Để kinh tế tư nhân thực sự là động lực quan trọng của nền kinh tế

TS Lê Minh Nghĩa - 09/10/2024 17:00 (GMT+7)

Bài viết này thảo luận về vai trò thiết yếu của kinh tế tư nhân trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện phúc lợi xã hội.

Từ góc độ kinh tế học, kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế thuộc cơ cấu kinh tế của một quốc gia, được hình thành và phát triển dựa trên quan hệ sở hữu của tư nhân với quy mô sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất cũng như lợi ích cá nhân.

Ở nước ta, từ góc độ mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh: kinh tế tư nhân tồn tại dưới các hình thức như: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần (không có hoặc có vốn nhà nước dưới 50%) và các hộ gia đình kinh doanh cá thể ở hầu hết các lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, du lịch dịch vụ, giao thông vận tải, thương mại, văn hóa, nghệ thuật…

Kinh tế tư nhân có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước, nhưng để kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế… còn rất nhiều việc phải làm.

Tiến sỹ Lê Minh Nghĩa.

1. Quan điểm, đường lối của Đảng về kinh tế tư nhân trong quá trình đổi mới

Từ Đại hội VI, Đảng ta xuất phát từ thực tế của đất nước, trên cơ sở vận dụng quan điểm của V.I. Lê-nin “coi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ”, tạo cơ sở lý luận chính trị cho những đột phá tiếp theo của Đảng trong nhận thức về vai trò của kinh tế tư nhân.

Năm 1990, Luật Doanh nghiệp tư nhân chính thức được ban hành. Tại Điều 3 của Luật này nhấn mạnh: “Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của doanh nghiệp tư nhân, thừa nhận sự bình đẳng trước pháp luật của doanh nghiệp tư nhân với các doanh nghiệp khác và tính sinh lợi hợp pháp của kinh doanh…”. Đây là văn bản pháp lý quan trọng đầu tiên chính thức khẳng định sự tồn tại khách quan của khu vực kinh tế tư nhân.

Đại hội VII khẳng định rõ hơn: “Kinh tế tư nhân được phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, theo sự quản lý, hướng dẫn của Nhà nước”. Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 của Đại hội VII nhấn mạnh: “Kinh tế tư bản tư nhân được phát triển không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm”.

Tiếp đó, Hiến pháp 1992 đã đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển ổn định, lâu dài của kinh tế tư nhân ở Việt Nam.

Đại hội VIII (năm 1996) tiến thêm một bước nhận thức, tạo điều kiện về vốn, hành lang pháp lý, thủ tục hành chính… để các nhà kinh doanh tư nhân yên tâm đầu tư sản xuất, đặc biệt nhấn mạnh: kinh tế cá thể, tiểu chủ có vị trí quan trọng, lâu dài.

Đại hội IX (năm 2001) tiếp tục mở đường cho kinh tế tư nhân về quy mô phát triển: “Kinh tế tư bản tư nhân được khuyến khích phát triển không hạn chế về quy mô trong những ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn mà pháp luật không cấm”. Theo đó, Hội nghị Trung ương 5 khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 14-NQ/ TW ngày 18-3-2002 “Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích, tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân”.

Tiến thêm một bước nhận thức, khi xem xét vai trò động lực của nền kinh tế, Đại hội X (năm 2006) coi kinh tế tư nhân là “một trong những động lực”: “Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế”. Quan điểm này là một bước phát triển về chất, đánh dấu sự tiến bộ trong tư duy lý luận của Đảng về vai trò động lực của kinh tế tư nhân.

Đặc biệt, Đảng đã ban hành Quy định số 15-QĐ/TW ngày 28/8/2006 mở đường cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân, phá vỡ những giới hạn truyền thống trong tư duy của Đảng, bảo đảm mạnh mẽ các điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển.

Tiếp đó, để kinh tế tư nhân thực sự hoạt động hiệu quả, Đại hội XI đã tạo điều kiện ưu tiên phát triển các loại hình kinh tế tư nhân ở hầu hết các lĩnh vực, các ngành, đặc biệt nhấn mạnh “hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các trang trại, hộ sản xuất kinh doanh”.

Đại hội XII của Đảng (năm 2016) tiếp tục nhận thức sâu hơn, coi kinh tế tư nhân là “một động lực quan trọng của nền kinh tế”. Hội nghị Trung ương 5 khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03-6-2017 đã đưa ra 5 nhóm giải pháp “phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường”, trong đó, kinh tế tư nhân, lần đầu tiên, được xác định là nòng cốt để phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ.

Đại hội XIII, tiếp tục khẳng định: “Kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm, được hỗ trợ phát triển thành các công ty, tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có sức cạnh tranh cao…phát triển các công ty cổ phần có sự tham gia rộng rãi của các chủ thể xã hội, nhất là người lao động”. Đặc biệt, Đại hội nhấn mạnh vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong việc tham gia các hoạt động xã hội, bảo vệ môi trường và thực hiện trách nhiệm xã hội. Như vậy, quá trình đổi mới, trải qua sáu nhiệm kỳ đại hội, quan điểm, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân luôn nhất quán, ngày càng hoàn thiện, tiệm cận thực tiễn hơn tạo cơ sở lý luận chính trị vững chắc cho kinh tế tư nhân phát triển.

2. Thực tiễn phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam

2.1. Những kết quả chủ yếu

Nhờ có tư duy nhận thức về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân ngày càng sáng tỏ, cùng với đó là sự đổi mới về cơ chế, chính sách, kinh tế tư nhân ở nước ta đã không ngừng phát triển, đóng góp ngày càng lớn hơn vào sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Một là, trong tổng thể, kinh tế tư nhân đã phát triển trên nhiều phương diện, được tự do kinh doanh và đối xử bình đẳng hơn với các thành phần kinh tế khác, nhất là trong tiếp cận các yếu tố sản xuất và các loại thị trường; hiệu quả, sức cạnh tranh dần được nâng lên; hoạt động đa dạng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực và các vùng, miền; bước đầu đã hình thành được một số tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô lớn, hoạt động đa ngành, tạo dựng được thương hiệu, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế đang từng bước kinh doanh đa ngành và trở thành những doanh nghiệp lớn, quan trọng trong nền kinh tế.

Hai là, kinh tế tư nhân dần đáp ứng được vai trò là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Kinh tế tư nhân liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, chiếm tỉ trọng 39% - 40% GDP.

Giá trị và tỷ trọng tổng thu ngân sách từ khu vưc công, thương nghiệp dịch vụ ngoài quốc doanh từ năm 2016 -2022 liên tục tăng như sau: năm 2016, tổng giá trị thu ngân sách là 157.082,00 tỷ đồng, chiếm 13,9%; tương tự năm 2017 là: 181.001,00 và 14%; năm 2018: 209.624,00 và 14,6%; năm 2019: 238.228,00 và 15,3%; năm 2020: 247.134,00 và 16,4%; năm 2021: 289.878,30 và 18,2%; năm 2022 (ước tính): 307.630,00 và 16,9%.

Đặc biệt lực lượng doanh nghiệp tư nhân, nhất là những tập đoàn kinh tế lớn (Vingroup, FPT, Thaco Trường Hải, Vinamilk, TH…) đã góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm thay đổi “diện mạo” đất nước, tạo dấu ấn, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Ba là, đóng góp lớn nhất của kinh tế tư nhân cho xã hội đó là giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là sử dụng lao động tại chỗ…

Loại hình kinh tế này hàng năm thu hút lao động mới và từ các doanh nghiệp nhà nước và kinh tế tập thể chuyển sang rất lớn. Chỉ tính riêng trong giai đoạn 2016-2020, kinh tế tư nhân có nhiều chuyển biến tích cực.

Tuy số lao động giảm do chuyển sang khu vực kinh tế khác như khu vực có vốn đầu tư nước ngoài nhưng hiệu quả hoạt động cao hơn, đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân cho nền kinh tế có xu hướng tăng lên.

Năm 2016, lao động trong khu vực kinh tế ngoài Nhà nước đạt 45 triệu lao động, giảm 77,6 nghìn lao động so với năm 2015; năm 2020, đạt 44,8 triệu lao động, giảm 355,4 nghìn lao động nhưng đóng góp vào GDP đạt trên 50%.

Tính trung bình, khu vực kinh tế tư nhân thu hút khoảng 85% lực lượng lao động của nền kinh tế, góp phần quan trọng trong huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội.

Bốn là, kinh tế tư nhân từng bước tham gia liên kết, mạng sản xuất, chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu ngày một hiệu quả, thông qua liên kết dọc với khu vực FDI. Trong đó, các hoạt động động mua vào, bán ra với các doanh nghiệp đối tác thuộc các thành phần kinh tế khác nhau là hình thức liên kết nổi trội.

Năm là, mô hình tổ chức, phương thức hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng và phát triển đảng trong khu vực kinh tế tư nhân được các cấp ủy đảng quan tâm đổi mới, hoàn thiện; đảng viên được làm kinh tế tư nhân và chủ doanh nghiệp của tư nhân được thí điểm kết nạp vào Đảng.

2.2. Những hạn chế:

Một là, về mặt nhận thức vẫn còn có sự kỳ thị, phân biệt đối xử đối với khu vực kinh tế tư nhân, nhất là trong việc tiếp cận vốn, mặt bằng kinh doanh…; vẫn còn có những nhận thức chưa đúng hoặc chưa thống nhất ở các cấp, các ngành về vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Hai là, về xây dựng và thực thi cơ chế, chính sách pháp lý vẫn còn nhiều bất cập, chồng chéo và thiếu đồng bộ, chưa thực sự tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh tế thuộc khu vực tư nhân.

Trong quản lý nhà nước còn tồn tại những quan hệ không lành mạnh giữa các doanh nghiệp của tư nhân và cơ quan quản lý nhà nước, can thiệp vào quá trình xây dựng, thực thi chính sách để có đặc quyền, đặc lợi, hình thành “lợi ích nhóm”, gây hậu quả xấu về kinh tế - xã hội, làm suy giảm lòng tin của nhân dân. Quyền tự do kinh doanh và quyền tài sản, tiếp cận các cơ hội kinh doanh, nguồn lực xã hội chưa thực sự bình đẳng giữa kinh tế tư nhân và các thành phần kinh tế khác; chi phí trung gian, không chính thức còn nhiều…

Ba là, phần lớn các chủ thể kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân được lâp ra có quy mô nhỏ và vừa, trong đó khu vực có quy mô siêu nhỏ chiếm tỷ lệ khá cao và còn mang nặng tính hình thức, phát triển bề rộng, chưa quan tâm đến chất lượng và bề sâu. Số lượng đơn vị thành lập thì nhiều, nhưng thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh thiếu ổn định, tính bền vững, hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao.

Bốn là, kinh tế tư nhân chưa đáp ứng được vai trò là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Trình độ công nghệ, trình độ quản trị, năng lực tài chính, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh thấp; cơ cấu ngành nghề còn bất hợp lý, thiếu liên kết với nhau và với các thành phần kinh tế khác; năng lực hội nhập kinh tế quốc tế còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của các chuỗi giá trị sản xuất khu vực và toàn cầu.

Năm là, chất lượng nguồn nhân lực và trình độ quản lý còn yếu kém nhiều mặt. Lao động phần lớn chưa được đào tạo bài bản hoặc chỉ được đào tạo chứng chỉ ngắn hạn nên tiếp cận tiến bộ khoa học không dễ dàng. Trình độ quản lý của các chủ doanh nghiệp còn thấp. Đa số các chủ doanh nghiệp trưởng thành từ thực tiễn và học hỏi kinh nghiệm qua bạn hàng. Chính vì quản lý và điều hành dựa vào kinh nghiệm được tích lũy, chưa qua đào tạo và không có bằng cấp chuyên môn nên thiếu tầm nhìn dài hạn, chưa có được chiến lược kinh doanh đúng nghĩa.

3. Một số giải pháp tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân

Nhằm thúc đẩy kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế, cần quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm chỉnh các nhiệm vụ và 5 nhóm giải pháp mà Hội nghị Trung ương 5 khóa XII đã ban hành tại Nghị quyết số 10-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. Trong đó, trước mắt cần tập trung giải quyết những vấn đề sau:

3.1. Thống nhất nhận thức và hành động trong các cấp, các ngành về vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh là một yêu cầu khách quan, vừa cấp thiết, vừa lâu dài từ đó, tạo mọi điều kiện để phát huy thế mạnh và tiềm năng của khu vực này; cần biến nhận thức thành hành động bảo đảm cho kinh tế tư nhân thực sự là một động lực quan trọng, một trong nguồn lực nòng cốt để phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ để giải phóng sức sản xuất; huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển. Kiên quyết chống sự kỳ thị, phân biệt đối xử đối với khu vực kinh tế tư nhân.

3.2. Tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách đồng bộ, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân bảo đảm thực hiện nghiêm minh quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản của các chủ thể kinh tế tư nhân.

3.3. Xây dựng mô hình quản trị hiện đại: Hầu hết các doanh nghiệp trong hệ thống kinh tế tư nhân, kể cả các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, thực chất cũng là các doanh nghiệp mang tính chất gia đình và được chi phối bởi một cá nhân có vai trò dẫn dắt. Chính vì vậy, để doanh nghiệp phát triển bền vững cần phải xây dựng mô hình quản trị hiện đại, phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế, tập trung nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

3.4. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động, để từ đó có thể đáp ứng yêu cầu của quá trình sản xuất trong bối cảnh mới. Các chủ doanh nghiệp cần nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu mới của khoa học và công nghệ, nắm bắt và hiện thực hóa các cơ hội kinh doanh, cải thiện khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời xây dựng đạo đức, văn hóa kinh doanh, phát huy tinh thần dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

3.5. Tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp cận vốn và các nguồn lực cần thiết khác. Theo đó, cần triển khai thực hiện tốt Quyết định số 149/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, cần xây dựng Chiến lược quốc gia về nâng cao dân trí tài chính, quản lý và hoạch định tài chính cá nhân đối với người lao động và cả chủ doanh nghiệp phù hợp các tiêu chuẩn quốc tế. Trên cơ sở đó, nâng cao chất lượng tư vấn tài chính, xếp hạng tín nhiệm… đẩy mạnh cơ cấu lại và phát triển đồng bộ thị trường chứng khoán, thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp và các thị trường chứng khoán phái sinh để thị trường chứng khoán thực sự trở thành một kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của các doanh nghiệp tư nhân.

Đặc san Toàn cảnh kinh tế tư nhân 2024 có độ dày 300 trang, in khổ 21x28cm trên giấy couche 4 màu. Giá bán: 198.000 đồng/cuốn. Liên hệ đặt mua: Chị Thu Trang, điện thoại: 0989631133. Email: toasoan@vietnamfinance.vn.

Sắp ra mắt Đặc san Toàn cảnh Kinh tế tư nhân

Sắp ra mắt Đặc san Toàn cảnh Kinh tế tư nhân

Tiêu điểm
(VNF) - Nối tiếp các hoạt động nghiên cứu, xuất bản, Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance sẽ ra mắt Đặc san Toàn cảnh Kinh tế tư nhân vào tháng 10/2024, nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày doanh nhân Việt Nam.
Cùng chuyên mục
Chủ tịch Đặng Thành Tâm chuyển nhượng bất thành 11% vốn Kinh Bắc

Chủ tịch Đặng Thành Tâm chuyển nhượng bất thành 11% vốn Kinh Bắc

(VNF) - Yếu tố thủ tục là nguyên nhân khiến ông Đặng Thành Tâm không thể chuyển nhượng cổ phiếu KBC cho bên liên quan.

Chủ tịch SSI: Giá nhà đắt đỏ, giới trẻ rất khó mua nếu không có thu nhập thụ động

Chủ tịch SSI: Giá nhà đắt đỏ, giới trẻ rất khó mua nếu không có thu nhập thụ động

(VNF) - Theo Chủ tịch SSI, với giá nhà đất đắt đỏ như hiện tại, giới trẻ nếu không tìm đến các kênh đầu tư để mong muốn có thu nhập thụ động thì với lương đi làm, khả năng có thể mua được nhà là rất nhỏ.

Mỹ và Trung Quốc đang trong cuộc chiến công nghệ cùng thua?

Mỹ và Trung Quốc đang trong cuộc chiến công nghệ cùng thua?

(VNF) - Sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc để thống trị lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán lượng tử và các công nghệ khác trong tương lai được cho là sẽ tiếp tục gia tăng sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới đây.

Taseco Land cùng Xây dựng và thiết bị Hà Nam làm khu đô thị 4.700 tỷ

Taseco Land cùng Xây dựng và thiết bị Hà Nam làm khu đô thị 4.700 tỷ

(VNF) - Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới phía Nam trung tâm hành chính thị xã Duy Tiên (DT-PK.01.21.1), tỉnh Hà Nam, quy mô hơn 4.764 tỷ đồng đã chính thức có chủ đầu tư.

Bộ Giao thông vận tải xin lùi thời gian hoàn thành Sân bay Long Thành

Bộ Giao thông vận tải xin lùi thời gian hoàn thành Sân bay Long Thành

(VNF) - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết thời gian chuẩn bị đầu tư dự án khoảng 5 năm do thực hiện các thủ tục theo quy định mất nhiều thời gian. Do đó, cơ quan này đề nghị điều chỉnh thời gian thực hiện giai đoạn 1 của dự án sân bay Long Thành.

Xuất khẩu da giày 27 tỷ USD: Vẫn chưa khai thác hết lợi thế các FTA

Xuất khẩu da giày 27 tỷ USD: Vẫn chưa khai thác hết lợi thế các FTA

(VNF) - Theo ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương, doanh nghiệp da giày Việt Nam vẫn chưa tận dụng hết lợi thế và dư địa của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mang lại

170 mã chứng khoán bị cắt margin trong quý IV/2024

170 mã chứng khoán bị cắt margin trong quý IV/2024

(VNF) - Danh sách chứng khoán bị HNX và HoSE cắt margin có 170 mã, gồm 165 cổ phiếu và 5 chứng chỉ quỹ.

Eximbank ủng hộ 10 tỷ đồng chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

Eximbank ủng hộ 10 tỷ đồng chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

(VNF) - Eximbank đã đóng góp 10 tỷ đồng vào chương trình "Mái ấm cho đồng bào tôi" do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì. Chương trình đặt mục tiêu xóa bỏ hơn 153.000 căn nhà tạm, nhà dột nát trên toàn quốc trước năm 2025, giúp đỡ các hộ nghèo và cận nghèo có nơi ở ổn định, an toàn và bền vững.

Kinh tế tư nhân khó chưa từng có: 'Đẩy mạnh cải cách thể chế'

Kinh tế tư nhân khó chưa từng có: 'Đẩy mạnh cải cách thể chế'

(VNF) - Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang phải đối diện với những khó khăn chưa từng có khi lần đầu tiên trong nhiều tháng liên tiếp số doanh nghiệp mới thành lập xấp xỉ số doanh nghiệp rời đi.

Siêu bão Milton có thể khiến các công ty bảo hiểm thiệt hại 100 tỷ USD

Siêu bão Milton có thể khiến các công ty bảo hiểm thiệt hại 100 tỷ USD

(VNF) - Theo các chuyên gia, cơn bão Milton có thể gây ra thiệt hại lên tới 100 tỷ USD cho ngành bảo hiểm toàn cầu và làm đảo lộn thị trường bảo hiểm nhà ở Florida.