Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Từ đầu năm đến nay, cầu tín dụng sụt giảm do tác động của đại dịch Covid-19 đã dẫn đến tình trạng các ngân hàng thừa vốn. Động thái giảm lãi suất đã diễn ra và không chỉ một lần.
Dòng vốn rẻ được cho là yếu tố sẽ kích thích giới đầu tư đổ vào bất động sản, đẩy giá của loại tài sản này lên cao, hình thành bong bóng. Tuy nhiên, nói với VietnamFinance, CEO Đất Xanh Miền Bắc cho rằng việc hạ lãi suất này “chẳng thấm tháp vào đâu”.
“Nước ngoài cho doanh nghiệp vay với lãi suất 1% – 2%/năm, còn Việt Nam là 10% – 12%, cho người mua nhà vay lãi cũng 10% – 11%/năm, chỉ ưu đãi 7% - 8% ở năm đầu tiên thôi. Mức lãi suất này là quá cao. Muốn người dân đổ tiền vào bất động sản, lãi cho vay phải giảm về 6% - 7%/năm. Chưa giảm về mức đó thì chưa lo bong bóng bất động sản được”, ông Quyết nói.
Theo ông Quyết, bối cảnh vĩ mô hiện nay cũng không hỗ trợ cho tình trạng sốt nhà đất. Đại dịch Covid-19 đã tàn phá nền kinh tế, khiến cầu trên thị trường địa ốc giảm mạnh. Nhà đầu tư thứ cấp muốn mua đi bán lại để tạo ra giá cao là điều rất khó xảy ra.
Ông Quyết khẳng định từ đầu năm 2020 đến nay, giá cả bất động sản đang diễn biến ổn định, chưa nơi nào có đột biến. Cụ thể, tại Hà Nội và TP. HCM, giá nhà đất đều đi ngang; ở một số địa phương như Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh… giá có tăng nhẹ song ở một số tỉnh khác lại đi xuống.
“Thị trường chấp chới, không giảm nhiều mà cũng không tăng nhiều”, ông Quyết nói thêm.
Đồng quan điểm với ông Quyết, ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao – Bộ phận Đầu tư của Savills Việt Nam, cho rằng các nhà phát triển bất động sản Việt Nam hiện nay đang gặp khó khăn do vấn đề pháp lý. Trong 2 năm trở lại đây, nguồn cung sản phẩm không nhiều nên không thể có bong bóng.
Mặt khác, trong 2 năm qua, giá cả thị trường cũng không tăng, bình quân chỉ “nhích” 3% - 5%/năm. Mức tăng này chỉ nhằm bù đắp trượt giá do lạm phát và chi phí tài chính của doanh nghiệp.
Một điểm quan trọng nữa là giới đầu cơ (những nhà đầu tư lướt sóng) hiện đang “mắc kẹt”, chỉ muốn “thoát hàng” nhanh, không có động cơ thổi giá.
“Thị trường năm 2020 đã khác với 10 năm trước. Giai đoạn 2009-2010, tín dụng tăng trưởng 35 % - 40%/năm, hiện tại chỉ đặt mục tiêu 14%; lãi suất giai đoạn 2009- 2010 có thời điểm tăng vọt lên 20%, giờ lãi suất khá thấp, đó là chưa kể Ngân hàng Nhà nước còn siết tín dụng bất động sản, như vậy lo ngại bong bóng là không có cơ sở”, ông Khương nhấn mạnh với VietnamFinance.
Nhận định về thị trường cuối năm, ông Vũ Cương Quyết cho rằng trong bối cảnh hiện nay, bất động sản vẫn là kênh đầu tư an toàn, tuy nhiên người mua nên hướng tới phân khúc ở thật, nếu có tiền nhàn rỗi có thể hướng vào phân khúc đất nền có giá cả phải chăng.
“Không nên đầu tư vào phân khúc giá cao vì sẽ có rủi ro nhất định, nhất là khi dùng vốn vay để đầu tư”, ông Quyết khuyến nghị.
Ông Sử Ngọc Khương lại nhìn nhận trong bối cảnh kinh tế khó khăn dẫn đến việc làm kém ổn định, người mua nhà cần cân nhắc, thận trọng bởi yếu tố tiền lương khó đoán định hơn trước.
Ông cho rằng trái với các năm trước, năm nay lượng người mua nhà cuối năm sẽ giảm đi, do yếu tố việc làm.
Đối với nhà đầu tư lướt sóng, ông Khương cũng đưa ra khuyến nghị thận trọng, trừ phi mua được tài sản tốt mà trước đây không thể mua được.
“Bất động sản du lịch sẽ còn nhiều khó khăn. Văn phòng đang được nhà đầu tư nước ngoài quan tâm vì đây là con bò sữa có dòng tiền ổn định. Khối căn hộ dịch vụ tương đối ổn định. Bán lẻ sẽ còn khó khăn. Nhà ở do vướng pháp lý nên nguồn cung không nhiều, giữ giá tốt”, ông Khương nói.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.