Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trên một diễn đàn bảo hiểm uy tín, một luật sư chuyên về bảo hiểm cho biết thời gian gần đây, thị trường xuất hiện một chương trình đầu tư trong ngắn hạn có gắn với bảo hiểm gọi là "đầu tư tài chính được bảo hiểm miễn phí".
Theo đó, người dân được quảng bá chỉ bỏ ra một khoản tiền không quá lớn, chẳng hạn 20 triệu đồng, khách hàng sẽ được nhận khoản lãi 20% sau 1 tháng, đồng thời được tặng một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ ưu đãi miễn 100% phí bảo hiểm năm đầu của một công ty bảo hiểm mà bên chào mời đang hợp tác. Mức phí bảo hiểm tương đương khoản đầu tư (là 20 triệu đồng).
"Đây là một chiêu mới nhằm trục lợi bảo hiểm. Để thực hiện hành vi trục lợi, kẻ xấu đã gia nhập công ty bảo hiểm nhân thọ để dựng nên một nhánh đại lý "ma". Giả sử, nếu có khách hàng tham gia với mức đầu tư 20 triệu đồng, họ sẽ mang hợp đồng bảo hiểm về nộp cho công ty bảo hiểm với khoản phí chính là tiền của khách hàng đầu tư.
Sau khi hợp đồng được phát hành, đại lý này sẽ nhận thù lao tổng cộng từ cấp trên xuống cấp dưới (theo kiểu thù lao từ các nhánh) là 150% phí năm nhất, tương đương 30 triệu đồng.
Với số tiền này, họ trả tiền vốn gốc đầu tư của khách hàng cộng lãi là 24 triệu đồng và giữ lại 6 triệu đồng. Như vậy, với chiêu này, kẻ xấu sẽ được hưởng khoảng 30% từ khoản đầu tư của khách hàng mà không phải mất đồng vốn nào”, vị luật sư trên phân tích.
Một số nguồn tin cho biết phía đưa ra chương trình đầu tư là một tổ chức, nhưng chưa thể nêu tên cụ thể bởi đang trong quá trình điều tra.
Theo lãnh đạo một doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, đối tượng lừa đảo trong lĩnh vực tài chính - bảo hiểm thường rất tinh vi, giỏi tính toán. Đối tượng này nếu trở thành đại lý bảo hiểm thì sẽ gây thiệt hại nặng nề cả về uy tín, thương hiệu lẫn tài chính cho doanh nghiệp, cũng như toàn ngành bảo hiểm nhân thọ.
Trao đổi với PV, một luật sư khác cho hay các hành vi trục lợi cần được xử lý dứt điểm ngay từ khi phát hiện. Việc tặng 100% phí bảo hiểm năm nhất cho khách hàng là hành vi sai quy định của ngành.
Đặc biệt, nếu hành vi này được thực hiện trực tiếp bởi đại lý của công ty bảo hiểm thì sẽ vi phạm nghiêm trọng hợp đồng đại lý đã ký kết với doanh nghiệp bảo hiểm với thủ đoạn là để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của doanh nghiệp.
Nếu khách hàng tiếp tay cho đại lý thực hiện trót lọt hành vi phạm tội thì khách hàng cũng có thể bị coi là đồng phạm. Với tư cách là người bị hại, nếu công ty bảo hiểm không tố giác đại lý vi phạm ra cơ quan chức năng thì đại lý đó vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Bởi theo pháp luật hiện hành, có một số tội danh người phạm tội sẽ không chịu trách nhiệm hình sự nếu người bị hại không tố cáo, hoặc ban đầu có tố cáo nhưng sau đó rút đơn tố cáo. Tuy nhiên, tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản (Điều 174 - Bộ luật Hình sự) thì không nằm trong diện này.
Trên thực tế, việc điều tra, xác minh những trường hợp đại lý "ma", hợp đồng "ảo" rất phức tạp, mất nhiều thời gian, công sức. Doanh nghiệp bảo hiểm thường dựa vào tỷ lệ thu phí phí định kỳ (RYP) hoặc tỷ lệ duy trì hợp đồng (Persistency) năm thứ 2 để đánh giá. Vì nhiều lý do, trong đó phần nhiều liên quan đến uy tín thương hiệu, nên công ty bảo hiểm vẫn chưa công bố những chiêu trò này ra cơ quan chức năng.
Theo các chuyên gia, các hành vi trục lợi bảo hiểm cần phải được xử lý dứt điểm, với sự chung tay của toàn ngành, để giữ cho thị trường bảo hiểm được minh bạch, phát triển lành mạnh, bền vững.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.