'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Cụ thể, nhiều người dùng ví điện tử Moca trên ứng dụng Grab cho biết đều nhận được thông báo tiến hành xác thực hồ sơ người dùng trước khi đến thời hạn (dự kiến là ngày 7/7), theo quy định của Thông tư 23/2019/TT-NHNN. Từ sau ngày 7/7, việc xác thực tài khoản là bắt buộc và khách hàng sẽ không thể sử dụng ví điện tử cho đến khi hoàn tất các bước xác thực tài khoản.
Theo ví điện tử MoMo, yêu cầu xác thực nhằm thực hiện quy định trong Thông tư 23/2019/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39 hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán.
Yêu cầu xác thực thông tin các nhân người dùng ví Moca trên ứng dụng Grab.
Cụ thể, khách hàng cần xác thực tài khoản trên ví bằng cách chụp ảnh CMND, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu; cần bổ sung đầy đủ thông tin NH… để tiếp tục sử dụng ví điện tử. Đây là biện pháp được yêu cầu bởi cơ quan quản lý để bảo vệ tài khoản người dùng và trong trường hợp có sự cố, bảo đảm độ an toàn về giao dịch giữa những người dùng với nhau.
Được biết, không chỉ Moca, MoMo, nhiều ví điện tử khác cũng đang tích hợp công nghệ bảo mật đa lớp, xác thực tài khoản ví để đáp ứng quy định về tính chính danh và an toàn thông tin cá nhân cho người dùng.
Theo Thông tư số 23/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán, người dùng ví điện tử phải cung cấp, cập nhật đầy đủ, chính xác các thông tin trong hồ sơ mở ví cho tổ chức cung ứng dịch vụ.
Thông tin mở ví bao gồm họ tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; số điện thoại; số căn cước công dân hoặc số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu còn thời hạn, ngày cấp, nơi cấp.
Quy định nêu rõ các đơn vị cung ứng dịch vụ phải rà soát hồ sơ khách hàng và thực hiện thu thập bổ sung các thông tin, tài liệu của khách hàng, xác thực thông tin khách hàng mở ví điện tử theo quy định trong vòng 6 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành. Sau 6 tháng, tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phải chấm dứt cung ứng dịch vụ đối với khách hàng sử dụng chưa thực hiện cung cấp đủ hồ sơ theo quy định.
Theo ví điện tử MoMo, yêu cầu xác thực nhằm thực hiện quy định trong Thông tư 23/2019/TT-NHNN.
Cũng theo quy định tại Thông tư số 23/2019, sau ngày 7/7, những tài khoản ví điện tử chưa xác thực sẽ bị tạm khóa dịch vụ. Chủ sở hữu ví điện tử chỉ có thể giao dịch trở lại sau khi hoàn tất việc xác thực. Giả sử trong thời gian bị tạm ngưng dịch vụ, tiền trong ví điện tử của người dùng vẫn được bảo toàn, hoặc dễ dàng rút về tài khoản ngân hàng liên kết bất kỳ lúc nào.
“Chúng tôi đánh giá quy định này phù hợp với thông lệ chung của thế giới. Việc xác thực thông tin giúp bảo vệ quyền lợi của người dùng cũng như phục vụ công tác phòng chống tội phạm, phòng chống rửa tiền của Nhà nước”, ông Nguyễn Bá Diệp - Phó chủ tịch, đồng sáng lập ví MoMo nhận định.
Theo thống kê của Vụ Thanh toán thuộc Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 10/2019 cả nước có 32 công ty được cấp phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, trong đó có 29 công ty cung cấp dịch vụ ví điện tử. Theo công ty nghiên cứu thị trường Cimigo, Momo, Moca và ZaloPay là 3 ví điện tử được sử dụng phổ biến nhất ở Hà Nội và TP. HCM, chiếm 90% thị phần. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.