Chuyên gia Đại học RMIT 'hiến kế' phát triển nhà ở xã hội

TS Richard Ramsawak - 28/03/2023 17:29 (GMT+7)

(VNF) - TS Richard Ramsawak, Đại học RMIT Việt Nam, cho rằng phát triển nhà ở xã hội - nhà ở giá rẻ cần có một số giải pháp mới cho giai đoạn hiện nay.

VNF
TS Richard Ramsawak, Quyền Chủ nhiệm cấp cao bộ môn Kinh tế, Đại học RMIT Việt Nam

Việt Nam có hơn 260 khu công nghiệp (KCN) và khu chế xuất. Năm 2021, tổng số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 1.738 dự án với tổng vốn đăng ký là 1,2 tỷ USD. Hầu hết các nhà phân tích đều đồng ý rằng với những thay đổi địa chính trị hiện nay, đầu tư FDI vào Việt Nam có thể sẽ tiếp tục tăng trong ngắn hạn và trung hạn.

Tuy nhiên, một trong những lo ngại liên quan đến tình hình tiếp tục mở rộng KCN là việc cung cấp nhà ở xã hội cho công nhân làm việc tại các địa điểm này. Những cách tiếp cận truyền thống để giải quyết vấn đề đẩy mạnh nhà ở giá rẻ đang ràng buộc sự phát triển và các yêu cầu cơ sở hạ tầng cần thiết khác với các nhà phát triển và nhà đầu tư KCN.

Mặc dù vậy, sự phối hợp đầy đủ giữa các chủ sở hữu KCN và bên thuê trong việc thực thi yêu cầu này vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều. Trong một số trường hợp, điều kiện cung cấp nhà ở đã có từ trước khi thành lập KCN. Mặt khác, khi tỷ lệ lấp đầy KCN tăng lên và yêu cầu việc làm tiếp tục mở rộng, điều này tạo ra áp lực ngày càng tăng đối với việc cung cấp nhà ở giá rẻ của chính quyền địa phương và các nhà quy hoạch.

Như một bước đi quan trọng nhằm giải quyết bài toán cung ứng nhà ở xã hội giá rẻ, mới đây, Bộ Xây dựng đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất một triệu căn hộ nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp và công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 -2030” (đáp ứng khoảng 85% nhu cầu).

Vẫn còn câu hỏi liên quan đến việc làm thế nào để đề án này có thể được thực hiện đầy đủ nhằm giải quyết vấn đề đang gia tăng và cung cấp sự hỗ trợ cho những người lao động bị ảnh hưởng trực tiếp và chính quyền địa phương vốn thường xuyên phải chịu trách nhiệm giải quyết cuộc khủng hoảng này.

Một báo cáo gần đây do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản hoàn thành đã đem đến một số ý kiến quan trọng và rất giá trị.

Về thiết kế, để đảm bảo sử dụng và duy trì mức độ lấp đầy, cần phải bố trí các khu nhà ở mới gần các KCN và khu dân cư hiện có, với khả năng tiếp cận đầy đủ các tiện nghi chính như trường học, cơ sở thể thao và các tuyến đường giao thông huyết mạch.

Trong thiết kế, cũng cần xem xét cách các cơ sở hạ tầng đô thị quan trọng được tích hợp và chia sẻ với cộng đồng cư dân địa phương. Cần đảm bảo rằng các thông số kỹ thuật pháp lý của các yếu tố thiết kế được tuân thủ trong các vấn đề như kích thước tối thiểu của ngôi nhà, kích thước phòng, khả năng chiếu sáng tự nhiên và thông gió.

Thiết kế có thể mở rộng để đẩy mạnh sự tham gia của nhà đầu tư. Việc thu hút các nhà phát triển lớn vào các dự án nhà ở xã hội có thể là một thách thức. Có thể cân nhắc đến khả năng linh hoạt trong thiết kế với các yêu cầu về diện tích đất đi kèm để hỗ trợ sự tham gia của các nhà phát triển vừa và nhỏ với khả năng đầu tư thấp hơn nhiều.

Cần đảm bảo sự phối hợp tốt hơn giữa khu vực công và khu vực tư nhân. Chính quyền trung ương cần làm rõ và đưa ra các hướng dẫn để chính quyền địa phương tham gia với các nhà phát triển và vận hành khu vực tư nhân, cũng như giữa các cơ quan chính phủ và bên thuê KCN.

Điều này sẽ bao gồm việc đảm bảo sự đồng thuận trong việc xây dựng nhà ở xã hội và các khu vực đang phát triển gần KCN, đồng thời cung cấp khả năng quản lý tòa nhà và cơ sở vật chất sau xây dựng một cách đầy đủ.

Làm thế nào để công nhân KCN tiếp cận được nhà ở xã hội giá rẻ vẫn là một thách thức chính đối với các dự án nhà ở xã hội. Có thể xem xét đến việc cải thiện mô hình kinh doanh. Các chi nhánh địa phương của tổ chức nhà ở công cộng có thể tăng cường hỗ trợ chủ sở hữu nhà ở trong việc sàng lọc cư dân tiềm năng, quản lý tòa nhà và hợp đồng cho thuê.

Mặt khác, tiền thuê phải thực sự phù hợp với tiền lương của người lao động, cũng như các khoản trợ cấp địa phương có thể cung cấp khoản chênh lệch để đền bù cho chủ sở hữu khi xảy ra sự chênh lệch giá so với giá thị trường.

Cuối cùng, có thể nên thành lập các trung tâm thông tin hoặc nhà cho thuê phi tập trung để hỗ trợ lấp đầy nhà trống kịp thời và cập nhật thông tin về giá.

Nhà ở xã hội giá rẻ vẫn là một thách thức chính đối với nhiều quốc gia châu Á đang phát triển nhanh chóng như Singapore, Hàn Quốc, Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, vẫn tồn tại các giải pháp được rút ra từ những bài học trong quá khứ và những cách làm hiệu quả ở các quốc gia khác.

Cùng chuyên mục
4 người chết, 78 người bị thương khi siêu bão Yagi đổ bộ

4 người chết, 78 người bị thương khi siêu bão Yagi đổ bộ

(VNF) - Tính đến 17h ngày 7/9, bão số 3 (Yagi) khiến 4 người chết, 78 người bị thương, 6 tàu thuyền bị chìm, nhiều nhà ở hư hỏng, tốc mái và hàng nghìn cây xanh ngã đổ.

Ngân hàng Nhà nước sẽ hạ lãi suất cho vay

Ngân hàng Nhà nước sẽ hạ lãi suất cho vay

(VNF) - Phó thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết NHNN đang triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, trong đó tập trung vào hạ lãi suất cho vay.

Siêu bão Yagi tàn phá: Miền Bắc mất điện diện rộng, hệ thống hư hại nặng

Siêu bão Yagi tàn phá: Miền Bắc mất điện diện rộng, hệ thống hư hại nặng

(VNF) - Bão Yagi khiến nhiều đường dây 500 kV, 220 kV ở các tỉnh ven biển phía Bắc gãy, đổ, gặp sự cố, gây mất điện toàn tỉnh Hải Phòng và Quảng Ninh.

Cao ốc bị gió bóc từng lớp kính, tan hoang vì bão Yagi

Cao ốc bị gió bóc từng lớp kính, tan hoang vì bão Yagi

(VNF) - Bão Yagi đổ bộ, mái tôn bay, cần cẩu gãy, cây đổ ngổn ngang... trên đường ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội.

Bộ TN&MT: 'Trúng đấu giá đất cao so với khởi điểm là đúng thực tế'

Bộ TN&MT: 'Trúng đấu giá đất cao so với khởi điểm là đúng thực tế'

(VNF) - Thông tin này được Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân cho biết tại họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 7/9.

Cảnh sóng biển nhấn chìm tàu trong siêu bão Yagi

Cảnh sóng biển nhấn chìm tàu trong siêu bão Yagi

(VNF) - Bão Yagi đổ bộ, ngư dân bất lực đứng trên bờ nhìn thuyền, nhà bè, tài sản bị bão nhấn chìm.

'Quảng Ninh thiệt hại rất nặng nề, chưa thể thống kê được'

'Quảng Ninh thiệt hại rất nặng nề, chưa thể thống kê được'

(VNF) - Thông tin này được Cục trưởng Cục Quản lý đê điều về phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Phạm Đức Luận cho biết tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, diễn ra chiều 7/9.

Siêu bão Yagi càn quét biển đảo, Vân Đồn, Cô Tô, Cát Bà... tơi tả

Siêu bão Yagi càn quét biển đảo, Vân Đồn, Cô Tô, Cát Bà... tơi tả

(VNF) - Bão Yagi đang đổ bộ vào khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh. Tại Hải Phòng thiệt hại chủ yếu là bị tốc mái, đổ cây cối. Tại Vân Đồn, nhiều tàu, thuyền của dân bị cuốn trôi.

Siêu bão Yagi vào Hà Nội: Cây đổ la liệt, gió giật tung mái xưởng giày Thượng Đình

Siêu bão Yagi vào Hà Nội: Cây đổ la liệt, gió giật tung mái xưởng giày Thượng Đình

(VNF) - Chiều tối 7/9, bão số 3 (Yagi) bắt đầu gây ảnh hưởng đến TP. Hà Nội, khiến nhiều cây xanh trên địa bàn bị quật đổ.

Siêu bão Yagi hoành hành: Mưa, gió mạnh tấn công dân chung cư cao tầng

Siêu bão Yagi hoành hành: Mưa, gió mạnh tấn công dân chung cư cao tầng

(VNF) - Do ảnh hưởng của siêu bão Yagi, sáng nay, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh đã có mưa và gió khá lớn, nhất là những khu vực xung các chung cư cao tầng.