đề sâu hơn để bàn và đưa ra giải pháp cụ thể đối với thuế như thế nào? Không giảm chi được thì làm sao có thể tăng thu mãi được…

Xin cảm ơn bà về cuộc trao đổi này!

Xem thêm: Bộ Công Thương: Không có chuyện thiếu xăng

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Vinaconex bán vốn, rút khỏi dự án cảng nghìn tỷ ở Quảng Ninh

Vinaconex bán vốn, rút khỏi dự án cảng nghìn tỷ ở Quảng Ninh

(VNF) - Vinaconex sẽ chuyển nhượng lại toàn bộ 2 triệu cổ phần đang nắm giữ tại Công ty Cảng Vạn Ninh trước ngày 20/6/2024. Lý do thoái vốn hiện không được tiết lộ.

Ưu tiên xây cảng Cần Giờ 5,5 tỷ USD, phát triển từng bước cảng Vân Phong

Ưu tiên xây cảng Cần Giờ 5,5 tỷ USD, phát triển từng bước cảng Vân Phong

(VNF) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 442/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tín hiệu đột biến, Ngân hàng Nhà nước bơm thanh khoản mạnh nhất nhiều năm qua

Tín hiệu đột biến, Ngân hàng Nhà nước bơm thanh khoản mạnh nhất nhiều năm qua

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cho các thành viên vay gần 43.064 tỷ đồng qua kênh OMO trong phiên giao dịch 23/5. Mức vay này được xem là lớn nhất trong nhiều năm trở lại đây.

 DN top đầu bảo hiểm nhân thọ: Doanh thu, lợi nhuận đều tăng trưởng âm

DN top đầu bảo hiểm nhân thọ: Doanh thu, lợi nhuận đều tăng trưởng âm

(VNF) - Những doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ top đầu tại thị trường Việt Nam như Prudential, Manulife, Chubb Life, Dai-ichi, MB Ageas, Generali,… đều ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng trưởng âm so với mức thực hiện năm 2022.

Vinamilk hợp tác chiến lược với VNVC và Bệnh viện Tâm Anh

Vinamilk hợp tác chiến lược với VNVC và Bệnh viện Tâm Anh

(VNF) - Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã ký hợp tác chiến lược, hướng đến việc nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

T&T Group hợp tác với Hiệp hội thể thao Công an Nhân dân phát triển bóng bàn thành tích cao

T&T Group hợp tác với Hiệp hội thể thao Công an Nhân dân phát triển bóng bàn thành tích cao

(VNF) - Ngày 23/5/2024, Hiệp hội thể thao Công an Nhân dân (CAND) Việt Nam và Tập đoàn T&T Group đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc hợp tác đào tạo, tuyển chọn vận động viên bóng bàn tham gia thi đấu các giải trong nước và quốc tế.

Hiện trường vụ cháy nhà trọ ở Hà Nội khiến 14 người tử vong

Hiện trường vụ cháy nhà trọ ở Hà Nội khiến 14 người tử vong

(VNF) - Một vụ hỏa hoạn nghiêm trọng trong đêm ở Hà Nội đã khiến nhiều người tử vong, nhiều người bị thương.

300 tỷ USD bị đe doạ, ông Putin ra sắc lệnh ‘ăn miếng trả miếng’

300 tỷ USD bị đe doạ, ông Putin ra sắc lệnh ‘ăn miếng trả miếng’

(VNF) - Sắc lệnh mới của Tổng thống Nga Vladimir Putin cho phép Nga có phản ứng kịp thời với những tài sản của Mỹ trong trường hợp tài sản của Nga ở Mỹ bị tịch thu.

Thủy sản Bình Minh làm dự án nghỉ dưỡng 222ha trong khu bảo tồn thiên nhiên

Thủy sản Bình Minh làm dự án nghỉ dưỡng 222ha trong khu bảo tồn thiên nhiên

(VNF) - Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến việc dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh thuê 222ha tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bữu trong 50 năm.

Ví điện tử: Mở rộng cũng khó, bán mình cũng không xong

Ví điện tử: Mở rộng cũng khó, bán mình cũng không xong

(VNF) - Cạnh tranh gay gắt trong thị trường ví điện tử và thị trường thanh toán số đã khiến các ví điện tử buộc phải mở rộng hệ sinh thái. Điều này có thể dẫn đến tăng chi phí hoạt động và có khả năng dẫn đến các khoản lỗ lớn hơn đối với ví điện tử.