Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Bàn về trạng thái "bình thường mới" sau đại dịch Covid-19, ông Trương Gia Bình nhận định sau mỗi cuộc khủng hoảng, thế giới lại thay đổi sang một trạng thái mới. Covid-19 không phải là ngoại lệ, nhìn ở góc độ tích cực, thậm chí sẽ thúc đẩy cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đến sớm hơn dự kiến.
Theo ông Bình, chiến tranh, dịch bệnh và các cuộc khủng hoảng xã hội thường tạo ra thái độ, nhu cầu và hành vi mới. Điển hình, Covid-19 đã khiến cho mọi hoạt động giao tiếp, tương tác của con người đều diễn ra trên môi trường trực tuyến.
Tại FPT, ông Bình cho biết ngay từ ngày mùng 6 Tết, khi Covid-19 vẫn chưa có nhiều tác động lớn ở Việt Nam và trên toàn cầu, FPT đã đưa ra các cảnh báo cho toàn bộ nhân viên về dịch.
"Liên tiếp mỗi tuần sau đó, chúng tôi đưa ra các chỉ thị và hướng dẫn làm việc để đảm bảo an toàn sức khỏe, nhanh chóng thích nghi với trạng thái bình thường mới, đảm bảo sản xuất không bị gián đoạn", Chủ tịch FPT nói.
Cũng theo ông Bình, ngay sau đó, các cuộc diễn tập với quy mô 25%, 50%, 100% nhân viên làm việc tại nhà liên tục được thực hiện. Nhân viên sẵn sàng bắt đầu “thích ứng” với môi trường làm việc từ xa nhưng vẫn đảm bảo hiệu năng công việc.
Cùng với đó, lực lượng IT chuẩn bị hạ tầng để đáp ứng được yêu cầu làm việc tại nhà. Toàn bộ dữ liệu được đưa lên Cloud và các Trung tâm dữ liệu Tiêu chuẩn Quốc tế của FPT. Hỗ trợ cho làm việc từ xa thông suốt là các công cụ phù hợp với từng dự án để theo dõi và kiểm soát năng suất lao động.
"Hàng trăm dự án của chúng tôi được tạo group trên các kênh các công cụ như Microsoft Teams hoặc Workplace. Nhờ đó, chúng tôi không bị rơi vào trạng thái bị động trong khủng hoảng. Suốt 3 tháng vừa qua, không một ngày nào hoạt động của FPT bị gián đoạn", ông Bình chia sẻ.
Nói về sự khác biệt của lần này với bình thường mới được hình thành, sau các cuộc khủng hoảng trước đó, ông Bình cho rằng đó là sự đột phá về năng suất lao động. Covid-19 bằng một cách “bất thường” đã thúc đẩy thế giới mới của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đến nhanh hơn so với dự kiến.
Hầu hết các quy trình vận hành sẽ được số hóa và tự động hoá, từ quản trị doanh nghiệp đến tương tác với khách hàng. Những sản phẩm tích hợp và tận dụng sức mạnh của các công nghệ lõi: trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối (IoT), Học máy (Machine Learning), Dữ liệu lớn (Big Data), Điện toán đám mây (Cloud Computing)… được đưa vào hoạt động có thể giúp doanh nghiệp hoạch định và tối ưu vận hành. Từ đó, cắt giảm 30 - 70%, thậm chí tới hơn 90% chi phí trong một số khu vực.
Hệ thống nhà máy sản xuất có thể được vận hành tự động và kiểm soát theo thời gian thực, tiến đến tương lai của các nhà máy không ánh đèn và không người vận hành. Từ đó việc vận hành, sửa chữa, khắc phục sự cố được thực hiện liền mạch, nâng cao năng suất lên gấp nhiều lần và tối ưu chi phí một cách đột phá. Khảo sát của IDG cho thấy, ứng dụng các giải pháp trí tuệ nhân tạo có thể giúp tăng đến 52% năng suất của người lao động.
Lãnh đạo FPT nhận định trong các cuộc khủng hoảng, điều đầu tiên là sự phản ứng và phòng thủ nhanh chóng. Giai đoạn trước mắt, điều quan trọng nhất với doanh nghiệp là chuyển trọng tâm sang thực hiện các kế hoạch để sinh tồn, sau đó đảm bảo tính liên tục và cuối cùng là chuyển đổi cho tương lai.
Ông Bình lấy ví dụ trong thời bình, chúng ta có thể thử nghiệm nhiều mục tiêu khác nhau thì nay chỉ chọn những mục tiêu trọng điểm, ưu tiên các hoạt động tạo ra nguồn thu.
Trong thời bình, chúng ta quản lý tài chính dưới góc độ phát triển bền vững. Nay dưới góc độ sinh tồn, việc thu hồi công nợ, xử lý hàng tồn, tránh mất vốn; cắt giảm chi đầu phí đầu vào; thực thi tiết kiệm; cắt mọi chi phí, đầu tư, chương trình, đề án, hoạt động không mang lại doanh thu hay hiệu quả trong ngắn hạn được đặt ưu tiên hàng đầu.
Nếu trong thời bình, kế hoạch kinh doanh được thiết lập trước hàng năm thì trong thời chiến, phải hết sức linh hoạt, được xây dựng theo từng tuần, tháng và điều chỉnh theo diễn biến thực tế của dịch bệnh…
Tuy nhiên, ông Bình cũng nhìn nhận những giải pháp trên mang tính ngắn hạn. Chúng ta cần tìm cách sống sót dài hơn, bằng cách định hình tương lai thông qua việc lựa chọn các giải pháp sinh tồn có thể hỗ trợ chuyển đổi số, mang lại giá trị lâu dài cho doanh nghiệp.
"Lấy ví dụ, ở giai đoạn khủng hoảng tài chính 2008-2010, tồn tại 3 hướng phản ứng chính trong giới doanh nghiệp cắt giảm chi phí ngắn hạn, không phản ứng và áp dụng chuyển đổi số. Năm 2009, tỷ suất lợi nhuận của 3 hướng này trả về lần lượt là khoảng -7%, 2% và 3%. Hai năm sau đó, tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp số hoá đạt mức cao nhất với hơn 10%", ông Bình phân tích.
Nhận định về cơ hội của doanh nghiệp Việt khi nhiều tập đoàn đa quốc gia chuẩn bị kế hoạch rút khỏi Trung Quốc, Chủ tịch FPT nhận định việc này giống như đàn cá di chuyển từ nơi này sang nơi khác khi biển động.
"Điều tôi lo sợ nhất là khi gặp đàn cá lớn như vậy, nếu không có sự chuẩn bị tốt thì doanh nghiệp Việt Nam có nguy cơ thủng lưới. Mà nếu thủng lưới thì cá sẽ đi hết luôn", ông Trương Gia Bình nói.
Ông Bình cho biết nhiều năm trước, làn sóng Nhật Bản dịch chuyển mạnh các đơn hàng gia công xuất khẩu phần mềm từ Trung Quốc sang các nước ASEAN. Tiếc là nhiều doanh nghiệp phần mềm Việt Nam chỉ “ngắm nghía” từ xa mà không quyết tâm làm, bị bỏ lỡ mất làn sóng này.
Hiện nay, Chính phủ đã khống chế dịch tốt là một điểm cộng lớn cho Việt Nam lọt vào danh sách các điểm đến của các công ty trên toàn cầu. Do đó, để nắm bắt cơ hội này, ông Bình cho rằng mỗi doanh nghiệp đều phải xét bài toán thu hẹp các mối quan hệ, thắt chặt chúng như một hệ sinh thái vượt qua cơn lũ. Đồng tâm hợp lực để phát huy sức mạnh nội lực, chứng minh với thế giới về năng lực và sự linh hoạt.
"Tôi mong các doanh nghiệp sẽ tận dụng cơ hội để nhanh chóng thích nghi với bối cảnh mới để sinh tồn, tạo ra các cơ hội kinh doanh mới để cùng nhau vươn lên trong và sau dịch", ông Bình nói.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.